Đây Là Những Cách Học Giúp Não Bộ Mở Rộng Kiến Thức Sâu Sắc Và ...
Có thể bạn quan tâm
Học tập là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Có bao giờ bạn tự hỏi mình làm cách nào để học là một điều thú vị, không chỉ dừng ở việc thuộc lòng công thức để đối phó với các kỳ thi? Xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài hai phần về những cách học có chất lượng, khơi gợi đam mê học tập của David Ausubel, một nhà tâm lý học khá nổi tiếng trong thế kỷ 20.
Loạt bài lược dịch từ CogniFit, trang tin chuyên về các công cụ phát triển và đánh giá nhận thức.
PHẦN 1: HỌC TẬP CÓ Ý NGHĨA LÀ GÌ VÀ CÓ NHỮNG HÌNH THỨC HỌC TẬP CÓ Ý NGHĨA NÀO
Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu liên tục lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để thích nghi với môi trường. Đôi khi việc lưu giữ những danh sách dài là chưa đủ mà chúng ta phải biến chúng thành kiến thức bên trong tâm trí mình, một quá trình được các nhà khoa học gọi là internalization hay chuyển vào trong. Để lý giải quá trình con người tích hợp thông tin vào bộ não này, David Ausubel, một nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra lý thuyết học tập có ý nghĩa (significant learning hay meaningful learning).
Học tập có ý nghĩa là gì và có đặc điểm gì
Học tập có ý nghĩa là gì? Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải làm rõ khái niệm "học" (learning). Học ở đây không chỉ là học kiến thức được dạy trong nhà trường mà bao gồm luôn mọi thay đổi chúng ta quan sát được trong hành vi hoặc tâm trí mình.
Học là một điều thiết yếu trong mọi lĩnh vực cuộc sống của chúng ta. Trong việc học, hiểu và trao đổi những kiến thức cơ bản với người khác là chìa khóa cho sự tiến bộ.
Để lý giải cách bộ não học tập, các nhà tâm lý và các chuyên gia những lĩnh vực khác đã cố gắng phát triển nhiều lý thuyết và đã có một số đề xuất giải quyết vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó có một hướng đi đáng chú ý hiện nay là hiểu rõ quá trình học qua học tập dựa trên não bộ (brain-based learning).
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về học tập có ý nghĩa, lý thuyết được nhà tâm lý học người Mỹ David Ausubel đề cập lần đầu trong cuốn Educational psychology: a cognitive point of view (Tâm lý giáo dục: quan điểm nhận thức). Theo thuyết học tập có ý nghĩa của Ausubel, thông tin mới sẽ được bổ sung và thích nghi với kiến thức cũ của chúng ta, một quá trình có ý thức. Và học tập có ý nghĩa là một quá trình tích cực mà trong đó nhân vật chính là đối tượng nghiên cứu.;
(Ảnh: jackelliot)
Ausubel là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của thuyết học tập kiến tạo (constructivism). Lý thuyết này cho rằng mỗi người chúng ta xây dựng nên thế giới của mình bằng trải nghiệm của chính mình chứ không phải bằng kiến thức bên ngoài đưa vào. Theo Encyclopedia, mô hình học tập có ý nghĩa của Ausubel được xem là một trong những khái niệm căn bản của thuyết kiến tạo hiện đại.
Học tập có ý nghĩa trái ngược với học thuộc lòng hay học vẹt (rote learning) là một quy trình thụ động hơn. Và lý thuyết học tập kiến tạo cũng trái ngược với những quan điểm học tập khác tập trung vào những ảnh hưởng bên ngoài.
Người truyền cảm hứng cho Ausubel xây dựng thuyết học tập có ý nghĩa cũng là một người có nhiều đóng góp cho thuyết kiến tạo, một trong những nhà tâm lý học lớn nhất thế kỷ 20, Jean Piaget.
Hai trong số các nhà tâm lý đặt nền tảng cho thuyết kiến tạo hiện đại: Jean Piaget, David Ausubel (Ảnh: Jardin Infantil)
Chúng ta cần gì để học tập có ý nghĩa
Đây là ba yêu cầu bắt buộc phải có để học tập có ý nghĩa:
- Cấu trúc nhận thức: Một điều rất quan trọng là bạn cần có nền tảng hiện tại mà nền tảng đó phải có sự tương tác (tác động, ảnh hưởng qua lại) với kiến thức mới nhất. Nền tảng được hình thành từ những ý tưởng chúng ta có, cách chúng liên hệ với nhau và mức độ rõ ràng của chúng.
- Tài liệu mới để học: Các tài liệu này cần liên quan tới kiến thức chúng ta đã có từ trước. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm ra mối liên hệ thì bạn phải nỗ lực xây dựng mối liên hệ mới tổng hợp các khái niệm mới và cũ.
- Sức mạnh ý chí: Đây là điều quan trọng nhất. Vì chúng ta chịu trách nhiệm tổ chức thông tin trong não mình nên người học cần sẵn lòng làm công việc hình thành và cấu trúc kiến thức.
Học tập có ý nghĩa có những hình thức nào?
Việc học thuộc lòng như một cái máy (learning as machine) chỉ có thể giúp chúng ta trong một số trường hợp như nhớ số điện thoại, số chứng minh nhân dân, các bài thơ. Học tập có ý nghĩa thì có thể được ứng dụng trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta hứng thú với một chủ đề, chúng ta phải khám phá đối tượng nghiên cứu và lưu giữ nó một cách sâu sắc hơn, lâu dài hơn. Trên thực tế, kể cả khi chúng ta không muốn trở thành chuyên gia thì việc học có ý nghĩa cũng giúp chúng ta cải thiện kết quả học tập.
Học theo đặc trưng (Feature learning)
Học theo đặc trưng là hình thức học cơ bản nhất, là nền tảng cho các hình thức khác. Đây là cách kết nối ý nghĩa với những khái niệm nhất định. Ví dụ như khi chúng ta biết rằng công cụ giúp chúng ta biết thời gian được gọi là "đồng hồ". Giữa các khái niệm không có sự liên hệ đơn giản mà chúng ta phải kết nối chúng theo cách có ý nghĩa (có mục đích).
(Ảnh: teachers pay teachers)
Học tập khái niệm (Concept Learning)
Là việc nhóm các biểu tượng, mẫu đại diện khác nhau, ví dụ như khi chúng ta khám phá ra rằng, dù có nhiều loại đồng hồ khác nhau nhưng tất cả đều có một số đặc điểm chung.
(Ảnh: Dreams Time)
Phát biểu học (Learning statements)
Đây là hình thức học chi tiết, phức tạp nhất. Phát biểu học có nghĩa là ý nghĩa của các khái niệm được xử lý sâu hơn để diễn giải chúng dưới dạng phát biểu. Công việc ở đây là tạo ra các kết nối logic.
Ví dụ, khi được hỏi những điều chúng ta biết về đồng hồ, chúng ta sẽ nêu ý kiến về định nghĩa, cách dùng, phân loại, các ví dụ... về đồng hồ. Để làm được việc này, chúng ta phải đi qua hai hình thức học trước đó là học theo đặc trưng và học tập khái niệm.
(Ảnh: Gift of Time Clock)
Mời bạn đọc đón xem phần cuối: Các ứng dụng và lợi ích của học tập có ý nghĩa.
Linh Trần (Theo CogniFit)
Thành viên mới đăngMặt trời lên thiên đỉnh là gì?
From Beijing with Love 12 phút 0 0 12 phútMức tiền thưởng huân chương Lao động hạng 3 của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam là bao nhiêu?
Phương Huyền 47 phút 0 0 47 phútHLV Park Hang Seo hé lộ thông tin gì sau chiến thắng của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024?
Phương Huyền 14:18 0 0 14:18Viettel tung loạt ưu đãi xuyên suốt Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Á Ánh Mai 14:12 0 0 14:12Samsung ra mắt The Frame Pro: cũng là Mini-LED mà nó lạ lắm
Sasha 14:03 0 0 14:03Nguyễn Xuân Son khi nào bình phục? Chi tiết về chấn thương của Nguyễn Xuân Son
Nan Đắc Hữu Tình Nhân 13:59 0 0 13:59Trở ngại lớn nhất cho phát triển AI: Không còn là mô hình
Phạm Thanh Bình 13:42 0 0 13:42Giữa nỗi đau chấn thương, Nguyễn Xuân Son vẫn khiến người hâm mộ xúc động
Phương Huyền 12:06 0 0 12:06Nguyễn Xuân Son được điều trị tại đâu khi về nước, liệu hồi phục chấn thương mất bao lâu?
T Thanh Nam 11:55 0 0 11:55iPhone bỗng dưng xuất hiện giọng nói "lạ"
Mỹ Lệ 11:37 0 0 11:37Từ khóa » Cách Có Kiến Thức Rộng
-
10 Cách đơn Giản Giúp Bạn Hiểu Biết Hơn - Đời Sống - Zing News
-
Cách để Trở Thành Người Hiểu Biết - WikiHow
-
7 Cách Nâng Cao Kiến Thức Của Bạn (bên Cạnh Việc đọc Sách)
-
15 Thói Quen Mỗi Ngày Sẽ Giúp Bạn Ngày Càng Thông Minh Hơn - Genk
-
Bạn đã Gia Tăng Kiến Thức Và Vốn Hiểu Biết Của Mình Thế Nào?
-
Kiến Thức Là Gì? Khái Niệm Kiến Thức Là Gì Mới Nhất? - Luật Hoàng Phi
-
Làm Thế Nào để Có Kiến Thức Xã Hội Rộng - Christmasloaded
-
7 Bước Đột Phá Kiến Thức Mọi Lĩnh Vực
-
Kiến Thức Là Gì Và Cách Học Tập Kiến Thức Hiệu Quả Nhất - Vieclam123
-
Làm Thế Nào để Tiếp Thu được Nhiều Kiến Thức? | Đọt Chuối Non
-
Tri Thức Và Tầm Hiểu Biết Sâu Rộng - 2.2 Phương Pháp Phỏng Vấn
-
Có Hiểu Biết Sâu Rộng được Gọi Là Gì - Học Tốt