Dây Thần Kinh Toạ : Cấu Tạo Và Vị Trí Nằm Trên Cơ Thể - Thuốc Dân Tộc

4:19 | 15/06

Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt quanh nhà

1:40 | 16/05

8 Bài Thuốc Đông Y Chữa Đau Thần Kinh Tọa Hiệu Quả

2:26 | 13/04

Những bài vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa tốt nhất

3:49 | 03/04

Danh sách 10 Bác sĩ chữa đau thần kinh tọa giỏi hiện nay

2:08 | 17/03

Bệnh án phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa mới nhất

11:39 | 16/03

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?

10:33 | 11/03

Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không hay phải dùng thuốc ?

10:29 | 11/03

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

1:04 | 11/03

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, cần chú ý điều gì?

11:50 | 11/03

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa không quá khó để nhận biết

Dây thần kinh toạ : Cấu tạo và vị trí nằm trên cơ thể Ái Nhân 8:39 - 20/12/2022

Đánh giá bài viết

Vote

Tìm hiểu về cấu trúc và vị trí của dây thân kinh tọa

Dây thần kinh toạ : Cấu tạo và vị trí nằm trên cơ thể

Dây thần kinh toạ : Cấu tạo và vị trí nằm trên cơ thể

Đặt lịch

Là dây thần kinh dài nhất và có kích thước lớn nhất trong cơ thể, dây thần kinh tọa được cấu tạo từ nhiều rễ thần kinh khác nhau. Chúng bắt nguồn từ vùng lưng dưới, di chuyển ra phía sau chân và kéo dài xuống dưới cho đến tận gót chân. Nắm được cấu tạo và vị trí của dây thần kinh tọa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các căn bệnh có liên quan đến dây thần kinh này.

Tìm hiểu về cấu trúc và vị trí của dây thân kinh tọa
Tìm hiểu về cấu trúc và vị trí của dây thần kinh tọa

Hiểu như thế nào về dây thần kinh tọa?

Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông) là dây thần kinh được cấu tạo từ một đám rối ở xương cùng mà bản chất của nó là sự kết hợp của nhiều rễ thần kinh khác nhau. Nó bắt nguồn từ phía lưng dưới, vòng qua phía sau chân và kéo dài đến tận gót chân. Đây được xem là dây thần kinh dài nhất, có kích thước lớn nhất của mạng lưới dây thần kinh trong cơ thể.

Tương tự như các dây thần kinh khác trong cơ thể, dây thần kinh tọa có những đặc điểm cấu trúc và chức năng tương ứng riêng biệt. Những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các điểm của dây thần kinh này.

Cấu trúc dây thần kinh tọa

Như đã được đề cập, dây thần kinh tọa được cấu tạo từ một đám rối ở xương cùng, trải dài từ vùng lưng dưới đến tận cùng của các ngón chân. Đám rối này được cấu tạo từ nhiều rễ thần kinh khác nhau, bao gồm: Rễ thần kinh thắt lưng 4 (L4), 5 (L5), dây cùng 1 (S1), rễ cùng 2 (S2), rễ cùng 3 (S3). Ở khung chậu nhỏ, chúng hợp lại với nhau thành một dây thần kinh duy nhất nằm trước cơ lê, sau đó chúng luồn qua cơ lê, qua lỗ mẻ hông to và thoát khỏi vùng xương chậu. Từ đây, nó luồn qua các khoảng trống của xương đùi và ụ ngồi để xuống phần xương đùi và sẽ chạy dọc theo mặt sau của đùi và luồn qua các hố khoeo chân. Tại đỉnh trên của khoeo chân, dây thần kinh tọa phân thành 2 nhánh hông khoeo là dây thần kinh hông khoeo trong và dây thần kinh hông khoeo ngoài:

  • Dây thần kinh hông khoeo trong (dây thần kinh chày): Chúng là các sợi thần kinh thuộc rễ thần kinh S1 chạy đến mắt cá chân trong ở cả 2 bên chân, kéo dài xuống tận gan bàn chân và kết thúc ở ngón chân út.
  • Dây thần kinh hông khoeo ngoài (dây mác chung): Đây là các sợi thuộc rễ thần kinh L5, trải dài từ mu bàn chân đến ngón chân cái.

Cả 2 nhánh dây thần kinh này đều được bao bọc bởi 1 bao xơ, chúng chỉ được tách ra khi đến phần đỉnh của trám khoeo hoặc được tách ra từ trước nhưng không được dính nhau.

Dây thần kinh tọa có chức năng gì?

Chức năng được xem là quan trọng nhất của dây thần kinh tọa chính là điều khiển sự vận động của chân hoặc điều khiển quá trình phối hợp thực hiện các hoạt động ở cả 2 bên chân. Các vận động này có thể là gấp duỗi đầu gối, gấp duỗi háng, đá chân, ngồi xổm, xoay cổ chân, nghiêng hoặc gấp bàn chân, đi đứng, ngồi… Ngoài ra, dây thần kinh tọa còn có tác dụng chi phối cảm giác ở cả 2 chân. Ở mỗi phân nhánh của từng dây thần kinh hông khoeo sẽ đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Cụ thể:

  • Dây thần kinh chày (dây thần kinh khoeo trong): Đây là dây thần kinh có chức năng điều khiển sự vận động của cơ ở cẳng chân sau. Những vận động này có thể là duỗi bàn chân, gập ngón chân hoặc đi bằng ngón chân. Ngoài ra, dây thần kinh này còn đảm nhiệm vai trò chi phối cảm giác ở những vị trí mặt sau đùi, mặt sau của cẳng chân, phía bờ ngoài bàn chân và khoảng 2/3 phía ngoài của gan bàn chân.
  • Dây thần kinh mác chung (dây thần kinh khoeo ngoài): Khác với dây thần kinh chày, dây thần kinh mác chung sẽ điều khiển những vận động của các cơ ở vùng cẳng chân trước và ngoài. Bên cạnh đó, nó cũng chi phối cảm giác của 1 phần sau đùi, ngón chân cái, các ngón chân lân cận ngón chân cái và vùng ngoài của cẳng chân.

Cũng như các dây thần kinh khác, dây thần kinh tọa đóng vai trò rất quan trọng đối với sự vận động của cơ thể. Một khi  bị tổn thương, chúng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như đau dây thần kinh tọa, chấn thương dây thần kinh tọa… Những chứng bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và những cảm giác của chi dưới. Do đó, hiểu rõ cấu tạo, vị trí cũng như chức năng của dây thần kinh tọa là tiền đề để chúng ta hiểu rõ hơn các căn bệnh liên quan đến dây thần kinh, từ đó đưa ra được các phương án xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm:

  • Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không hay phải dùng thuốc ?
  • Các loại thuốc chữa đau thần kinh tọa thường được sử dụng

Đánh giá bài viết

Vote

Cập nhật lúc: 10:56 AM , 04/06/2024

Chia sẻ

Tin liên quan

Đau dây thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Chia sẻ 3 bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa

Theo đông y, nguyên nhân của đau dây thần kinh tọa là do kinh mạch ứ trệ, khí huyết khó thông dẫn đến đau dây thần kinh tọa, đau vùng... Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Không chỉ gây đau đớn cho cơ thể mà triệu chứng đau thần kinh tọa còn làm ảnh hưởng đến...

triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa không quá khó để nhận biết

Đối với bệnh đau dây thần kinh tọa, việc nắm bắt được các triệu chứng là cách hữu ích giúp...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần...

Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không hay phải dùng thuốc

Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không hay phải dùng thuốc ?

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, nỗi lo "Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không?" luôn là...

Tập yoga chữa đau thần kinh tọa như thế nào đúng cách và hiệu quả?

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Giải Phẫu Dây Tk Toạ