Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện đại Hoá Gắn Với Phát Triển Kinh Tế ...
Có thể bạn quan tâm
- đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa Hiện đại Hóa đất Nước Gắn Với
- đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa Hiện đại Hóa đất Nước Trong Kỷ Nguyên Số
- đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa Hiện đại Hóa đất Nước Và Chăm Lo đời Sống
- đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa Hiện đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa Hiện đại Hóa Nông Nghiệp Nông Thôn
1. Quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức (KTTT) đã được Đảng ta chính thức đề cập tại Đại hội X: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển và cụ thể hoá thêm một bước quan điểm đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển KTTT; …Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển KTTT, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tất cả các nước có xuất phát điểm thấp, muốn vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới không có con đường nào khác ngoài việc thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Đây chính là xu thế khách quan của thời đại toàn cầu hoá; đồng thời cũng là con đường “rút ngắn” của quá trình công nghiệp hoá theo hướng hiện đại nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp - tri thức - và nền KTTT.
Thực ra, từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX cho tới nay, khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là sự bùng nổ và sự hội tụ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, đúng như những tiên đoán của C.Mác và Ph.Ăngghen từ giữa thế kỷ XIX, “tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”; “giá trị của lao động cơ bắp trong sản phẩm làm ra sẽ giảm còn cực nhỏ”; “lực lượng sản xuất tinh thần”; “sự xuất hiện công nhân khoa học”... thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền KTTT.
Thuật ngữ “kinh tế tri thức” (knowledge economy), mặc dù xuất hiện từ khá sớm, nhưng mãi tới năm 1990 mới chính thức được ghi nhận trong báo cáo của Liên hiệp quốc và từ đó trên sách báo đã xuất hiện những định nghĩa khác nhau về KTTT. Năm 1996, OECD đưa ra định nghĩa: “Nền KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Năm 2000, APEC cũng quan niệm: Nền KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.
UNDP và Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa: Nền KTTT là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình.
Dù còn có những định nghĩa khác nhau, song có thể nhận diện nền KTTT là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội; đó là nền kinh tế với những đặc trưng chủ yếu sau:
- Khác với nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, chủ thể chính là nông dân cần cù trong sử dụng “cày chìa vôi” để sản xuất; nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân thành thạo trong thao tác các công cụ cơ khí, nền KTTT là nền kinh tế mà chủ thể của nó là công nhân - trí thức sáng tạo trong điều khiển các công cụ tự động hoá, các công cụ truyền thông đa phương tiện, sử dụng có hiệu quả tri thức và công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Hoạt động chủ yếu nhất trong nền KTTT là hoạt động tạo ra, quảng bá và sử dụng hiệu quả tri thức, biến tri thức thành giá trị. Tri thức đã trở thành nguồn lực hàng đầu, mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng cao, thậm chí là tuyệt đối trong sản phẩm. Với nền KTTT, nhân tài trí thức được coi trọng, quyền sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng; tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động; lực lượng sản xuất từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người.
- Nền KTTT phát huy tối đa năng lực sáng tạo của con người trong vận dụng và sáng tạo ra tri thức mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và xã hội một cách nhanh chóng. Bởi vậy, vòng đời của một sản phẩm, một công nghệ từ lúc nảy sinh, phát triển, chín muồi đến tiêu vong ngày càng rút ngắn; trước đây vòng đời công nghệ tính bằng nhiều thập niên, ngày nay tính bằng năm, thậm chí tính bằng tháng. Tốc độ đổi mới công nghệ rất nhanh chóng.
2. Sau 25 năm vượt qua các thử thách và khó khăn to lớn, tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi mặt, đến nay Việt Nam có đủ cơ sở để khẳng định rằng, đổi mới là sự lựa chọn đúng đắn, đã đặt Việt Nam vào quỹ đạo phát triển mới về chất, phù hợp với xu thế của thời đại và ý nguyện của nhân dân.
Ngày nay, công cuộc đổi mới đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới: đổi mới và hội nhập; đổi mới để giữ vững ổn định chính trị một cách tích cực cho phát triển bền vững; đổi mới hệ thống chính trị phải tương thích với đổi mới kinh tế nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân và đổi mới tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đổi mới cũng là quá trình vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm; kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta và kinh nghiệm của thế giới. Đó là quá trình tiếp thu có chọn lọc hết sức nghiêm túc và sáng tạo. Một phần tư thế kỷ qua, đổi mới không chỉ là một ý chí, mong muốn, một khẩu hiệu tuyên truyền mà là quyết tâm chính trị - hành động lan tỏa, thấm sâu trong mọi tế bào của đời sống xã hội, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm và gây dựng cơ nghiệp. Đổi mới đã làm thay đổi căn bản và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến an ninh, quốc phòng và đối ngoại: Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử ấy đã nâng cao tầm vóc và vị thế của đất nước ta, ngày càng được bạn bè quốc tế đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ. Tuy vậy, kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên và lao động, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể; chưa khơi dậy và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của con người; nền kinh tế còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác. Về cơ bản nước ta vẫn là nước chưa phát triển.
Là một nước nông nghiệp đi lên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế để phát triển, nền KTTT cần tiến hành đồng thời và lồng ghép của hai quá trình: quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp lên KTTT, trong đó nhất thiết phải bắc được những “nhịp cầu trung gian” để thực hiện những bước chuyển quá độ. Đây là cả một sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp. Trong khi đối với các nước đi trước, để thực hiện bước chuyển này chỉ là hai quá trình kế tiếp nhau, còn đối với nước ta để thực hiện bước phát triển “rút ngắn” đòi hỏi phải kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt. Một mặt, tận dụng lao động, cơ sở vật chất hiện có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Mặt khác, đi thẳng vào hiện đại ở những khâu, những lĩnh vực, những ngành có lợi thế, phát triển các ngành, các vùng kinh tế mũi nhọn tạo thành đầu tầu có sức kéo lôi mạnh toàn bộ nền kinh tế đi lên.
Bởi vậy, việc chuyển nền kinh tế theo hướng phát triển chủ yếu dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn. Bỏ lỡ thời cơ lớn này, Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn và đó là hiểm họa của dân tộc. Báo cáo chính trị tại Đại Hội X của Đảng đã chỉ ra: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Đại hội XI, trên tinh thần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đã khẳng định: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng và hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT; phát triển kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hoà các vấn đề xã hội, môi trường...
3. Trong vài ba thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, để thực hiện có kết quả bước phát triển “rút ngắn” sớm xác lập nền KTTT Việt Nam, cần thiết phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung toàn lực vào việc thực hiện những giải pháp mang tính đột phá sau:
Một là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ, có hiệu quả nền giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát huy nhân tài.
Cải cách triệt để nền giáo dục được coi là “đột phá khẩu”, bởi nó hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế, tăng lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững... Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển KTTT”.
Hai là, phát triển mạnh khoa học, công nghệ, chú trọng vào việc việc ứng dụng, sáng tạo công nghệ cao làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển KTTT.
Đã từ lâu, chúng ta quan tâm tới việc phát triển khoa học và công nghệ, song trong lĩnh vực công nghệ chúng ta chưa tập trung vào việc vận dụng và sáng tạo, phát triển công nghệ cao. Thực tế cho thấy, việc thiếu cơ chế chính sách trong việc tập trung cho công nghệ cao không tạo động lực cho phát triển; còn công nghệ lạc hậu sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của CNH, HĐH. Đã đến lúc cần phải “tuyên chiến” với công nghệ lạc hậu, chỉ nhập khẩu, ứng dụng và đầu tư sáng tạo công nghệ cao trên cơ sở sử dụng có hiệu quả những công nghệ hiện có. Là nước đi sau, Việt Nam có thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian để đi ngay vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, không lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đã có. Trong các lĩnh vực công nghiệp dựa vào tri thức, nhất là công nghệ thông tin, Việt Nam có thể chọn một số lĩnh vực để bứt phá lên trước.
Nhiệm vụ trung tâm là sử dụng tri thức mới, công nghệ mới của thời đại kết hợp với sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao. Đây chính là yêu cầu và nội dung của công cuộc CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trong thời đại toàn cầu hoá với một trật tự “thế giới phẳng”.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, khẳng định: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển KTTT; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng”.
Ba là, tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô của Nhà nước trong cải cách giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ và trong quản lý và phát triển kinh tế thị trường - xã hội.
Vai trò quản lý của Nhà nước trong điều kiện mới phải được xem như là một quá trình tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển chứ không đơn thuần là sự thực thi những quyết sách không sát với thực tiễn.
Từ Hội Nghị Trung ương 10/ khoá IX, với chủ trương gắn phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm với xây dựng Đảng là khâu then chốt và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ở nước ta, Đảng ta cũng đồng thời chỉ ra và khẳng định ba loại động lực chính cho phát triển: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng và xây dựng; phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Dù trên lĩnh vực nào thì yêu cầu sáng tạo và đổi mới cũng luôn là năng lực nội sinh của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, tiếp tục đổi mới cũng đồng nghĩa với tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT tạo nên những điều kiện và động lực to lớn cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Trong tổng thể những nội dung đổi mới toàn diện, cần tập trung trọng tâm vào việc nhận thức lại và thực hiện đúng chức năng, vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế, từ điều khiển, chỉ huy sang là “kiến trúc sư” trong cải cách giáo dục - đào tạo, trong phát triển khoa học, công nghệ, trong việc tạo môi trường thuận lợi và động viên mọi nguồn lực để thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền KTTT. Hơn nữa, cần tăng cường tính minh bạch của chính phủ; phòng chống tham nhũng có hiệu quả, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực, sáng tạo trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Trong điều kiện hiện nay, với sự biến đổi nhanh chóng, khó lường của tình hình thế giới; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để phát huy vai trò tạo điều kiện của nhà nước trong đổi mới và phát triển đòi hỏi công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Nhà nước phải hết sức nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới./.
_____________________________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang.
3. Nền kinh tế công nghiệp - tri thức là nền kinh tế quá độ từ nền kinh tế công nghiệp chuyển thành nền KTTT.
4. UNDP và Ngân hàng thế giới cũng đưa ra định nghĩa: Nền KTTT là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình.
5. Chuyển nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế nông - công nghiệp; chuyển nền kinh tế nông - công nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp; chuyển nền kinh tế công nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp- tri thức và chuyển nền kinh tế - công nghiệp tri thức thành nền KTTT.
6. Đặng Hữu (2001), Khoa học công nghệ, KTTT và công nghiệp hoá rút ngắn ở nước ta, trong “Các chuyên đề bổ trợ phục vụ nghiên cứu quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX”, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr 87-88.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang.
Từ khóa » đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa Hiện đại Hóa đất Nước Cần Gắn Liền Với Phát Triển
-
Tìm Hiểu Vấn đề “Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện đại Hoá Gắn Với ...
-
Thúc đẩy Phát Triển Khoa Học - Công Nghệ Và đổi Mới Sáng Tạo Trong ...
-
Công Nghiệp Hóa ở Việt Nam Và Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
-
Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế ...
-
Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Gắn Với Phát ... - 123doc
-
Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa: Kế Thừa Và Phát Triển Của Đại Hội XIII
-
Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Phải đáp ứng Yêu Cầu Phát Triển đất ...
-
Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức ...
-
Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Phải Là Một Nội Dung Quan Trọng ...
-
Vận Dụng Quan điểm đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Gắn ...
-
Quan điểm Về đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Gắn Với ...
-
Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện ... - Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân
-
Nội Dung Và định Hướng Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Gắn Với ...
-
Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa ở Việt Nam 09/09/2015 11:02:00
-
Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa Thời Kỳ đổi Mới Và Những Hạn Chế ...
-
Tìm Hiểu Quan điểm “Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện đại Hoá Trên ...
-
Nhận Thức Của Đảng Về đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện đại Hóa ...