ĐẬU SĂNG- HÌNH ẢNH,TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI ...

                 ĐẬU SĂNG

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Cajanus cajan (L.) Millsp. Họ: Đậu (Fabaceae)

Tên khác: Đậu chiều, Đậu cọc rào, Đậu chè, Mộc đậu.

Cách trồng: Trồng bằng hạt. Mùa gieo hạt vào tháng 2-3. Chỉ cần đào hốc, gieo hạt và lấp đất lại, tưới ẩm. Khi cây lớn, xới quanh gốc, làm cỏ và tưới nước phân, nước tiểu pha loãng.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Hạt, lá, rễ.

           Dùng hạt: Hái quả về phơi khô, bóc vỏ, chỉ dùng hạt.

           Lá : Dùng lá tươi hoặc phơi khô.

Rễ: Dùng tươi hoặc phơi khô.

          Tác dụng và liều dùng: Chữa sốt, ban chẩn, giải độc, tiêu phù thũng, hay đi tiểu đêm.

          Liều dùng: 10g-20g/ngày dạng thuốc sắc.

Bài thuốc sử dụng:

Bài 1:Trẻ em bị ban sởi, sốt:

 Hạt đậu săng khô 10g-20g/ngày sắc uống thay nước uống.

Hoặc dùng bài thuốc sau(Thừa kế LY Phạm Hiệp- An Nghiệp, Tuy An):   

Hạt đậu săng(sao vàng) 100g, Cây ngò( tươi, rửa sạch, thái nhỏ) 100g,  sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Chữa cảm sốt, mụn nhọt, trẻ em ho, viêm họng:

Rễ đậu săng 15g, Sài đất 10g, Kim ngân hoa 10g, sắc uống ngày 1 thang.   

Hoặc dùng bài sau(Thừa kế LY Nguyễn Hữu Lộc-Hòa Vinh, Đông Hòa):       

Đậu săng(thân sao vàng, lá sao sơ) 8-12g, Cây cam đục(thân sao vàng, lá sao sơ) 8-12g, Rau má 6g, Bồ ngót 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Chữa đái tháo đường:

Thường xuyên ăn hạt đậu săng và rau khoai lang đỏ. Đồng thời dùng quả chuối hột xanh 30g sắc uống hàng ngày.

     

Từ khóa » Công Dụng Lá đậu Săng