Thường Xuyên Bị đau Nhức, Mỏi Chân Là Bệnh Gì? Làm Sao Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Đau, nhức mỏi chân là một phàn nàn phổ biến của tất cả mọi người. Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ ít nhất 1 lần bị đau chân. Vậy, đau mỏi chân có thể là dấu hiệu của bệnh gì hay không? Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Mục lục
Đau mỏi chân – Một tình trạng phổ biến
Đau nhức, mỏi chân là một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến và có những tác động tiêu cực đến chức năng thể chất và chất lượng cuộc sống của người mắc.
Theo nhiều báo cáo thống kê, ước tính có 17-30% dân số mắc bệnh đau chân, nhức mỏi hoặc cứng khớp. Trong đó, đau nhức chân thường xuyên phổ biến nhất là ở nữ giới, những người trên 50 tuổi (cứ 3 người thì lại có 1 người bị đau) và những người bị béo phì. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% người bị đau nhức khớp chân là dưới 45 tuổi.
Về mặt sức khỏe, chăm sóc chân thường bị xếp sau tim, mắt, răng và da
Chăm sóc chân, về mặt sức khỏe, vẫn bị xếp sau tim, mắt, răng, chăm sóc da và dinh dưỡng trong số chăm sóc sức khỏe các bộ phận khác nhau của cơ thể [2] . Do đó, các tài liệu dịch tễ học ít được chú ý hơn, mặc dù thực tế là tỷ lệ đau chân và các vấn đề liên quan là rất cao và phổ biến, đặc biệt là ở nhóm dân số lớn tuổi
Chân đau nhức là như thế nào?
Chân là hai chi dưới của cơ thể, nó giúp nâng đỡ cơ thể và mang lại một loạt các chuyển động. Mỗi chân được chia thành 5 vùng, gồm: chân trên, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân.
Chân được tạo thành bởi 3 xương dài là xương đùi, xương chày (xương ống chân) và xương mác. Ngoài ra, chân có còn xương bánh chè nằm ở phía trước đầu gối và 28 xương ở bàn chân. Hầu hết xương chân đều có phần nhô ra và rìa xương có thể sờ thấy được, chúng tạo thành các điểm mốc giải phẫu xác định mức độ của chân.
Khớp chân gồm hai khớp chính là khớp đầu gối và khớp cổ chân, ngoài ra còn có 30 khớp ở bàn chân.
Các cấu trúc khác ở chân gồm: dây chằng, dây thần kinh, bao hoạt dịch, sụn khớp (bao quanh hai đầu xương), sụn chêm (nằm đệm giữa xương chày và xương đùi), mạch máu, các cơ.
Khi bạn bị đau nhức chân, thì tức là một hoặc nhiều cấu trúc nào đó của chân đang gặp vấn đề. Tùy thuộc vào cấu trúc bị tổn thương và mức độ tổn thương mà mỗi người sẽ cảm nhận được cơn đau nhức khác nhau, chẳng hạn như:
- Đau chân do dây thần kinh sẽ có cảm giác như bị bắn, đâm hoặc cảm giác nóng. Đôi khi cơn đau trở nên sắc nét và đột ngột như bị điện giật. Những người bị đau chân do dây thần kinh thường rất nhạy cảm khi chạm và có thể bị đau do các kích thích mà thông thường sẽ không gây đau, chẳng hạn như cào nhẹ vào da.
- Đau chân do các bệnh lí về khớp thường có cảm giác đau âm ỉ hoặc nóng bỏng trong khớp, kèm theo đó có thể là hiện tượng sưng tấy, đỏ, cứng khớp, giảm phạm vi chuyển động chân, biến dạng khớp chân.
- Đau chân do tổn thương xương là cảm giác cực kì đau, nhức, khó chịu ở một hoặc nhiều xương. Nó khác với đau cơ hay đau khớp, cơn đau xương hiện diện ngay cả khi bạn không vận động.
- Đau chân do dây chằng thường xảy ra độ ngột và dữ dội, có một tiếng nổ lớn hoặc tiếng tách khi dây chằng bị thương, bạn sẽ bị sưng và có cảm giá lỏng lẻo ở khớp chân.
- .v.v.
Thường xuyên bị đau nhức, mỏi chân là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân đau nhức. Các nguyên nhân này có thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như vị trí đau. Có nguyên nhân được xác định rõ ràng, có nguyên nhân không. Dưới đây là một số nguyên nhân đau chân thường gặp theo vị trí đau:
Đau nhức xương chân
- Gãy, nứt xương do chấn thương
- Thiếu khoáng chất
- Ung thư xương
- Các bệnh làm rối loạn cung cấp máu cho xương như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Nhiễm trùng xương
- Bệnh bạch cầu
- Mang thai
- .v.v.
Đau nhức khớp đầu gối
- Thoái hóa khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh Gout hoặc giả gout
- Viêm khớp nhiễm trùng
- Bong gân, tổn thương dây chằng
- Căng cơ
- Viêm gân gối
- Rách sụn chêm
- Bệnh viêm lồi củ trước xương chày
- Trật khớp bánh chè
- Viêm bao hoạt dịch
- .v.v.
Đau khớp cổ chân
- Bong gân
- Trật khớp
- Thoái hóa khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm gân Achilles
- Đứt gân gót
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm khớp phản ứng
- Hội chứng đường hầm cổ chân
- .v.v.
Đau bàn chân
- Chấn thương do giẫm lên một vật cứng hoặc nhọn
- Gãy xương ngón chân
- Móng chân mọc ngược
- Thoái hóa khớp chân
- Viêm khớp dạng thấp
- Hội chứng đường hầm cổ chân
- Hội chứng bàn chân bẹt
- Viêm cân gan chân
- Viêm xương vừng bàn chân
- Viêm gân gót
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Loãng xương bàn chân
- Đi giày cao gót, giày dép không đúng size
- .v.v.
Đau khớp ngón chân
- Trật khớp
- Gãy xương ngón chân
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm mô tế bào
- Bệnh bunion
- Viêm burs ngón chân
- Bệnh gút hoặc giả gút
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Đi giày cao gót, giày dép không đúng size
- Bệnh vẹo ngón chân cái
- .v.v.
Cảnh báo dấu hiệu đau đau nhức chân nghiêm trọng
Đau nhức chân có thể chỉ nhẹ và không cần chăm sóc y tế, nhưng đôi khi, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề y tế nghiêm trọng. Vì thế, dưới đây chúng tôi đề cập tới một số tình huống để bạn có thể tự đánh giá tình trạng của mình, từ đó quyết định xem khi nào cần đi khám.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức
Nếu bạn có các triệu chứng dưới đây:
- Sưng tấy nghiêm trọng
- Đau nhức chân dữ dội
- Đỏ, sưng hoặc ấm khi chạm vào chân
- Có vết thương hở hoặc vết thương chảy mủ
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ: mẩn đỏ, ấm và đau ở vùng chân bị ảnh hưởng, sốt trên 37,8 độ C.
- Không thể đi bộ hoặc đặt trọng lượng lên chân
- Bị tiểu đường và có bất kỳ vết thương nào không lành hoặc sâu
- Chân bị biến dạng
Lên lịch đi khám
Nếu bạn có các triệu chứng:
- Sưng tấy mà không cải thiện chút nào sau 2-5 ngày điều trị tại nhà
- Đau dai dảng không cải thiện sau vài tuần
- Đau rát, tê hoặc ngứa ran, đặc biệt là ở hầu hết hoặc toàn bộ chân
Tự chăm sóc tại nhà
Nếu đau chân của bạn là do các chấn thương nhẹ, mang thai hoặc do lạm dụng chân quá mức, ví dụ: đi bộ quá nhiều, chạy, nhảy, thực hiện các động tác chân lặp đi lặp lại,…
Nếu sau vài tuần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà mà bạn vẫn bị tê cứng hoặc đau chân, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi hoạt động; hoặc nếu cơn đau lan rộng ra cả hai chân, bạn nên đi khám.
Nếu bạn bị tiểu đường, mang thai bạn cũng nên đi khám trước khi thử các biện pháp điều trị tại nhà.
Cách trị đau chân hiệu quả
Tự chăm sóc tại nhà
– Nghỉ ngơi. Trong những ngày đầu khi cơn đau cấp tính bùng phát, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động gây ra đau nhức chân, đặc biệt là: leo cầu thang, ngồi xổm, mang vác vật nặng,… Bạn cũng có thể chườm lạnh trong 2 ngày đầu sau khi chân bị thương nhẹ để hạn chế phù nề, sưng tấy, giảm viêm.
Sau 2-3 ngày, nếu cơn đau đã đỡ, bạn nên cố gắng di chuyển chân nhiều hơn và có thể bắt đầu duy trì lại các thói quen thường ngày (bao gồm cả việc đi học, đi làm) để tránh tình trạng cứng khớp. Sau khi chân đã đỡ sưng, viêm, bạn có thể tiến hành chườm nóng.
Đồng thời, lưu ý một chút khi vận động để hạn chế cơn đau mỏi, như:
- Khi leo cầu thang, hãy bắt đầu bằng chân không bị đau và bám vào tay vịn cầu thang (nếu có). Khi đi xuốnng, hãy bắt đầu bằng chân đau.
- Học cách nâng vật nặng đúng cách để hạn chế tình trạng đau khớp cổ chân, đầu gối.
– Nâng cao chân của bạn. Khi nghỉ ngơi, hãy kê chân trên một chiếc gối cao, sao cho chân cao hơn tim để hạn chế tình trạng đau, phù nề.
– Mang giày dép thoải mái. Đi giày cao gót, mang giày dép không đúng size (quá rộng hoặc quá chật) là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp bàn chân, cổ chân. Vì thế, bạn nên hạn chế đi giày cao gót và chọn cho mình những đôi giày phù hợp với chân của mình. Đừng nên chọn giày chỉ vì chúng thời trang.
Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải đi giày cao gót thường xuyên, hãy lựa chọn những đôi giày có đế lớn và chiều cao phù hợp, đừng nên chọn giày quá cao. Trong thời gian làm việc, bạn nên dành một số khoảng thời gian để tháo giày ra cho chân nghỉ ngơi và tiến hành xoa bóp chúng để máu được lưu thông tốt hơn.
Để đeo giày không bị đau chân, bạn nên lựa chọn những đôi giày được thiết kế để tạo sự thoải mái. Đó thường là những đôi giày thể thao chuyên dụng, có đế và miếng lót được thiết kế giúp hỗ trợ tốt nhất cho chân. Khi đi chọn giày, bạn nên mang theo tất mà bạn định đi cùng với giày và đi thử trên nhiều bề mặt khác nhau để xem cảm giác của chân như thế nào.
– Điều chỉnh tư thế. Việc thực hành tư thế đúng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau xương khớp toàn thân, từ đau nhức chân tới cả đau nhức cánh tay, vai gáy. Tư thế đúng bao gồm việc rèn luyện cơ thể của bạn để đứng, đi, ngồi và nằm ở những vị trí ít bị căng cơ, dây chằng nhất và hạn chế áp lực lên hệ thống xương khớp.
- Tư thế ngồi đúng: ngồi thẳng lưng và vai ưỡn ra, mắt nhìn thẳng, đầu giữ ở vị trí trung lập, mông chạm vào lưng ghế, phân bố đều trọng lượng lên cả hai mông. Nếu phần tựa ghế không phù hợp với độ cong sinh lý của cột sống, bạn có thể để một chiếc gối nhỏ ở phần sau lưng dưới. Hai bàn chân song song đặt dưới mặt sàn hoặc trên một chiếc ghế con; đầu gối bằng hoặc thấp hơn hông một chút và tạo thành một góc khoảng 90 độ. Nếu ngồi ghế xoay, không vặn thắt lưng khi ngồi, thay vào đó hãy xoay toàn bộ cơ thể.
- Tư thế đứng đúng: Đứng thẳng vào cao, vai ưỡn, bụng hóp, tai thẳng hàng với mỏm vai, không đẩy đầu về phía trước, phía sau hoặc sang một bên. Hai chân song song rộng bằng vai. Tay buông tự nhiên hai bên hông. Trọng lượng dồn đều lên phần mu dưới hai bàn chân. Nếu phải đứng trong thời gian dài, thỉnh thoảng bạn nên chuyển trọng lượng từ ngón chân sang gót chân và từ chân này sang chân kia.
– Mát-xa chân. Mát-xa là một trong những phương pháp giúp giảm đau khớp chân hiệu quả và cải thiện tuần hoàn. Bạn có thể tự xoa bóp hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Nếu xoa bóp lòng bàn chân, trong khi xoa bóp có thể sử dụng thêm dầu mát-xa để giúp bôi trơn da, giúp mát-xa dễ dàng hơn. Các sản phẩm như con lăn chân cũng có thể giúp xoa bóp bàn chân và giảm đau tốt.
– Uống thuốc giảm đau. Có một số loại thuốc không kê đơn mà bạn có thể thử để giảm đau nhức chân. Chẳng hạn như:
- Acetaminophen (Paracetamol)
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen.
Bạn có thể cần dùng những loại thuốc này trong vài tuần để giảm hoàn toàn tình trạng viêm, đau mỏi khớp chân.
– Bôi thuốc giảm đau tại chỗ. Ngoài việc sử dụng thuốc uống, thuốc tại chỗ cũng là một cách giúp giảm đau mỏi chân tay. Đây là các loại thuốc có dạng bôi, miếng dán hoặc gel. Chúng có chứa một số thành phần như tinh dầu bạc hà, bạch đàn hay salicylat hoặc chất P để giảm đau. Một số loại thuốc tại chỗ không kê đơn mà bạn có thể thử là:
- Cao dán salonpas
- Gel Voltarel
- Gel salonpas
- Thuốc bôi giảm đau khớp Banterin Kowa EX
- .v.v.
– Sử dụng Khương Thảo Đan. Viên uống Khương Thảo có chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên cùng hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền và collagen type II không biến tính, giúp hỗ trợ giảm đau khớp, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khương Thảo Đan là gì? Tổng hợp câu hỏi thường gặp về Khương Thảo Đan
– Tập các bài tập giúp giảm đau. Có những bài tập riêng biệt được thiết kế để giúp giảm tình trạng đau mỏi chân, tăng độ linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài tập này trên internet rồi lựa chọn bài tập phù hợp cho mình.
➤ Xem thêm: TOP 5+ các bài tập giảm đau vai gáy tại nhà dễ thực hiện
– Tập thể dục hàng ngày. Vận động thể chất là cách tốt nhất và đơn giản nhất để giúp cho hệ thống xương được chắc khỏe, giữ cho khớp được linh hoạt, bao khớp và sụn khớp được nuôi dưỡng,… Đồng thời, nó còn giúp bạn giữ được một trọng lượng khỏe mạnh, hạn chế áp lực lên chân, từ đó hạn chế bệnh đau chân.
– Uống đủ nước mỗi ngày. Nước có vai trò quan trọng cho sự sống của con người. Đối với xương và khớp, nước giúp:
- Vận chuyển dinh dưỡng để nuôi dưỡng xương, sụn, khớp,…
- Kích thích bao hoạt dịch tiết hoạt dịch khớp, làm cho khớp trở nên linh hoạt
- Là thành phần chính của sụn, giúp làm mềm sụn
- .v.v.
Vì thế, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Bao gồm cả các loại nước từ trái cây, rau xanh.
– Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống không giúp điều trị đau mỏi chân. Nhưng nó giúp bạn có một có thể khỏe mạnh để đối phó với bệnh tật và cung cấp “nguyên liệu” để thúc đẩy quá trình chữa lành. Vậy nên, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, đặc biệt chú ý tới một số loại thực phẩm tốt và không tốt cho xương khớp hay sức khỏe nói chung.
➤ Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?
Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện điều trị dau khớp chân tại nhà. Đặc biệt trong việc sử dụng thuốc.
Điều trị y tế
Có nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh đau nhức chân, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ trao đổi và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Một số phương pháp điều trị y tế cho đau mỏi khớp chân là:
– Thuốc. Các loại thuốc này có nhiều loại và ở nhiều dạng khác nhau, như dạng uống, bôi ngoài da, tiêm.
- Thuốc dạng uống kê đơn: thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc opioid; thuốc steroid; thuốc chống trầm cảm; thuốc chống thấp khớp;…
- Thuốc tiêm: hyaluronic axit, steroid, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), tế bào gốc;…
- Thuốc ngoài da: thuốc chống viêm không steroid (NSAID); sản phẩm lidocain đậm đặc tại chỗ;…
– Châm cứu. Châm cứu là một phương pháp điều trị đã có từ lâu đời và ngày nay, nó được chứng minh là mang lại hiệu quả giảm đau cho nhiều tình trạng đau mãn tính, bao gồm cả đau xương chân, đau nhức xương bàn chân, đau khớp cổ chân, đau khớp ngón chân,…
Để tiến hành châm cứu, bạn nên tới các cơ sở Đông Y uy tín hoặc các bệnh viện y học cổ truyền trên cả nước. Lưu ý rằng, cần chọn các cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, thầy thuốc được đào tạo chuyên môn và có giấy phép hành nghề. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho châm cứu.
– Vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể được chỉ định như một phương pháp điều trị độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau và các chuyên gia sẽ là người quyết định xem bạn cần sử dụng phương pháp nào, điều trị trong bao lâu.
– Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả; hoặc bạn bị đau chân do chấn thương, phải phẫu thuật để sửa chữa lại khớp hoặc xếp lại xương.
Song song với việc dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu, việc thay đổi lống sống của là một phần của việc điều trị đau mỏi chân, đau khớp. Bác sĩ sẽ là người gợi ý cho bạn về việc thay đổi này hoặc bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc thay đổi.
Kết luận
Đau nhức chân là một hiện tượng thường gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có những nguyên nhân nhẹ và chỉ cần tự điều trị tại nhà, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh lý cần điều trị y tế. Vì thế, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ tình trạng đau mỏi chân của mình là nghiêm trọng.
Từ khóa » Vì Sao Nhức Chân
-
Thường Xuyên đau Nhức Chân Tay Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
-
Các Nguyên Nhân Khiến Chân Bạn Bị đau | Vinmec
-
Đau Nhức Bắp Chân Về đêm - Dấu Hiệu Cảnh Báo Sức Khỏe Cần Lưu ý
-
Đau Nhức Chân Về đêm Do đâu? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Nhức Chân Tay Và Các Cách điều Trị Hiệu Quả Tại Nhà | Hapacol
-
Nhức Mỏi Chân Tay Là Bệnh Gì? - Website Chính Thức Của Omron Tại ...
-
Đau Nhức Chân Trái – Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đau Nhức Từ Mông Xuống Bắp Chân Là Bệnh Gì
-
Đau Nhức Trong Xương ống Chân Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
-
Bị đau Nhức Xương ống Chân Phải Làm Gì? | TCI Hospital
-
Nhức Mỏi Chân Tay : Nguyên Nhân, Chế độ Dinh Dưỡng Hiệu Quả Và ...
-
Nhức Mỏi Tay Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị
-
Đau Nhức Xương Tăng Trưởng ở Trẻ
-
Đau Chân, Coi Chừng Bệnh Mạch Máu