Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bị Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

1. Tình trạng đau thắt lưng bên trái

Đau nhức thắt lưng là những cơn đau xuất hiện từ phần lưng dưới vùng thắt lưng. Những cơn đau này tập trung ở phần bên trái và lan rộng xuống chân hoặc lan ra vùng cột sống lưng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng đau thắt lưng trái sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Tình trạng đau thắt lưng bên trái

Tình trạng đau thắt lưng bên trái

Một số triệu chứng thường gặp khi đau thắt lưng bên trái

  • Đau âm ỉ, râm ran ở vùng thắt lưng.

  • Triệu chứng đau thắt lưng lan dần xuống phần mông, chân trái.

  • Bị đau ngay cả khi ngồi hoặc thay đổi tư thế.

  • Tình trạng đau nhức nhối tại vùng trái thắt lưng khiến bệnh nhân không thể ngồi lâu hoặc đi đứng lâu.

2. Những bệnh lý liên quan

Khi đau thắt lưng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể từ các bệnh xương khớp hoặc do ảnh hưởng của bệnh nội khoa. Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi đau thắt lưng bên trái.

2.1. Đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là nguyên nhân thường gặp khiến xuất hiện các cơn đau thắt lưng bên trái bởi vì bệnh này thường sẽ gây đau nhức từ lưng đến chân tập trung vào một phía của cơ thể. Những cơn đau thắt lưng bên trái bắt đầu từ vùng lưng dưới và bắt đầu kéo dài đến mông, đùi và bắp chân.

2.2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm khiến cho phần rễ dây thần kinh lưng, hông, chân bị chèn ép cho tràn dịch từ đĩa đệm. Tình trạng này khiến cho người bệnh sẽ bị đau nhức, hạn chế vận động. Đặc biệt là những lúc thay đổi tư thế khiến cho di chuyển đi lại khó khăn, đau nhức kéo dài.

Thoát vị đĩa đệm cũng là nguyên nhân khiến bạn đau thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cũng là nguyên nhân khiến bạn đau thắt lưng

2.3. Triệu chứng gai cột sống lưng

Đau thắt lưng bên trái cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc bệnh gai cột sống lưng. Gai cột sống là hiện tượng gai xương hình thành tại các đốt sống chạm vào phần dây thần kinh khiến cho cột sống thường co cứng và có những cơn đau tại thắt lưng trái hoặc phải. Kèm với các cơn đau thắt lưng thì gai cột sống thường xuất hiện tình trạng tê tại vùng mông, đùi, bàn chân

2.4. Thoái hóa vùng cột sống thắt lưng

Thoái hóa là hiện tượng đốt sống bị oxy hóa, bào mòn dẫn đến hiện tượng các đốt sống chèn ép vào các rễ dây thần kinh. Từ đó hình thành các cơn đau thắt lưng bên trái hoặc bên phải tùy thuộc vào phần đốt sống bị thoái hóa.

Hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc những người thường phải thực hiện các thao tác có nhiều áp lực lên phần cột sống trong quá trình lao động, tập luyện,…

2.5. Các bệnh lý về thận

Ngoài các bệnh về xương khớp thì tình trạng đau thắt lưng bên trái còn là biểu hiện của các bệnh lý về thận như suy thận, sỏi thận, viêm thận,… Khi bạn gặp tình trạng bệnh về thận sẽ tạo ra những cơn đau vùng thắt lưng. Nếu đau thắt lưng bên trái thì thận trái đang có vấn đề và ngược lại.

Các bệnh lý về thận có thể khiến bạn bị đau thắt lưng

Các bệnh lý về thận có thể khiến bạn bị đau thắt lưng

Bên cạnh đó, người bệnh thận sẽ có kèm thêm biểu hiện đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi và tình trạng đau buốt sẽ lan dần xuống bụng dưới hoặc trước bụng. Một số người bệnh thận giai đoạn đầu ngoài đau thắt lưng thì biểu hiện lạ khi đi vệ sinh như đau buốt vùng cơ quan sinh dục, hoặc màu nước tiểu lạ cũng là những cảnh báo mà chúng ta cần lưu ý.

3. Cách xử lý khi gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái

3.1. Biện pháp chữa trị tại nhà

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái ở giai đoạn đầu nhưng chưa tìm ra nguyên nhân chính xác từ đâu thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp để cải thiện như:

Cách xử lý khi gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái hoặc bên phải

Cách xử lý khi gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái hoặc bên phải

  • Hạn chế vận động nặng đặc biệt là vận động phần thắt lưng đang đau.

  • Nên nghỉ ngơi và đặt cơ thể ở trạng thái thư giãn để giảm tình trạng căng thẳng cho phần lưng.

  • Tập giãn cơ hoặc vận động nhẹ với các bài tập dành cho người đau lưng hoặc các bài tập yoga nhẹ nhàng.

  • Trường hợp sưng tấy hoặc căng cứng cơ quá mức thì người bệnh có thể chườm nóng, chườm lạnh để giảm tình trạng này.

  • Có thể sử dụng các liệu pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt,…

  • Nếu người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau.

  • Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm chất đạm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,... hải sản tôm, cua, ghẹ,...

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ trong bữa ăn và hạn chế rượu bia, chất kích thích trong sinh hoạt hàng ngày.

3.2. Điều trị nội khoa

Sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện thì lúc này điều chúng ta cần làm chính là đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh đúng phác đồ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc các phương pháp vật lý trị liệu.

Điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc chương trình vật lý điều trị

Điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc chương trình vật lý điều trị

  • Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh để giảm đau nhức và dựa trên các nguyên nhân để được kê đơn hoặc có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

  • Thực hiện các loại chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp Xquang, chụp CT, chụp MRI cắt lớp,…

  • Tiêm tê màng cứng để giúp giảm đau thắt lưng bên trái hay bên phải dành cho các trường hợp đau nhức do các nguyên nhân về xương khớp.

  • Đeo đai trị liệu để giúp định hình cột sống tránh những ảnh hưởng về tư thế từ đó sẽ giúp cho người bệnh có thể hồi phục tình trạng tổn thương hiệu quả hơn.

  • Tập vật lý liệu trị liệu bằng các bài tập dành cho vùng thắt lưng

4. Cách phòng ngừa đau thắt lưng trái, phải

  • Chú ý tư thế khi sinh hoạt hàng ngày như khi ngồi, đứng, nằm,… Đặc biệt là tư thế khi bê vác vật nặng nếu không đúng cách sẽ dễ ảnh hưởng đau thắt lưng.

  • Hạn chế thực hiện các bài tập thể lực tác động nhiều lực vào vùng lưng sẽ dễ khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.

  • Khi ngồi lâu và cần đứng dậy thì không nên đứng quá nhanh sẽ khiến cho lưng dễ tổn thương.

  • Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng để giãn cơ.

  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các vấn đề bất thường của cơ thể.

  • Đối với những người gặp tình trạng béo phì thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng do áp lực đặt lên vùng xương khớp.

Đau thắt lưng bên trái hay bên phải thường có nhiều nguyên nhân gây ra và để có hướng điều trị đúng cách thì chúng ta cần phải thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì hãy đến thăm khám chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có 26 năm kinh nghiệm điều trị với đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi, đầu ngành và hệ thống máy móc hiện đại nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng đau thắt lưng bên trái hay bên phải. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn điều trị thì đừng ngần ngại liên hệ với bệnh viện qua Tổng đài 1900 56 56 56 nhé.

Từ khóa » đau Phần Eo