Đầu Số Cmnd Các Tỉnh Thành Việt Nam Cập Nhật 2020 | Khởi Nguyên

ShareTweetPin 5 / 5 ( 1 bình chọn )

Chứng minh nhân dân (viết tắt: CMND, trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh[1]) là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất.

Bắt đầu từ năm 2016, Chứng minh nhân dân chính thức được thay bằng Căn cước Công dân.

chung-minh-nhan-dan

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Đặc điểm của CMND
  • 2 Đối tượng được cấp CMND
    • 2.1 Những người tạm thời chưa được cấp CMND
  • 3 đầu số CMND các tỉnh thành Việt Nam
    • 3.1 Mã tỉnh/thành phố của số CMND cũ
    • 3.2 Căn cước công dân là gì?
  • 4 Thiết kế căn cước công dân
  • 5 Số thẻ Căn cước công dân 

Đặc điểm của CMND

Tất cả các CMND được cấp mới hiện tại có đặc điểm sau:

Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam thống nhất toàn quốc, có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa trong. Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

  • Mặt trước, ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp CMND cỡ 20×30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: chữ “Giấy chứng minh nhân dân” (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi thường trú…
  • Mặt sau: trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Mẫu mới này có một số điểm khác với mẫu CMND cũ như kích thước quốc huy, kích thước ảnh, mã vạch, tên cha mẹ v.v… Các chứng minh thư cũ vẫn có giá trị sử dụng tới ngày hết hạn.

Bộ Công An Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân) trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.

Đối tượng được cấp CMND

Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên được cấp CMND.

Những người tạm thời chưa được cấp CMND

Là những người dưới 14 tuổi, hoặc trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND, người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.

đầu số CMND các tỉnh thành Việt Nam

Tại Việt Nam, số CMND là một số 9 chữ số. Các đầu số khác nhau được chia cho các cơ quan công An của các tỉnh thành khác nhau. Vì vậy, số CMND không nhất thiết là cố định đối với mỗi người. Nếu chuyển hộ khẩu hoặc thay đổi địa chỉ thường trú tới tỉnh/thành phố khác và cần cấp lại CMND, số CMND mới sẽ có đầu số hoàn toàn khác. Việc này gây ra rất nhiều phiền toái đặc biệt là khi số CMND được sử dụng trong rất nhiều tài liệu như Đăng ký nhà, ô tô, xe máy, đăng ký kinh doanh, hộ chiếu, hộ khẩu v.v…

Về nguyên tắc, số CMND là duy nhất. Tuy vậy, năm 2007 đã xảy ra trường hợp hi hữu là có tới 50000 số CMND thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị trùng với tỉnh Đồng Nai. Đây là các số CMND thuộc dải số từ 271450001 đến số 271500000. Nguyên nhân do dải số trên được cấp cho Bà Rịa – Vũng Tàu khi thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo năm 1979 nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục sử dụng.

Mã tỉnh/thành phố của số CMND cũ

ma-so-cmnd

Nguồn: vi.wikipedia.org

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân (viết tắt: CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.[1] Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Thiết kế căn cước công dân

Mặt trước của thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin bằng tiếng Việt (có ngôn ngữ phụ là tiếng Anh):

  • Ảnh người được cấp.
  • Số thẻ.
  • Họ và tên khai sinh.
  • Tên gọi khác.
  • Ngày, tháng, năm sinh.
  • Giới tính.
  • Dân tộc.
  • Quê quán.
  • Nơi thường trú.
  • Ngày, tháng, năm hết hạn.

Mặt sau thẻ có:

  • Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
  • Vân tay Ngón trỏ, đặc điểm nhân diện của người được cấp thẻ;
  • Ngày, tháng, năm cấp thẻ;
  • Họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ;
  • Dấu của cơ quan cấp thẻ.

Số thẻ căn cước công dân đồng thời cũng là số định danh cá nhân. Mỗi công dân sẽ được cấp một mã số định danh cá nhân riêng, không lặp lại. Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thẻ_Căn_cước_Công_dân

Số thẻ Căn cước công dân 

Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân đã quy định số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

the-can-cuoc

Nguồn: vi.wikipedia.org

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về số CMND cũng như thẻ căn cước. Hi vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rỏ hơn về thông tin cần nắm.

Từ khóa » Số Chứng Minh Nhân Dân Của Các Tỉnh