“Đây Là Đài Phát Thanh Giải Phóng”
Có thể bạn quan tâm
Nơi phát đi tiếng nói làm bàng hoàng kẻ thù xâm lược và được đồng bào, chiến sỹ cả nước đón nhận với niềm tin chiến thắng.
Đài phát thanh Giải phóng luôn cập nhật thông tin thắng trận, "đánh sóng" vào sào huyệt địch khiến kẻ thù khiếp sợ. Ảnh: Tư liệu. |
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, có biết bao những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, trong đó có những binh chủng không có súng đạn nhưng hiệu quả và sức mạnh thì không gì so sánh được. Đó là các cơ quan tuyên truyền mà tiêu biểu là Đài Phát thanh.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời - chỉ sau hơn 1 năm theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo Đài TNVN đã chuẩn bị để thành lập Đài Phát thanh Giải phóng và ngày 1/2/1962 tại vùng giải phóng miền Nam đã tổ chức thành công buổi phát sóng đầu tiên của Đài Phát thanh Giải phóng.
Đài Phát thanh Giải phóng ra đời đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong quá trình kháng chiến chống Mỹ. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã có tiếng nói chính thức với bạn bè thế giới.
Nhưng cuộc chiến ác liệt đã khiến Đài Phát thanh Giải phóng phải thay đổi địa điểm nhiều lần ở một số tỉnh và ở Hà Nội là cơ quan tuyệt mật khi đóng trên đất Bắc với các bí danh: Viz 1080 Bộ Tổng Tham mưu, C55 và CP90. Đài Phát thanh Giải phóng đã đứng vững trong mọi tình huống, phát triển và hoàn thành sứ mạng vẻ vang của mình.
Từ địa chỉ 56 – 58 Quán Sứ-Hà Nội đã chứng kiến bao nhiêu cuộc ra đi và hội tụ trên một con đường vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Bộ Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam đã cử những cán bộ giỏi vào Nam xây dựng Đài Phát thanh Giải phóng. Đó là các ông: Vũ Đường (tức Thanh Nho), Huỳnh Minh Lý (tức Ba Nhi), Hồ Vĩnh Thuận, Phạm Châu Lập… Đồng thời gửi một số đèn công suất, máy phát sóng 1 Kw tháo dời theo con đường của Ban Thống nhất Trung ương. Đây là những cán bộ đi B đầu tiên của Đài TNVN, mở đầu cho những cuộc lên đường Nam tiến tiếp theo cho đến tận mùa Xuân năm 1975.
Ngày 1/2/1962, giữa chiến khu D – Biên Hoà, Đài Phát thanh Giải Phóng phát đi chương tình phát thanh chính thức đầu tiên với danh xưng “Đây là Đài Phát thanh Giải phóng, tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”, làm xúc động lòng người và làm kinh ngạc đến bàng hoàng kẻ thù xâm lược. Đài đã được đồng bào, chiến sỹ đón nhận với niềm xúc động sâu sắc và với niềm tin chiến thắng.
Cũng ngày 1/2 năm ấy, cách đây nửa thế kỷ, Đài TNVN được giao trọng trách: Chuẩn bị khẩn trương máy phát sóng mạnh để tiếp âm Đài Phát thanh Giải phóng; chuẩn bị mọi mặt để phát sóng bổ sung một chương trình cho Đài Phát thanh Giải phóng; chuẩn bị một đài ở miền Bắc, gọi là Đài Giải phóng A với công suất đủ lớn cho cả miền Nam nghe và làm nhiệm vụ quốc tế. Bên cạnh đó cũng xây dựng mạng lưới điện đài trực tiếp nhận tin, bài và ý kiến từ chiến trường B.
Ông Dương Văn Biên, kỹ sư vô tuyến điện của Đài Phát thanh Giải phóng lúc bấy giờ cho biết: “Tôi làm ở Đài Phát thanh Giải phóng từ năm 1969-1975. Trong quá trình công tác, chúng tôi phụ trách kỹ thuật của khối thiết bị phát thanh và truyền thanh. Trong phát thanh thì có phần truyền âm và đưa tín hiệu lên sóng. Chúng tôi chưa lần nào để mất sóng, đã truyền âm đến tận nơi phát sóng của chúng ta”.
Theo ông Biên, khó khăn vất vả nhất đối với kỹ thuật viên lúc bấy giờ là phải chữa những máy móc, thiết bị của nhiều nước trên thế giới viện trợ. Ví dụ sửa chữa máy ghi âm không những của Hunggary, Nga, Đức mà còn nhiều nước tư bản khác viện trợ nên sửa chữa rất khó khăn, mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Lúc ấy, kỹ thuật viên chỉ có mỏ hàn-thiếc. Tài liệu thì rất hiếm nên phải mày mò, vẽ lại những sơ đồ của máy, để sửa chữa. Sau đó còn tìm kiếm linh kiện…
Từ 6A Yên Phụ (Hà Nội), vào Nam Đàn (Nghệ An), lên Sơn Tây (Hà Nội), Lạng Sơn rồi trở về Thủ đô, Đài Phát thanh Giải phóng A, với mật danh CP90, ngày một hoàn thiện, đảm trách biên tập và thu thanh, phát sóng toàn bộ nội dung của Đài Phát thanh Giải phóng cho đến khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Đó là những phóng viên, phát thanh viên, nhà báo, chiến sĩ có mặt, xông xáo khắp các chiến trường, từ B2 đến Tây Nguyên, khu 5, Trị Thiên Huế. Đó là những tháng ngày không bao giờ quên, những năm tháng đứng chân trên miền Bắc, nói tiếng nói miền Nam, nhận tin chiến thắng phải phát sóng sớm nhất và tuyệt đối bí mật.
Trong một lần ra thăm Đài Giải phóng A, bà Nguyễn Thị Định, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam đã xúc động nói lời cảm ơn đến các cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thầm lặng, để đồng bào chiến sĩ miền Nam an lòng khi biết bên cạnh luôn luôn có Đài Giải phóng của mình.
Bà Nguyễn Yến Tuyết - nguyên phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, năm nay đã gần 70 tuổi, dáng người nhỏ bé, nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn. Bà bồi hồi nhớ lại: “Tôi học Đại học Tổng hợp, khoa Văn, ra trường từ cuối năm 1969 và về Đài Giải phóng. Cuối năm 1972, đầu 1973, sau khi lập gia đình được hơn 1 tháng thì tôi xung phong đi B ở chiến trường Quảng Trị. Lúc bấy giờ qua sông Thạch Hãn rất khó khăn, mà nữ phóng viên như tôi thì rất nhỏ bé cả về tuổi đời và tuổi nghề (lúc đó mới hơn 20 tuổi). Mình là người tuổi Trâu nhưng rất hay chạy, không thích ngồi một chỗ, đi khắp nơi từ miền núi miền xuôi. Đài phái đến đâu đi đến đấy. Trong giai đoạn giải phóng, Giám đốc Đài – ông Nguyễn Thành giao cho tôi mỗi ngày viết một bài về địa phương được giải phóng. Nhớ nhất là lần đi qua sông Thạch Hãn, không có thuyền đâu. Bộ đội công binh mới giăng một dây xích qua, đi là nắm tay vào xích mà kéo nếu không thuyền chệch ra là bị lật. Vất vả lắm! Đi tác nghiệp, máy ghi âm không nhỏ như bây giờ, nó rất to và nặng. Có khi phải mang cả bình ắc-quy nặng 5-7 kg. Mỗi lần đi công tác như thế vác gần 20kg dụng cụ, rồi xách cả băng cối… Nhưng chúng tôi có tinh thần và niềm tin chiến thắng nên vượt qua mọi khó khăn lúc bấy giờ”.
Đài Phát thanh Giải phóng đã đi vào lịch sử tròn nửa thế kỷ, nhưng kỳ tích của những con người làm nên làn sóng Phát thanh Giải phóng vẫn còn đó, vẫn hiển hiện giữa 58 Quán Sứ - Hà Nội thân yêu, vẫn nồng thắm và không nguôi nơi thành phố mang tên Bác Hồ.
Cùng với Thông tấn xã Giải phóng, Báo Giải phóng, Đài Phát thanh Giải phóng đã góp phần xứng đáng vào dòng chảy lịch sử giải phóng dân tộc. Độ dài thời gian nửa thế kỷ cho thấy hết ý nghĩa trọng đại, sức vang xa của làn sóng Phát thanh Giải phóng. Và một điều không thể quên và không bao quên là những cuộc ra đi từ 56 – 58 Quán Sứ-Hà Nội, từ cửa ngõ Đài Phát thanh Quốc gia.
Còn phát thanh viên Nguyễn Khoa - Đài Phát thanh Giải phóng bùi ngùi nhớ lại: “Trong chiến tranh rất khó khăn, sơ tán nhiều, vận chuyển dụng cụ... Đến phòng thu cũng phải tự dựng. Đó là những phòng thu dã chiến. Chúng tôi phải đào hầm chống máy bay. Đi đến đâu đào hầm đến đấy để cất giấu tài liệu, máy móc, con người, làm sao đảm bảo các chương trình phát thanh luôn thông suốt, phát từ 4h sáng đến 23h30’ đêm.
Mặc dù điều kiện lúc ấy còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhưng tinh thần phấn đấu của anh em lúc đó rất trong sáng, vô tư. Năm 1972, máy bay B52 của giặc đánh ra ngoài Bắc nên chúng tôi phải đào hầm tránh máy bay địch… Tất cả phải làm vào ban đêm. Lúc đó rất gian khổ nhưng thật vui”.
50 năm đã trôi qua, những con người làm nên chiến thắng thầm lặng góp phần vào chiến thắng vang dội của dân tộc, nay người còn, người mất, người ít tuổi cũng đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, người nhiều tuổi đã trên 90. Nhưng với chúng tôi – những phóng viên trẻ của Đài TNVN vẫn cảm nhận được ở họ ý chí kiên cường và khí phách cách mạng trong sáng của những con người đã làm nên tiếng nói huyền thoại ./.
Từ khóa » đây Là đài Phát Thanh Giải Phóng
-
Đây Là đài Phát Thanh Giải Phóng Tiếng Nói Của Mặt Trận Dân Tộc Giải ...
-
'Đây Là Đài Phát Thanh Giải Phóng…' – Mega Story - VietnamPlus
-
Bài 2: “Đây Là Đài Phát Thanh Giải Phóng!” - Hànộimới
-
Đài Phát Thanh Giải Phóng - Tiếng Nói Thiêng Liêng Và Chính Nghĩa
-
“Đây Là Đài Phát Thanh Giải Phóng” - Báo Thanh Niên
-
Đài Phát Thanh Giải Phóng - Tiếng Nói Thiêng Liêng Và ... - VTC News
-
Đài Phát Thanh Giải Phóng - Âm Vang Thời Khắc Lịch Sử
-
ĐÔI NÉT VỀ ĐÀI PHÁT THANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM TRONG ...
-
Đài Phát Thanh Giải Phóng-Niềm Tự Hào CP 90
-
"Đây Là Đài Truyền Hình Sài Gòn Giải Phóng!"... - Báo Tuổi Trẻ
-
Thành Viên:LuanNguyen (MA)/Đài Phát Thanh Giải Phóng - Wikipedia
-
Đài Truyền Hình Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) - Wikipedia
-
"Đây Là Đài Phát Thanh Giải Phóng Quảng Ngãi"
-
50 Năm Đài Phát Thanh Giải Phóng - Tiếng Nói Của đồng Bào Miền ...
-
Kỷ Niệm Với đài Phát Thanh Giải Phóng - Một Thời Làm Báo
-
Đây Là Đài Phát Thanh Giải Phóng | Hội Nhạc Sĩ Việt Nam