Đậu Tương – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Đậu tương | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Eudicots |
nhánh: | Rosids |
Bộ: | Fabales |
Họ: | Fabaceae |
Phân họ: | Faboideae |
Chi: | Glycine |
Loài: | G. max |
Danh pháp hai phần | |
Glycine max(L.) Merr. | |
Các đồng nghĩa[1] | |
|
Đậu tương | |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tiếng Trung | 大豆 | ||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | "large bean" | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Southern Chinese name | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 黃豆 | ||||||||||||||||||||||
Giản thể | 黄豆 | ||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | "yellow bean" | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||||||||||||||
Chữ Quốc ngữ | đậu tương (or đỗ tương)đậu nành | ||||||||||||||||||||||
Chữ Hán | 豆漿 | ||||||||||||||||||||||
Chữ Nôm | 豆𥢃 | ||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||||||||
Hangul | 대두 (or 메주콩) | ||||||||||||||||||||||
Hanja | 大豆 | ||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||||||||
Kanji | 大豆[2] | ||||||||||||||||||||||
Kana | ダイズ | ||||||||||||||||||||||
|
Đậu nành hay đỗ tương, hoặc đậu tương (danh pháp hai phần: Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae), là loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.
Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, tào phớ, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.[3]
Ngoài ra, trong cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Chi Glycine từng được Carl Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển Genera Plantarum.Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - glykys (ngọt) và có thể đề cập đến chất ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo, Glycine apios, nay là Apios americana. Đậu tương được trồng được xuất hiện đầu tiên trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi Phaseolus max L. Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài này.
Chi Glycine Willd. được chia thành 2 phân chi Glycine và Soja. Phân chi Soja (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu tương được trồng trọt Glycine max (L.) Merr., và cây đậu dại Glycine soja Sieb. & Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max, và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga.[4] Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea.[5][6]
Cũng giống như các loài cây trồng khác có thời gian thuần hóa lâu dài, mối quan hệ giữa các loài đậu tương hiện đại và các loài mọc hoang có thể không còn dấu vết ở bất kỳ mức độ chắc chắn nào.
Khả năng cố định đạm
[sửa | sửa mã nguồn]Nhiều loài trong họ đậu (alfalfa, đậu côve, pea, bean, lentil, đậu tương, đậu phộng và các loài khác) chứa các vi khuẩn cộng sinh có tên là Rhizobia, chúng nằm trong các nốt sần của bộ rễ. Các vi khuẩn này có một khả năng đặc biệt là cố định nitơ từ khí quyển thành ammoniac (NH3).[7] Phản ứng hóa học là:
N2 + 8 H+ + 8 e− → 2 NH3 + H2Ammoniac sau đó được chuyển hóa thành một dạng khác, amoni (NH4+), có thể được một số thực vật hấp thụ theo phản ứng sau:
NH3 + H+ → NH4+Diện tích trồng đậu tương
[sửa | sửa mã nguồn]Quê hương của đậu tương là Đông Nam Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
Đậu tương biến đổi gen
[sửa | sửa mã nguồn]Đậu tương là một trong số các cây lương thực đã có nhiều giống được cải biến di truyền (GMO) nhằm tăng năng suất. Hiện nay, khoảng 80% lượng đậu tương được trồng phục vụ thương mại đều là GMO. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây chuyển gen nói chung và đậu tương chuyển gen nói riêng.
Thành phần hoá học trong hạt đậu
[sửa | sửa mã nguồn]Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 1.866 kJ (446 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Carbohydrat | 30,16 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Đường | 7,33 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 9,3 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo | 19,94 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo bão hòa | 2,884 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo không bão hòa đơn | 4,404 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo không bão hòa đa | 11,255 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Protein | 36,49 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tryptophan | 0,591 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Threonine | 1,766 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Isoleucine | 1,971 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Leucine | 3,309 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Lysine | 2,706 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Methionine | 0,547 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Cystine | 0,655 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Phenylalanine | 2,122 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tyrosine | 1,539 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Valine | 2,029 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Arginine | 3,153 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Histidine | 1,097 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Alanine | 1,915 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Acid aspartic | 5,112 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Acid glutamic | 7,874 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Glycine | 1,880 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Proline | 2,379 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Serine | 2,357 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước | 8,54 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[8] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[9] |
Trong hạt đậu tương có các thành phần hoá học sau Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.
Trong đậu tương có đủ các amino acid cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể.
Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại "thịt không xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò.
Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là do cây đậu tương cung cấp, thông qua các loại thực phẩm như đậu hũ, đậu hũ thối, sữa đậu nành... Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Các loại đậu
- Quá trình cố định đạm
- Amino acid không thay thế
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Glycine max”. Encyclopedia of Life (EoL). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
- ^ Generally written in katakana, not kanji.
- ^ Riaz, Mian N. (2006). Soy Applications in Food. Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 0-8493-2981-7.
- ^ Singh, Ram J.; Nelson, Randall L.; Chung, Gyuhwa (ngày 2 tháng 11 năm 2006). Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement: Oilseed Crops, Volume 4. London: Taylor & Francis. tr. 15. ISBN 978-0-8493-3639-3.
- ^ Hymowitz, Theodore (ngày 9 tháng 8 năm 1995). “Evaluation of Wild Perennial Glycine Species and Crosses For Resistance to Phakopsora”. Trong Sinclair, J.B.; Hartman, G.L. (biên tập). Proceedings of the Soybean Rust Workshop. Urbana, IL: National Soybean Research Laboratory. tr. 33–37. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ Newell, C. A.; Hymowitz, T. (tháng 3 năm 1983). “Hybridization in the Genus Glycine Subgenus Glycine Willd. (Leguminosae, Papilionoideae)”. American Journal of Botany. Botanical Society of America. 70 (3): 334–348. doi:10.2307/2443241. JSTOR 2443241.
- ^ Jim Deacon. “The Nitrogen cycle and Nitrogen fixation”. Institute of Cell and Molecular Biology, The University of Edinburgh.
- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Dinh dưỡng từ sữa đậu nành gen tự nhiên Mai Thương, 18/9/2012 08:00 GMT+7
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Đậu tương Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đậu tương.- “Glycine max (L.) Merr”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
- Đậu tương tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
- Đậu tương 26716 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
- Soybean (plant) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Đậu tương tại Từ điển bách khoa Việt Nam
| |
---|---|
Nhiên liệu sinh học |
|
Năng lượng từthực phẩm |
|
Cây trồng năng lượngphi thực phẩm |
|
Công nghệ |
|
Khái niệm |
|
| ||
---|---|---|
Bài chính | Đậu nành · Protein đậu nành · Dầu đậu nành · Bã đậu nành · Dị ứng đậu nành · Danh sách các bệnh ở đậu nành | |
Thực phẩm thay thế đạm động vật | Đậu phụ · Tào phớ · Tempeh · Tufurkey | |
Thực phẩm thay thế sữa | Sữa đậu nành · Phô mai đậu nành · Sữa chua đậu nành · Kem đậu nành | |
Thức chấm và gia vị | Xốt đậu nành lên men · Tương · Xì dầu · Tương Miso · Chao |
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » đậu Nành Có Nghĩa Là Gì
-
Đậu Nành Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
đậu Nành Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
đậu Nành Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Nghĩa Của Từ Đậu Tương - Từ điển Việt
-
đậu Nành - Wiktionary Tiếng Việt
-
Đậu Nành: Lợi ích Và Những Nguy Cơ
-
Ăn đậu Nành Có Hại Cho Sức Khoẻ Phụ Nữ Không? - BBC
-
Top 15 đậu Nành Có Nghĩa Là Gì
-
Đậu Nành Làm Tăng Khối U Ung Thư Vú?
-
Protein đậu Nành Là Tốt Hay Xấu Cho Cơ Thể Của Bạn? - LEEP.APP
-
Đậu Nành - Siêu Thực Phẩm Cho Phái đẹp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thói Quen ăn đậu Nành Nhiều Có Tốt Không
-
Quả đậu Tương Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
6 Lợi ích ấn Tượng Của Hạt đậu Nành | Vinmec
-
Đậu Tương Là Gì, Nghĩa Của Từ Đậu Tương | Từ điển Việt
-
Dị ứng đậu Nành (Soyaallergi) - Norges Astma- Og Allergiforbund
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Tổng Hợp 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe