Dâu Tằm Là Gì?Tìm Hiểu Về Cây Dâu Tằm Nổi Tiếng ở Việt Nam

Dâu tằm là loại quả phổ biến tại Việt Nam. Không biết chúng có công dụng thần kỳ gì không mà gia đình nào cũng trồng vài cây sau vườn, lại ngâm thêm bình rượu dâu dùng vào mùa hè? Hãy cùng xem bài viết này của chúng tôi nhé.

1.Tìm hiểu về cây dâu tằm

Cây dâu tằm thuộc họ dâu tằm, tên khoa học là Morus alba L, còn có tên gọi khác là cây Mạy Môn, Dâu cang, Tầm tang...Loại cây này ngày xưa thường trồng lấy lá cho con tằm ăn nên gọi là dâu nằm.

Đặc điểm thực vật: Dâu tằm là cây thân gỗ, có thể cao đến 15m. Lá cây mọc so le nhau, có hình bầu dục, chia thành 3 thùy hoặc nguyên lá, mép răng cưa. Hoa dâu tằm đơn tính, hoa đực mọc thành bông với 4 lá đài, 4 nhị; trong khi hoa cá cũng mọc thành bông khối hình cầu, 4 lá đài. Quả bế dâu tằm được bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức màu đỏ, khi chín thì sẽ có màu đen sẫm. Hương vị quả nhạt, không đậm đà như với các loại dâu khác.

Người ta không chỉ hái lá dâu để nuôi nằm, quả dâu ngâm đường mà đây được xem như loại cây thuốc chữa nhiều căn bệnh.

Theo quan niệm phong thủy của nhiều người thì dâu tằm không thực sự tốt, chúng mang đến những điều xui xẻo cho mọi người. “Dâu” theo tiếng Hán có nghĩa là “tang”. Theo sách Hán thư thì ở nước Vệ xưa có bãi dâu, trai gái thường tụ tập làm chuyện không đứng đắn.

Dẫu vậy thì trong dân gian, dâu tằm dùng để trừ tà ma. Người ta thường dùng cành dâu tước phỏ, phơi khô rồi nghiền thành bột tạo thành hạt gỗ, cùng với hạt bạc xỏ vào sợi chỉ đỏ để tạo ra những ý nghĩa tích cực.

Phân bố: Dâu tằm được trồng nhiều tại Việt Nam, ở những vùng nông thôn, vùng núi.

***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI

**Xem thêm: Dâu Đà Lạt là gì?Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của dâu Đà Lạt

2.Những lợi ích đối với sức khỏe của dâu tằm

Trong quả dâu tằm có chứa nhiều vitamin như vitamin A, C, E, K, cùng các khoáng chất sắt, canxi, chất xơ...Công dụng nổi bật nhất của dâu tằm là:

  • Trị chứng mất ngủ
  • Chống rụng tóc, bạc tóc nhanh
  • Tốt cho sự phát triển của xương khớp
  • Lưu thông khí huyết, tuần hoàn
  • Giúp cải thiện làn da được hồng hào hơn
  • Tăng sức đề kháng, chống ung thư
  • Kiểm soát lượng đường huyết trong máu
  • Hỗ trợ tiêu hóa

Dâu tằm còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe thông qua những bài thuốc dưới đây của chúng tôi:

Bài thuốc chữa đau mắt: Giã nát lá dâu tằm, phơi khô rồi đốt thành tro. Nấu với nước và dùng để rửa mắt. Thực hiện đều đặn cho đến khi đạt được kết quả tốt.

Bài thuốc chữa đau nhức: Với những đối tượng phụ nữ mệt mỏi, thường xuyên đau nhức có thể dùng lá dâu tằm, kết hợp với nệm rách tóc rối, lược gãy. Các nguyên liệu tương tự nhau về hàm lượng. Đem đốt rồi tán nhỏ. Mỗi lần uống khoảng 12g cùng nước nóng.

Bài thuốc chữa ho hen: Lá dâu già, trấu cùng lá thầu dầu mang đi giã nguyễn. Thắng cùng với mật ong để tạo thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần bạn uống 1 viên cùng nước nóng.

Bài thuốc chữa cao huyết áp: Bạn dùng 1 nắm lá dâu, 1 con cá diếc không cần mổ bụng. Hấp cá chín, lấy phần thịt nấu cùng với lá dâu và ăn.

Bài thuốc giúp tẩy giun sán: Cạo lấy phần vỏ trắng của cành dâu tằm, sắc cùng 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Tối hôm trước bạn nhịn ăn, sáng ngủ dậy khi bụng đói thì uống ngay. Sán sẽ được đẩy ra qua đường phân.

Bài thuốc chữa nước tiểu đục, tiểu buốt: Tổ bọ ngựa cây dâu tằm, mỗi lần dùng 1 cái nướng khô rồi tán nhỏ. Uống cùng với rượu lúc đói. Uống liền 1 tuần, mỗi ngày 2-3 lần thì sẽ chấm dứt được các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc chữa viêm họng: Bạn lấy mộc nhĩ cây dâu tằm vào đúng ngày 5/5 âm lịch. Giã nhỏ, tẩm cùng mật ong, vo tròn thành từng viên nhỏ để ngậm. Sau khoảng vài ngày thì bệnh tình sẽ đỡ.

Bài thuốc trị rụng tóc: Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần ăn quả dâu tằm ngâm đường thì tóc sẽ mọc nhanh hơn, đen nhánh và dày.

**Xem thêm: Hồng Đà Lạt ,món quà đặc biệt đến từ Lâm Đồng

3. Bà bầu ăn dâu tằm có được không

Nhiều người cho rằng, mẹ không nên ăn dâu tằm để tránh ảnh hưởng đến cơ thể và em bé trong bụng. Nhưng khá bất ngờ khi loại quả này lại tốt hơn cả sức tưởng tượng dành cho mẹ bầu.

- Trị táo bón

Trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ thường bị táo bón, ăn không ngon, cơ thể nóng trong rất khó chịu. Nếu như tình trạng này kéo dài có thể làm cơ thể suy nhược. Mẹ hãy lấy lá dâu tằm sắc với nước uống thay nước lọc. Chứng táo bón, khó tiêu sẽ được đẩy lùi mẹ nhé. Lá dâu giúp thanh nhiệt sẽ làm mát cơ thể và không gây hại.

- Tăng hệ miễn dịch cho mẹ

Trong quả dâu tằm có chứa hàm lượng vitamin C cao. Khi mang bầu thì hệ miễn dịch của mẹ yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, việc bổ sung hàm lượng dinh dưỡng này từ quả dâu tằm là cần thiết.

- Chữa hậu sản sau sinh

Nhiều mẹ thắc mắc sau sinh thì ăn dâu tằm được không. Câu trả lời là có! Sau sinh thì mẹ thường mắc chứng hậu sản. Để chữa bệnh, mẹ chỉ cần nghiền nát dâu khô cùng đảng sâm, long nhãn, mỗi vị 30g. Mỗi lần uống 3g cùng nước đun sôi để nguội. Ngày 3 lần trước bữa ăn, duy trì đến khi hết chứng mẹ nhé.

**Xem thêm: Chuối laba,trái cây đặc sản nối tiếng Đà Lạt

4. Trẻ em ăn dâu tằm có tốt không

Cũng giống như bà bầu thì mẹ em bé hoàn toàn có thể sử dụng dâu tằm để mang đến những giá trị tốt cho sức khỏe.

- Chữa chảy máu cam

Các bé thường chảy máu cam vô căn. Mẹ hãy nhanh chóng lấy lá dâu tằm non, vo tròn rồi nhét vào bên trong mũi bé nhé. Máu cam sẽ ngừng chảy rất nhanh.

- Chữa đồ mồ hôi trộm

Đây cũng được xem là chứng bệnh phổ biến ở các em bé. Mẹ hãy thực hiện bài thuốc đơn giản này cho bé nhé: Lá dâu tằm non 9 lá, hạt sen 8g, hoàng kỳ 6g đun với nước, pha thêm chút đường. Mỗi ngày cho bé uống từ 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 2-3 thìa nhé.

- Trị giật mình ở trẻ

Mẹ dùng cành dâu nhỏ, cắt khúc, lấy chỉ xâu thành vòng rồi đeo ở cổ tay em bé. Làm như vậy thì bé sẽ đỡ khóc vào ban đêm và khi ngủ sẽ không còn bị giật mình.

- Giúp bé ăn ngon hơn

Nếu bé lười ăn, ăn uống không tiêu thì mẹ hãy làm siro dâu tằm cho bé nhé. Mỗi bữa trước khi ăn thì mẹ cho bé uống 1 chén nhỏ. Sau một thời gian bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn, ăn được đa dạng các thực phẩm hơn..

**Xem thêm: phúc bồn tử là gì?Tìm hiểu về công dụng,lợi ích bất ngờ của phúc bồn tử

5. Những lưu ý khi dùng dâu tằm

- Tác hại của dâu tằm khi dùng sai cách

+ Gây ra bệnh liên quan đến đường huyết: Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của dâu tằm với hơn 50 người, Kết quả, sau khi dùng các món ăn từ dâu tằm, thì lượng đường trong máu của những người đó giảm đột ngột.

+ Gây ung thư da: Sự thật thì trong quả dâu tằm có chứa hydroquinone, dù chúng mang đến những lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe. Nhưng lại gây tác dụng ngược là ung thư biểu bì. Do đó, bạn hãy cẩn trọng trong việc sử dụng loại quả này.

+ Gây ảnh hưởng đến thận: Dâu tằm chứa nhiều kali, nếu cơ thể không tiêu thụ hết hoặc không đào thải được ra ngoài thì sẽ ra một số bệnh liên quan đến thận. Hay với những người có tiểu sử bệnh bàng quang, thận thì chúng cũng sẽ gây ảnh hưởng nhất định.

+ Giảm khả năng hấp thụ tinh bột: Sử dụng dâu tằm gây ức chế khả năng tiêu thụ tinh bột trong dạ dày.

+ Ảnh hưởng đến hóa trị: Các nghiên cứu tại Nhật đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cây dâu tằm có thể khiến cho các tế bào bạch cầu thoái hóa và chết đi.

- Những đối tượng không nên dùng dâu tằm

+ Cơ thể yếu ớt, hay mệt mỏi

+ Người có biểu hiện ho nhưng không nóng sốt, ho không đờm, ho do lạnh

+ Người bệnh tiêu chảy kéo dài, đại tiện lỏng nhưng không rõ nguyên nhân

+ Người bệnh viêm tiết niệu, những bệnh liên quan đến gan, bàng quang, thận

+ Người mắc chứng mộng tinh

+ Người hay lạnh bụng, viêm loét dạ dày

+ Người đang dùng thuốc hạ đường huyết, insulin, thuốc điều trị gout, chống trầm cảm, thuốc an thần.

+ Bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa dâu tằm vào menu ăn uống

- Cách dùng dâu tằm đúng

Việc sử dụng các bài thuốc từ dâu tằm cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa, hoặc bác sĩ đông y, người có kinh nghiệm.

Với các chế phẩm từ dâu tằm như rượu dâu, dâu ngâm đường...cần đựng trong nồi tráng men, nồi đất, thủy tinh. Tránh dùng dụng cụ đựng từ kim loại như nhôm, sắt đồng. Bởi chất tanin trong dâu kỵ với các thành phần này, gây ra các phản ứng hóa học nguy hiểm đến sức khỏe.

Vào những ngày nắng nóng, mọi người ưa thích sử dụng siro dâu tằm. Thế nhưng, cần phải bảo quản tốt để tránh hư hỏng, lên men, vi khuẩn xâm nhập sản sinh nhiều độc tố. Hay khi bạn ăn dâu tằm trực tiếp cũng vậy, nên chọn những quả còn tươi ngon, không bị dập úng để được đảm bảo chất lượng nhất bạn nhé.

6.Cách ngâm rượu từ quả dâu tằm

- Rượu dâu tằm cho phụ nữ

Dâu tằm sau khi đã sơ chế sạch sẽ thì tiến hành ngâm với đường theo tỷ lệ 1kg dâu: 1kg đường.

Cho 1 lớp đường xuống dưới đáy bình thủy tinh, cứ một lớp dâu sẽ cho một lớp đường. Cứ như vậy cho đến khi hết dâu tằm và mặt trên cùng là một lớp đường. Đậy nắp kính trong vòng từ 3-4 tuần và chúng ta thu được rượu dâu.

Bạn nên cho thêm đá để rượu dâu trở nên ngon và dễ uống hơn. Chúng giúp giữ dáng, đẹp da, chị em sẽ ngủ sâu giấc hơn. Khi rượu dâu đạt đến mức lên men cần thiết, thì bạn cho vào tủ lạnh để dùng dần nhé. Lưu ý mỗi ngày không được uống quá 200ml, nếu không sẽ bị say do hiệu ứng lên men.

- Rượu dâu tằm cho đàn ông

Bạn cho 1kg trái dâu tằm, 100g đường phèn cùng 2l rượu trắng vào bình thủy tinh, ngâm trong vòng 3 tháng. Thỉnh thoảng lắc nhẹ để dâu tan đều trong rượu nhé. Sau thời gian này, bạn lọc phần xác quả dâu ra khỏi rượu. Rượu dâu sẽ đẹp hơn và uống có cảm giác được ngon.

Phần dâu vớt ra từ rượu, bạn có thể cho thêm đường, đá và trộn với nhau để ăn. Bạn sẽ dễ ngủ và tiêu hóa tốt hơn với món ăn này.

Từ khóa » Dâu Tằm Có Nghĩa Là Gì