Thói Quen ăn đậu Nành Nhiều Có Tốt Không
Có thể bạn quan tâm
1. Những lợi ích mà đậu nành mang lại cho sức khỏe
1.1. Giữ cho cholesterol xấu duy trì ở mức thấp
Một số nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu thực phẩm từ đậu nành có thể giảm khoảng 3% cholesterol LDL xấu. Không những thế, dùng thực phẩm từ đậu nành còn làm tăng cholesterol HDL tốt tới 3%. Do đó, những người mắc tiểu đường tuýp 2, béo phì, cholesterol cao,... được khuyên là nên bổ sung đậu nành vào chế độ ăn của mình.
1.2. Tốt cho tim mạch
Trong đậu nành có chứa isoflavone giúp giảm viêm và cải thiện độ đàn hồi của mạch máu. Để có một trái tim khỏe mạnh thì hai yếu tố này là rất cần thiết. Nếu duy trì chế ăn phong phú trong đó có các thực phẩm làm từ đậu nành sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành
Một vài đánh giá trong thời gian gần đây cho thấy nếu chế độ ăn giàu đậu nành sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim xuống 16% và nguy cơ đột quỵ xuống còn 20%. Chẳng những thế, đậu nành còn làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim tới 15%.
1.3. Điều hoà đường huyết
Isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm tình trạng kháng insulin. Theo thời gian, kháng insulin có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây tiểu đường tuýp 2.
1.4. Điều hoà huyết áp
Bản thân đậu nành và các chế phẩm từ nó rất giàu axit amin arginine có tác dụng kiểm soát mức huyết áp. Không những thế, isoflavone trong đậu nành cũng giúp huyết áp hạ thấp.
1.5. Giảm triệu chứng mãn kinh
Chất isoflavone trong đậu nành có khả năng liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể. Vào thời kỳ mãn kinh của nữ giới, nồng độ estrogen suy giảm gây ra các triệu chứng cáu kỉnh, mệt mỏi, trầm cảm, khô âm đạo, đau khớp, bốc hỏa,... Isoflavone trong đậu nành liên kết với các thụ thể estrogen giúp giảm một phần mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng kể trên.
1.6. Tốt cho hệ xương
Vào thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm hàm lượng estrogen có thể khiến canxi thoát ra khỏi xương khiến cho xương bị loãng. Tiêu thụ 140 - 440gr đậu nành mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng này để giúp xương thêm chắc khỏe.
2. Liệu ăn đậu nành nhiều có tốt không
Mặc dù những tác dụng của đậu nành là không còn gì phải bàn cãi nhưng ăn đậu nành nhiều có tốt không lại là việc đáng suy ngẫm. Về cơ bản, đậu nành và các chế phẩm của nó chỉ có tác dụng tốt nhất khi được ăn với một lượng vừa đủ. Một khi ăn quá nhiều nành sẽ gây ra những tác hại khôn lường như:
2.1. Chức năng tuyến giáp bị ức chế
Hàm lượng cao chất isoflavone trong đậu nành có nhiều tác dụng tốt nhưng nó lại làm ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp - một công cụ có vai trò điều tiết chuyển hóa nhiệt và tốc độ của cơ thể.
Ăn nhiều đậu nành trong thời gian dài dễ gây suy giáp
Do đó, nếu trong suốt một thời gian dài ăn quá nhiều đậu nành sẽ dễ làm suy giáp với các triệu chứng: giảm nhịp tim, mệt mỏi, ăn không có cảm giác ngon miệng,...
2.2. Tiêu chảy, đầy hơi
Lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan trong đậu nành tương đối nhiều. Đặc biệt, chất xơ không hòa tan chủ yếu là alpha-galactosides rất dễ gây tiêu chảy và đầy hơi ở nhóm người nhạy cảm. Vì thế trong trường hợp này ăn đậu nành nhiều có tốt không đã rất rõ ràng đó là nó gây ra những ảnh hưởng không hề tốt cho hệ tiêu hóa.
2.3 Hạn chế khả năng hấp thụ canxi
Axit phytic trong đậu nành dễ làm hạn chế khả năng hấp thụ canxi cùng một số chất như kẽm, sắt,... nếu ăn nhiều có thể gây ra thiếu hụt khoáng chất và làm tăng nguy cơ đối với các bệnh lý xương khớp.
2.4. Xơ vữa động mạch
Trong đậu nành và các chế phẩm từ nó còn có nhiều Methionin có thể chuyển hóa thành Cystein gây tổn hại đến tế bào trong thành động mạch và làm lắng đọng các loại chất béo trung tính từ đó gây xơ vữa động mạch khi sử dụng quá nhiều.
2.5. Phác tác bệnh gout
Ăn nhiều đậu nành có tốt không cần cảnh giác với bệnh gout vì những người này dễ bị đào thảo chất purine trong đậu nành một cách thất thường nên bệnh dễ bị tái phát.
2.6. Thiếu i-ốt
Nghe ăn nhiều đậu nành có thể gây thiếu i-ốt có vẻ phi lý nhưng sự thật là đậu nành có chứa saponin rất dễ làm cho i-ốt trong cơ thể phải bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu nành quá nhiều trong thời gian dài vì thế làm cho cơ thể bị thiếu i-ốt từ đó sinh ra các bệnh về thiếu i-ốt.
Chuyên gia dinh dưỡng giải thích ăn đậu nành nhiều có tốt không và đưa ra khuyến cáo về tiêu thụ đậu nành
2.7. Rối loạn tình dục nam
Neha Sanwalka - nhà dinh dưỡng học Ấn Độ cho rằng ăn nhiều chế phẩm từ đậu nành có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới với các biểu hiện như: giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng,...
2.8. Bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là một minh chứng cho ăn đậu nành nhiều có tốt không. Sở dĩ nói như vậy vì trong đậu nành rất giàu oxalat - chất gây ra sỏi thận. Nghiên cứu trên một tạp chí của Mỹ chỉ ra: khi oxalat của đậu nành được hấp thụ vào cơ thể nó sẽ bài tiết vào nước tiểu nhưng không có khả năng chuyển hóa. Ở trong nước tiểu, nó cùng với canxi tạo thành muối không hòa tan của canxi oxalat rồi kết tủa sinh ra sỏi thận.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây các bạn đã có thể thấy ăn đậu nành nhiều có tốt không. Chúng tôi không nói rằng đậu nành là không tốt. Tuy nhiên, để phát huy được công dụng của nó với sức khỏe, tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều đậu nành mà chỉ nên duy trì ở một lượng vừa đủ mà thôi.
Từ khóa » đậu Nành Có Nghĩa Là Gì
-
Đậu Tương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đậu Nành Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
đậu Nành Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
đậu Nành Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Nghĩa Của Từ Đậu Tương - Từ điển Việt
-
đậu Nành - Wiktionary Tiếng Việt
-
Đậu Nành: Lợi ích Và Những Nguy Cơ
-
Ăn đậu Nành Có Hại Cho Sức Khoẻ Phụ Nữ Không? - BBC
-
Top 15 đậu Nành Có Nghĩa Là Gì
-
Đậu Nành Làm Tăng Khối U Ung Thư Vú?
-
Protein đậu Nành Là Tốt Hay Xấu Cho Cơ Thể Của Bạn? - LEEP.APP
-
Đậu Nành - Siêu Thực Phẩm Cho Phái đẹp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Quả đậu Tương Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
6 Lợi ích ấn Tượng Của Hạt đậu Nành | Vinmec
-
Đậu Tương Là Gì, Nghĩa Của Từ Đậu Tương | Từ điển Việt
-
Dị ứng đậu Nành (Soyaallergi) - Norges Astma- Og Allergiforbund
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Tổng Hợp 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe