Dây Thần Kinh Hông To | Y Học Căn Bản

Y học căn bản

"Ôn cố tri tân"

  • Lý luận
  • Đông dược
  • Phương tễ
  • Trung dược lâm sàng
  • Tổng hợp

Dây thần kinh hông to

Đường đi

Dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa) là dây hỗn hợp to nhất cơ thể, được tạo nên trong hố chậu bởi các rễ L4, L5, S1, S2, S3, trong đó có 2 rễ cơ bản là rễ L5 và S1. Những rễ này thuộc đám rối thần kinh thắt lưng cùng. day thần kinh hông to Dây thần kinh hông to thoát ra ở khuyết ngồi lớn Dây thần kinh hông to chui qua khuyết hông lớn của xương chậu, qua điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi, đi xuống dọc theo mặt sau đùi, chui sâu vào lớp cơ dến đỉnh trám khoeo chia thành 2 nhánh tận là dây thần kinh hông khoeo trong( dây chày) và dây thần kinh hông khoeo ngoài(dây mác chung) dây thần kinh hông to ở trám khoeo Dây thần kinh hông to thường tách ra thành 2 nhánh ở đỉnh trám khoeo

Dây thần kinh hông khoeo ngoài(rễ L5):

Đi theo thành ngoài của trám khoeo, vòng qua cổ xương mác, xuống phía trước ngoài cẳng chân rồi đến tận hết ngón cái. Chi phối vận động nhóm cơ cẳng chân trước_ngoài (gập lưng bàn chân và duỗi các ngón chân: đi trên gót chân), chi phối cảm giấc một phần mặt sau đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá và mu chân phía ngón cái. dây thần kinh mác chung Dây thần kinh mác chung vòng qua trước cổ xương mác tách ra thành 2 nhánh: thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu

Dây thần kinh hông khoeo trong(rễ S1):

Đi theo trục của trám khoeo xuống dưới ở phía sau cẳng chân, qua cung cơ dép tới gan bàn chân và tận hết ở bờ ngoài gan chân phía ngón út. Chi phối vận động cho nhóm cơ cảng chân sau, cơ gan bàn chân (duỗi bàn chân, gấp các ngón chân: đi trên mũi chân), đảm nhiệm phản xạ gân gót,chi phối cảm giác mắt sau đùi, mặt sâu cẳng chân, gan chân, bờ ngoài mu bàn chân ngón 5 và nửa ngoài ngón 4.

Một số mốc giải phẫu

Nhìn sau

mặt trước dây thần kinh hông to Hình chiếu của thần kinh ngồi trên bề mặt có thể vẽ bằng 1 đường bắt đầu từ điểm giữa gai chậu sau trên và ụ ngồi, đi cong xuống dưới và ra ngoài qua 1 điểm nằm giữa mấu chuyển lớn và ụ ngồi, và sau đó đi thẳng xuống dưới trên đường giữa của mặt sau đùi

Nhìn từ phía "bên phải"

day thần kinh hông to mặt bên Mối tương quan giữa cơ hình lê và dây thần kinh hông to Cơ hình lê đi qua khuyết ngồi lớn chia khuyết ngồi lớn thành Lỗ trên cơ hình lê (A) và lỗ dưới cơ hình lê (B) Lỗ dưới cơ hình lê có các thành phần sau đi qua:
  • Thần kinh ngồi
  • Động mạch, tĩnh mạch và thần kinh mông dưới
  • Thần kinh bì đùi sau
  • Động mạch và tĩnh mạch thẹn trong
  • Thần kinh thẹn

Vùng an toàn để tiêm mông

Dây thần kinh hông to nhìn mặt bên Vùng mông mà mà bàn tay úp lên khi ngón tay cái và mô cái đặt dọc theo mào chậu và đầu ngón tay cái chạm vào gai chậu trước trên

Chi phối vận động

Chi phối vận động ở hông chi phối vận động ở hông Chi phối vận động ở gối chi phối vận động ở gối Chi phối vận động ở cổ chân chi phối vận động ở cổ chân Chi phối vận động ở bàn chân chi phối vận động ở bàn chân

Chi phối cảm giác

chi phối cảm giác của dây thần kinh hông to Các đốt da của chi dưới Related post: ↑ ← Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn → Trang chủ

Y học cổ truyền

  • Châu ngọc cách ngôn
  • Dược phẩm vậng yếu
  • Huyền tẫn phát vi
  • Khôn hóa thái chân
  • Nội kinh
  • Vệ sinh quyết yếu
  • Y gia quan miện
  • Y hải cầu nguyên
  • Y nghiệp thần chương
  • Đạo lưu dư vận
  • Danh y danh ngôn tinh hoa
  • Danh y - Danh ngôn
  • Bài giảng Y học cổ truyền
  • Dược lý Y học cổ truyền
  • Phương tễ
  • Trung dược lâm sàng giám dụng chỉ mê
  • Tổng hợp

Y học hiện đại

  • Giải phẫu
  • Sinh lý
  • Dược lý Y học hiện đại
  • Nội thần kinh
    Copyright ©
  • Y học căn bản
  • Design by @bacsithach
  • Sitemap
  • About
  • Social
  • Back on top ↑

Từ khóa » Giải Phẫu Dây Tk Toạ