Từ điển Tiếng Việt "dâu Tằm" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
dâu tằm
(Morus), chi cây thân gỗ lâu năm, họ Dâu tằm (Moraceae), được trồng từ lâu đời. Có thể cao tới 15 m, nhưng thường do hái lá luôn và trồng có đốn hằng năm nên chỉ cao 2 - 3 m. Lá mọc cách, hình bầu dục, hoặc chia 3 thuỳ, có lá kèm, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành bông, hoa cái thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước, thành một quả kép màu đỏ, sau đen sẫm, quả ăn được và làm thuốc. Chi DT có nhiều loài: Morus alba, M. latifolia, M. bombycis cùng nguồn gốc từ Trung Quốc, được di thực sang Nhật Bản (gây nhiều giống dâu chịu rét từ M. alba), Ấn Độ, Việt Nam, Châu Âu (thay cho loài Morus nigra được trồng từ xưa ở Châu Âu); các loài M. multicaulis, M. levigata (thích hợp với đất cát), M. mutabilis (ở Tứ Xuyên, Trung Quốc), M. mongolica (ở các vùng đồi núi Mông Cổ và Trung Quốc), M. australis, M. cathayana (phổ biến ở Trung Quốc). Các giống DT vùng ôn đới thường rụng lá vào mùa đông và nghỉ đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau mới nảy lộc. Các giống dâu vùng nhiệt đới nghỉ đông rất ít; có đủ phân bón và độ ẩm thì có thể ra lá quanh năm, nuôi tằm được nhiều lứa. Ở Việt Nam, đã thu thập và chọn lọc được một số giống dâu tốt từ các giống dâu địa phương: dâu Bắc Ninh (chọn từ giống dâu bồng bồng), Quang Biểu (chọn từ giống dâu da lươn), Bầu trắng, Bầu đen. Ngoài ra, đã tạo giống mới từ đột biến đa bội thể, như cây tứ bội C 71 A và từ lai tạo giống dâu tam bội số 7 (lai C 71 A với dâu Bắc Ninh), số 11 (lai C 71 A với Quang Biểu), số 12 (lai C 71 A với dâu Ngái), số 36 (C 71 A với Bầu trắng). Các giống dâu tam bội số 7 và số 12 đã được đưa rộng rãi vào sản xuất, có lá to dày, năng suất và chất lượng cao hơn hẳn các giống cổ truyền, đồng thời phát triển nhanh hơn cây tứ bội C 71 A. Trong kĩ thuật cổ truyền, dâu thường trồng ở đất bãi ven sông theo cách trồng rạch, hằng năm đốn sát đất, hoặc trồng thành bờ rào ở vùng đồi, trồng theo đường đồng mức, đốn tạo hình thấp. Năng suất lá hằng năm có thể đạt 15 - 20 tấn/ha. Từ 1970, đã thí nghiệm có kết quả phương thức lưu dâu vụ đông, đốn dâu vụ hè, để có nhiều lá vào vụ xuân, vụ thu, nuôi tằm lưỡng hệ lai, rải vụ nuôi tằm thành ba vụ chính: xuân, hè, thu. Ngoài ra, đã chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh (sâu đục thân, cuốn lá, sâu đo, rệp sáp, bọ trĩ, bệnh bạc thau, gỉ sắt, thối ngọn). Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu (Bombyx mori). DT còn cung cấp vỏ, rễ, lá, quả để làm thuốc. Đông y dùng vỏ rễ phơi khô (tang bạch bì) chữa ho suyễn, phế nhiệt, tiểu ít, phù thũng; lá khô (tang diệp) chữa cảm mạo, hạ sốt, ho nóng, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt; cành khô (tang chi) chữa tê thấp đau nhức.
Dâu tằm
1. Cành mang quả; 2. Quả phức
Tra câu | Đọc báo tiếng Anhdâu tằm
dâu tằm- xem dâu nghĩa 1
Từ khóa » Dâu Tằm Có Nghĩa Là Gì
-
Dâu Tằm Là Gì?Tìm Hiểu Về Cây Dâu Tằm Nổi Tiếng ở Việt Nam
-
Ý Nghĩa Của Cây Dâu Tằm Trong Phong Thủy - BlogSoDe
-
Từ Điển - Từ Dâu Tằm Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Cây Dâu Tằm: Ý Nghĩa, Tác Dụng, Cách Dùng Và Cách Trồng - Elead
-
Dâu Tằm: Vị Thuốc Quý, Loại Quả Ngon Và Tác Dụng Trị Bệnh
-
Quả Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Dâu Tằm Trắng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dâu Tằm Tơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Giải Cây Dâu Tằm Trong Phong Thủy Có Thật Sự Trừ Tà đuổi Ma?
-
Cây Dâu Tằm Trong Phong Thủy Dùng để Trừ Tà Hay Không ?
-
Cây Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? Có Trừ Tà Ma được Hay Không? - XIKA
-
Trăm Dâu đổ đầu Tằm Là Gì? - Zamoss Trang Tin Công Nghệ
-
Quả Dâu Tằm: Loại Quả Ngon, Tốt Lành Cho Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Dâu Tằm | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vòng Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? Nó Có Thể Trừ Tà được Không?
-
Cây Dâu Tằm: Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng & Bài Thuốc
-
12 Bài Thuốc Từ Cây Dâu Tằm