Dấu Tích đường Sắt Răng Cưa 'độc Nhất Vô Nhị' ở Việt Nam - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Thứ ba, 9/2/2016, 00:00 (GMT+7) Dấu tích đường sắt răng cưa 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam

Tuyến tàu hỏa Đà Lạt - Tháp Chàm đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m.

Tuyến tàu lửa Đà Lạt - Tháp Chàm được thi công năm 1908 nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Sau 24 năm xây dựng, toàn tuyến dài 84 km hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong ảnh là tàu hỏa chạy trên cầu bắc qua vực sâu trên đèo Ngoạn Mục năm 1930. Ảnh: Tư liệu

Tuyến tàu lửa Đà Lạt - Tháp Chàm được thi công năm 1908 nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Sau 24 năm xây dựng, toàn tuyến dài 84 km hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong ảnh là tàu hỏa chạy trên cầu bắc qua vực sâu trên đèo Ngoạn Mục năm 1930. Ảnh: Tư liệu

Để qua được đèo dốc, người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km răng cưa, vượt độ cao 1.500 m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Trong ảnh là nhà ga Đà Lạt hoàn thành 1938 - điểm cuối cùng của tuyến đường sắt răng cưa - đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. 

Để qua được đèo dốc, người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km răng cưa, vượt độ cao 1.500 m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Trong ảnh là nhà ga Đà Lạt hoàn thành 1938 - điểm cuối cùng của tuyến đường sắt răng cưa - đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. 

Tuyến đường này đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai tuyến đường sắt thế giới (cùng với cung đường Jungfraujoch, vượt dãy Alpes ở Thụy Sĩ) chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500m. Hiện nay để phục vụ du lịch, nhà ga Đà Lạt vẫn còn lưu lại hình mẫu bánh răng cưa dùng để kéo đoàn tàu lên những con dốc cao.

Tuyến đường này đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai tuyến đường sắt thế giới (cùng với cung đường Jungfraujoch, vượt dãy Alpes ở Thụy Sĩ) chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500m. Hiện nay để phục vụ du lịch, nhà ga Đà Lạt vẫn còn lưu lại hình mẫu bánh răng cưa dùng để kéo đoàn tàu lên những con dốc cao.

Năm 1972, do chiến sự ác liệt ở miền Nam, tuyến đường sắt đã ngưng hoạt động. Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, tuyến tàu hỏa hoạt động trở lại nhưng không lâu sau đó cũng phải dừng vì không hiệu quả kinh tế. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt - Trại Mát còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch.

Năm 1972, do chiến sự ác liệt ở miền Nam, tuyến đường sắt đã ngưng hoạt động. Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, tuyến tàu hỏa hoạt động trở lại nhưng không lâu sau đó cũng phải dừng vì không hiệu quả kinh tế. Hiện chỉ còn 7 km Đà Lạt - Trại Mát còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch.

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 25 km là ga Cầu Đất, nằm ở độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển. Toàn tuyến đường sắt có 11 nhà ga (Lâm Đồng 7 ga, Ninh Thuận 4 ga), chạy song song với đường quốc lộ 27.

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 25 km là ga Cầu Đất, nằm ở độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển. Toàn tuyến đường sắt có 11 nhà ga (Lâm Đồng 7 ga, Ninh Thuận 4 ga), chạy song song với đường quốc lộ 27.

Bản tên nhà ga cùng với chữ tiếng Pháp vẫn còn lưu lại ở nhà ga Cầu Đất.

Bản tên nhà ga cùng với chữ tiếng Pháp vẫn còn lưu lại ở nhà ga Cầu Đất.

Dấu tích con đường sau hơn 40 năm tại khe núi thuộc xã Trạm Hành, TP Đà Lạt. 

Dấu tích con đường sau hơn 40 năm tại khe núi thuộc xã Trạm Hành, TP Đà Lạt. 

Trên toàn tuyến đường sắt có 5 hầm với chiều dài khoảng 600 m. Đường hầm Eo Gió (huyện Đơn Dương) hiện vẫn được người dân địa phương chạy xe máy qua lại.

Trên toàn tuyến đường sắt có 5 hầm với chiều dài khoảng 600 m. Đường hầm Eo Gió (huyện Đơn Dương) hiện vẫn được người dân địa phương chạy xe máy qua lại.

Rạch tiêu nước bên trong đường hầm số 2 (TP Đà Lạt) vẫn còn khá kiên cố với lớp bêtông vững chắc. 

Rạch tiêu nước bên trong đường hầm số 2 (TP Đà Lạt) vẫn còn khá kiên cố với lớp bêtông vững chắc. 

Vùng đất D'Ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) gắn liền với ga Eo Gió một thời tấp nập người lên, kẻ xuống. Ngày nay, ga Eo Gió bỏ hoang, người dân tận dụng để làm chuồng nuôi bò, tập kết nông sản.

Vùng đất D'Ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) gắn liền với ga Eo Gió một thời tấp nập người lên, kẻ xuống. Ngày nay, ga Eo Gió bỏ hoang, người dân tận dụng để làm chuồng nuôi bò, tập kết nông sản.

Mố cầu đường sắt cao khoảng 30 m đứng sừng sững giữa khe núi sau vài thập kỷ bị phá bỏ. Sau khi qua cây cầu Eo Gió, đường tàu lửa sẽ băng qua rừng, đổ đèo Ngoạn Mục để xuống Ninh Thuận.

Mố cầu đường sắt cao khoảng 30 m đứng sừng sững giữa khe núi sau vài thập kỷ bị phá bỏ. Sau khi qua cây cầu Eo Gió, đường tàu lửa sẽ băng qua rừng, đổ đèo Ngoạn Mục để xuống Ninh Thuận.

Ngày nay dấu tích đường tàu lửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng còn rất ít. Đáng kể nhất là cầu Tân Mỹ bắc qua sông Cái tại xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), dài khoảng 300 m với 10 nhịp vẫn giữ được hình dáng ban đầu.

Ngày nay dấu tích đường tàu lửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng còn rất ít. Đáng kể nhất là cầu Tân Mỹ bắc qua sông Cái tại xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), dài khoảng 300 m với 10 nhịp vẫn giữ được hình dáng ban đầu.

Sau khi bị dỡ đường ray và thanh tà vẹt, cầu Tân Mỹ hiện chỉ còn bộ khung sắt. Để hoang lâu ngày, cỏ cây mọc bao trùm cả cây cầu nổi tiếng một thời.

Sau khi bị dỡ đường ray và thanh tà vẹt, cầu Tân Mỹ hiện chỉ còn bộ khung sắt. Để hoang lâu ngày, cỏ cây mọc bao trùm cả cây cầu nổi tiếng một thời.

Khánh Hương - Hoàng Trường

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » đường Ray Xe Lửa Răng Cưa