Vị Thuốc Từ Cây đậu Săng

Cách bào chế:Hạt: Thu hái khi đã chín khô trêncây; Lá: Dùng tươi hay phơi, sấy khô; Rễ: Đào về rửa sạch, thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.

Theo Đông y, đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch. Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng và chứng hay đái đêm. Hạt cũng dùng như rễ; còn dùng chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt. Lá dùng để gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu, đun nước tắm trị bệnh ngoài da và cũng dùng uống trị lỵ.

Những bài thuốc chữa bệnh từ đậu săng

Trị cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho:15g rễ đậu săng, sài đất và kim ngân hoa (mỗi vị 10g), sắc nước uống.

Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy:Dùng lá đậu săng 100g, lá bạc hà 100g, củ bồ bồ 100g, hoa kinh giới 100g, trần bì lâu năm 100g, lức cây 100g, hương phụ sao 100g, hậu phác sao 100g, củ sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2 - 3 lần.

Trị ho, cảm, cổ họng sưng đau:Dùng bột rễ đậu săng, bột rễ xạ can, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt đậu săng sao vàng sắc uống.

Giải khát, thanh nhiệt: Rang đậu săng cho vàng rồi nấu nước uống.

Trẻ em sốt, thức đêm khóc (vì mọc răng), viêm nướu: Hái 5 - 7 lá đậu săng (mặt trên đã chuyển màu tím thẫm) rửa sạch, cho vào ½ thìa cà phê muối, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống.

Người cao tuổi chảy máu cam, đau nhức răng hàm: Hái 10 lá đậu săng rửa sạch, cho vào 1 muỗng muối, giã nhuyễn, ngậm bã, nuốt nước. Sau 5 phút sẽ có tác dụng.

Bác sĩ Lê Hoài Nam

Công dụng của đậu săng Đậu săng thường mọc hoang, hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà. Loài cây này giúp những người ở vùng thôn quê chữa một số bệnh.
Công dụng của đậu săng
Cây đậu săng - Ảnh: T.X.Chi

Đậu săng còn gọi là đậu cọc rào, cây cao từ 1 - 3 m, lá kép mọc so le, cành có những đường nổi dọc. Hoa màu hơi vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài đầu nhọn, hơi có lông. Mùa hoa quả có từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Đậu săng thường mọc hoang dại hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà ở thôn quê, hay mọc ở ven triền núi. Loại cây này chịu đất xốp ẩm.

Theo đông y, đậu săng có vị đắng, tính mát, thông hô hấp, giúp tiêu hóa, lưu thông máu, chữa cảm mạo, ban sởi cho trẻ em, giải độc... Bộ phận dùng làm thuốc thường là rễ, lá, hạt và thân cây. Hạt cũng dùng như rễ, nhưng còn có tác dụng chữa ho, cảm, đau mỏi, nhức xương khớp, giảm phù ứ nước chưa rõ nguyên nhân.

Một số bài thuốc đậu săng kết hợp với các vị thuốc đông y khác dùng trong chữa bệnh như sau:

- Chữa ho, cảm sốt, mụn nhọt và sởi trẻ em, ta dùng rễ đậu săng 15 gr, cùng sài đất, kim ngân hoa (mỗi thứ 10 gr), đem nấu lấy nước uống.

- Chữa ban sởi có kèm theo rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy thì dùng lá đậu săng 100 gr, lá bạc hà 100 gr, hoa kinh giới 100 gr, trần bì lâu năm 100 gr, củ sả 100 gr, củ bồ bồ 100 gr, hương phụ sao 100 gr, lức cây 100 gr, hậu phác sao 100 gr. Tất cả các vị thuốc trộn chung tán thành bột thật nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng nhỏ (với trẻ em thì uống nửa liều), mỗi ngày uống 2-3 lần.

- Chữa ho, sốt cảm, vòm họng viêm đau, ta dùng hạt đậu săng sao vàng sắc nước uống. Hoặc dùng cách khác: rễ đậu săng tán bột, và bột rễ xạ can, thêm một ít phèn chua hòa nước sôi để nguội cho vào miệng ngậm, rà sát vùng họng (tuyệt đối không được nuốt).

- Để giải nhiệt, ta dùng lá đậu săng sao vàng sắc nước uống. Lá đậu săng còn dùng nấu nước tắm khi bị ghẻ ngứa và bệnh viêm da gây ngứa. Đậu săng được người dân ở vùng nông thôn trồng, bảo quản rất tốt và được xem như một cây thuốc rất quý trong gia đình, nhất là đối với những trẻ em nghèo.

BS Trang Xuân Chi

Từ khóa » Công Dụng Lá đậu Săng