Đau Nhức Mỏi Toàn Thân Là Do đâu? Các Biện Pháp Cải Thiện Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn bất kỳ ai trong số chúng ta đây cũng đã từng trải qua cảm giác đau nhức toàn thân, nhất là sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đó lại là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Vậy có những biện pháp nào có thể cải thiện bệnh hiệu quả? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Thế nào là đau nhức mỏi toàn thân?
- Các triệu chứng thường gặp khi bị nhức mỏi toàn thân
- Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Đau nhức toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?
- Tâm lý bất ổn
- Cơ thể bị thiếu nước hoặc thừa nước
- Thiếu ngủ hoặc mất ngủ
- Tác dụng phụ của thuốc
- Đau cơ xơ hóa
- Nhiễm trùng và virus
- Hạ kali trong máu
- Viêm phổi
- Hội chứng đau mỏi mãn tính (CFS)
- Viêm khớp, đau nhức xương khớp
- Biện pháp điều trị nhức mỏi toàn thân hiệu quả
- Chế độ dinh dưỡng khoa học
- Tập luyện thể dục thường xuyên
- Sử dụng một số loại thuốc Tây y
- Phương pháp điều trị liệu pháp
- Sử dụng máy massage xung điện của Omron
- Phòng ngừa những cơn đau nhức toàn thân như thế nào?
Thế nào là đau nhức mỏi toàn thân?
Nhức mỏi toàn thân là một tình trạng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do đau cơ, viêm cơ hoặc do cơ thể bị căng thẳng trong một khoảng thời gian dài. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, liên tục từ một vị trí và lan ra khắp toàn thân hoặc chỉ xuất hiện chốc lát và giảm dần sau vài ngày. Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi, khó cử động và không muốn làm bất kỳ việc gì khác, đồng thời khiến cho chất lượng công việc của bạn giảm xuống đáng kể.
Nguyên nhân của tình trạng nhức mỏi có thể xuất phát từ lối sống không lành mạnh hoặc do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn. Những cơn đau có thể giảm nhanh mà không cần uống thuốc hay can thiệp y tế. Tuy nhiên đối với một số người bị nhức mỏi toàn thân, đặc biệt là những cơn đau kéo dài, âm ỉ thì đó lại có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn phải chú ý đến sức khỏe của bản thân và không được phép chủ quan trước tình trạng này.
Các triệu chứng thường gặp khi bị nhức mỏi toàn thân
Người bị nhức mỏi toàn thân thường cảm thấy các cơ đau nhức, đau ở một vị trí rồi lan ra khắp cơ thể. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng điển hình như sau:
- Cơn đau âm ỉ toàn thân diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài.
- Cơ thể mệt mỏi, không muốn hoạt động làm việc, cảm giác kiệt sức như có vật nặng đè lên cơ thể.
- Có cảm giác rùng mình, ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân; lạnh dọc khắp cơ thể mặc dù thời tiết đang rất nóng, đặc biệt là lạnh ở bàn tay và bàn chân.
- Thân nhiệt cơ thể thay đổi bất thường, có lúc nóng có lúc lạnh.
- Đau nhức đột ngột không rõ nguyên nhân, đặc biệt là đau đầu, đau họng, đau cơ,…
- Có thể tím bầm ở một số vị trí, đặc biệt là ở tay, chân, khi chạm vào bộ phận nào cũng thấy đau. Đau khu trú tại một vị trí hay lan tỏa ra toàn thân với mức độ tăng dần từ nhẹ tới nặng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong đa số các trường hợp thì đau nhức toàn thân là một biểu hiện bình thường của cơ thể, nhất là sau khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, khi cơn đau không có xu hướng thuyên giảm ngay cả khi bạn đã uống thuốc giảm đau thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu có những triệu chứng sau:
- Đau nhức dữ dội, kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Đau kèm với sốt cao hoặc sốt dai dẳng.
- Yếu cơ hoặc khả năng vận động bị giảm đi đáng kể.
- Khó nuốt khi ăn, uống, khó thở và hay bị chóng mặt, tụt huyết áp.
- Có thể bị phù ở một số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là phù ở những chi dưới.
- Đau không giảm hoặc giảm rất ít khi đã sử dụng các loại thuốc giảm đau.
- Đau có kèm theo tình trạng sưng tấy giống như vết cắn của côn trùng, trường hợp nặng còn có thể kèm theo phát ban.
- Đau nhiều hơn sau khi sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh lý khác.
- Đau tức ngực, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng và thị lực kém dần đi.
- Có thể ngất xỉu, co giật và mất ý thức.
- Buồn nôn hoặc nôn, chán ăn.
- Thiếu ngủ hoặc mất ngủ liên tục trong một thời gian dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần và khả năng tập trung.
Đau nhức toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của tình trạng đau nhức khắp cơ thể chủ yếu là do thói quen không tốt trong sinh hoạt và lao động. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình của tình trạng nhức mỏi toàn thân mà bạn cần phải lưu ý:
Tâm lý bất ổn
Khi bị căng thẳng, cơ bắp của bạn sẽ có xu hướng căng lên và giải phóng trở lại sau khi được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress do công việc thì các cơ có thể không có cơ hội được thư giãn. Cơ bắp bị căng gây đau đầu, đau lưng, vai và đau có thể lan rộng ra khắp cơ thể.
Cơ thể bị thiếu nước hoặc thừa nước
Bạn biết đó, nước là thành phần thiết yếu cho hoạt động của tế bào. Thiếu nước, cơ thể không thực hiện được nhiều quá trình quan trọng trao đổi chất như thở và tiêu hóa. Mất nước kéo dài sẽ kéo theo mất một lượng chất điện giải (chủ yếu là kali, canxi, sắt,…) và nhiều vitamin. Hậu quả tất yếu là cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, chuột rút,…
Thừa nước làm cho các cơ bị sưng và chèn ép vào các dây thần kinh. Đó là nguyên nhân làm xuất hiện cơn đau tại chỗ và đau có thể lan ra toàn thân. Dấu hiệu điển hình cho trường hợp này là chuột rút ở bắp chân, bắp tay hay các cơ. Ngoài ra, khi người bệnh mắc phải một số bệnh lý như suy tuyến giáp, bệnh suy tim, xơ gan, bệnh suy dinh dưỡng nặng, bệnh thận, suy tĩnh mạch,… thì cũng có tình trạng tích tụ nước bên trong cơ thể và gây nên những cơn đau nhức khó chịu.
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể (từ 1,5 – 2L nước/ngày) sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và góp phần cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.Thiếu ngủ hoặc mất ngủ
Ngủ được coi là liều thuốc thần kỳ giúp cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Khi ngủ không đủ giấc, không sâu giấc hoặc mất ngủ thì chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời cơ thể sẽ bị uể oải, mệt mỏi và giảm sức đề kháng. Vì vậy, hãy luôn chăm sóc cho giấc ngủ của bạn, ngủ đủ và sâu giấc mỗi ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo, đồng thời các cơn đau nhức toàn thân cũng được thuyên giảm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có khả năng gây tác dụng phụ cho cơ thể như đau cơ hay đau nhức toàn thân sau một thời gian sử dụng. Điển hình là các loại thuốc như statin, thuốc điều trị huyết áp cao, nhóm thuốc kháng histamin H1, thuốc chống trầm cảm,… khi sử dụng sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và đau nhức khó chịu. Nếu đau nhức cơ thể kéo dài và không thuyên giảm sau khi ngừng sử dụng các loại thuốc này thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Đau cơ xơ hóa
Mỏi cơ và đau nhức cơ thường xuất hiện khi cơ bị xơ hóa. Những cơn đau này thường liên quan chặt chẽ đến hệ thống thần kinh trung ương. Nếu tình trạng mỏi và đau cơ kéo dài thì rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm cơ kèm theo viêm khớp, đồng thời bệnh còn có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị.
Nhiễm trùng và virus
Nguyên nhân của đau nhức khắp cơ thể có thể xuất phát từ việc bạn nhiễm virus, vi khuẩn như cúm hay đặc biệt là virus Corona (một loại virus vô cùng nguy hiểm mức độ lây lan nhanh chóng và triệu chứng bệnh quan trọng là nhức mỏi toàn thân kéo dài). Các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch đi đến chỗ tổn thương và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Chính vì vậy mà bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức ê ẩm và kéo dài.
Nếu có triệu chứng đau nhức toàn thân kèm theo ho và sốt thì bạn nên thực hiện cách ly y tế đúng cách theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.Hạ kali trong máu
Kali là một cation quan trọng trong số các chất điện giải cần thiết cho cơ thể, có công dụng giúp cho cơ trơn và cơ vân được co bóp dễ dàng. Đồng thời, Kali cũng đóng vai trò chủ lực trong việc dẫn truyền xung động thần kinh, hoạt động của Enzyme và chức năng của màng tế bào. Nếu Kali máu hạ xuống thấp hơn so với mức bình thường (3,5 mmol/L) sẽ gây ảnh hưởng các dây thần kinh và cơ bắp toàn cơ thể. Điều đó khiến cơ thể bị nhức mỏi và có thể kèm theo chuột rút ở bắp chân.
Viêm phổi
Khi bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi thì cơ thể không có đủ Oxy đi đến tất cả các mô. Thiếu oxy làm cho các tế bào hồng cầu không được sản sinh và vận chuyển đến tất cả các mô trong cơ thể, đồng thời các cơ quan hoạt động kém hiệu quả và gây đau nhức, mệt mỏi khắp người.
Hội chứng đau mỏi mãn tính (CFS)
CFS là những rối loạn đặc trưng bởi sự mệt mỏi, yếu sức, khó chịu của cơ thể. Biểu hiện điển hình của hội chứng này là mệt mỏi, khó tập trung vào một việc, đau đầu, đau cơ, đau khớp, khó ngủ, các rối loạn tâm lý, đau họng, sốt nhẹ. Người mắc phải hội chứng CFS thì tình trạng mệt mỏi kéo dài, dễ tái phát và không đỡ khi nghỉ ngơi. Vào giai đoạn mà mệt mỏi đỉnh điểm, người bệnh cảm thấy đau toàn cơ thể kèm theo một số triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Viêm khớp, đau nhức xương khớp
Đau nhức, mệt mỏi chính là một trong những biểu hiện phổ biến ở người mắc bệnh về xương khớp. Viêm khớp do dịch tiết quá ít, không bôi trơn quanh khớp, quá trình mài mòn sụn khớp có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh. Đau mỏi xảy ra thường xuyên ở các khớp (đầu gối, cổ tay, cổ chân, cổ…). Triệu chứng điển hình của bệnh là khó khăn trong việc đi lại, vận động, ấn vào một số vị trí sẽ cảm thấy đau hay thường xuyên có cảm giác tê bì chân tay.
Biện pháp điều trị nhức mỏi toàn thân hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bạn hãy chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước và bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như: hải sản, các loại hạt ngũ cốc, nấm,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm như: thức ăn nhiều muối, đồ ngọt, cafe, trà xanh, đồ uống có cồn, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ,…
Tập luyện thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng cơ thể, tránh bị chấn thương khi vận động mạnh và sai tư thế. Các nghiên cứu đã chỉ ra, tập thể dục làm giảm cơn đau hiệu quả, giúp khớp linh hoạt và làm tinh thần thoải mái hơn.
Sử dụng một số loại thuốc Tây y
Nếu các cơn đau không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như: Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen,… Đây đều là những loại thuốc làm giảm đau và đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp đau nhức xương khớp. Tuy nhiên nếu sau khi sử dụng mà tình trạng đau nhức vẫn không được cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, người bệnh nên tham khảo ý kiến của dược sĩ và chuyên gia y tế trước khi sử dụng các loại thuốc trên.Phương pháp điều trị liệu pháp
Hiện nay, điều trị liệu pháp là phương pháp được nhiều người tin dùng để cải thiện tình trạng nhức mỏi toàn thân. Vì biện pháp này có công dụng giúp lưu thông lượng máu đến các cơ, xương khớp. Một số biện pháp điều trị liệu pháp phổ biến hiện nay có thể kể đến là châm cứu và bấm huyệt.
Châm cứu tại các huyệt giúp làm giảm nhẹ tình trạng đau nhức, đồng thời giúp tinh thần thư giãn và thoải mái hơn. Ở mỗi vùng đau khác nhau thì sẽ có cách châm cứu hay bấm huyệt khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý thực hiện châm cứu tại nhà mà cần đến cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
Sử dụng máy massage xung điện của Omron
Mát – xa luôn là một biện pháp đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả trong việc điều trị những cơn đau nhức xương khớp và nhức mỏi toàn thân. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ kinh tế và thời gian để đến các spa thì máy massage Omron là sự lựa chọn hoàn hảo với những tính năng vượt trội và đáng kinh ngạc.
Máy massage Omron phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi đối tượng khác nhau. Máy massage có nhiều chương trình được cài đặt sẵn ở các chế độ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, Omron còn có thể mát – xa ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như vai gáy, cổ, chân tay, lưng, lòng bàn chân,…
Do máy có thiết kế nhỏ gọn nên bạn có mang đi mọi nơi, đặc biệt là khi đi công tác hoặc du lịch xa nhà. Khi sử dụng bạn có thể điều chỉnh tốc độ massage tùy thuộc nhu cầu với các động tác đơn giản. Máy có tuổi thọ điện cực rất cao nên có thể bạn có thể yên tâm sử dụng trong một thời gian dài và việc vệ sinh máy cũng cực kỳ đơn giản. Máy massage xung điện của Omron được thiết kế với màn hình LCD cho phép người dùng có thể theo dõi cường độ cũng như thời gian sử dụng máy dễ dàng.
Việc sử dụng máy massage Omron với xung điện nhẹ nhàng giúp bạn giảm đau hiệu quả và thư giãn giống như được chăm sóc tại Spa. Ngoài công dụng giảm đau hiệu quả thì nó còn giúp tuần hoàn được lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa bệnh teo cơ ở người già cũng như ở những bệnh nhân bị tê liệt.
Với giá cả phải chăng cũng và công dụng giảm đau hiệu quả, đây có lẽ là sản phẩm tuyệt vời để phục vụ sức khỏe của bản thân cũng như là món quà để dành tặng người thân, bạn bè. Mọi chi tiết về sản phẩm, bạn đọc vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY.
Phòng ngừa những cơn đau nhức toàn thân như thế nào?
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn có thể phòng ngừa cơn đau nhức hiệu quả:
- Tập thể dục đều đặn ở mức phù hợp và giữ tinh thần thoải mái nhất.
- Bổ sung canxi và vitamin cho cơ thể từ sữa, rau dền hay các loại thực phẩm chức năng,…
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu,…
- Bổ sung từ 1,5 – 2L nước mỗi ngày cho cơ thể.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế ngồi trong điều hòa quá lâu vì khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
- Thường xuyên tắm nước nóng đề cơ thể được thư giãn và khí huyết lưu thông tốt hơn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi đối mặt với tình trạng đau nhức toàn thân cũng như có đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và người thân. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe thật tốt, nhất là trong thời buổi dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/319985
- https://www.healthline.com/health/body-aches
- https://khealth.com/learn/fatigue/body-aches/
Từ khóa » đau Cơ Toàn Thân Là Bệnh Gì
-
Đau Nhức Toàn Thân Có Nguy Hiểm Không? - Hapacol
-
Đau Nhức Toàn Thân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Đau Nhức Toàn Thân Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Người Mệt Mỏi đau Nhức Toàn Thân Là Bệnh Gì? • Hello Bacsi
-
Đau Nhức Cơ Thể: 13 Nguyên Nhân Có Thể Xảy Ra - Vinmec
-
Đau Nhức Toàn Thân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Doctor
-
Đau Nhức Toàn Thân Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Đau Nhức Xương Khớp Toàn Thân Cảnh Báo Bệnh Gì Và Cách điều Trị
-
Đau Nhức Toàn Thân
-
Đau Cơ Là Gì? 7 Cách Giảm đau Nhức Cơ Bắp Hiệu Quả | ACC
-
Hội Chứng đau Xơ Cơ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhức Mỏi Toàn Thân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
ĐAU NHỨC TOÀN THÂN - ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU
-
Đau Cơ Là Gì? Những Loại đau Cơ Thường Gặp - Pacific Cross Vietnam