Giải Phẫu đau Dây Thần Kinh Tọa Là Gì Và Cách Thực Hiện Như Nào?

Dây thần kinh tọa có một vai trò quan trọng trong việc chi phối khả năng vận động và cảm giác ở các chi. Việc hiểu được những đặc điểm giải phẫu dây thần kinh tọa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn một phần nào về những bệnh lý liên ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Giải phẫu đau dây thần kinh tọa

Giải phẫu dây thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, dây thần kinh tọa còn được gọi với một tên khác là dây thần kinh hông to, đây được coi là dây thần kinh dài nhất của cơ thể và được bắt nguồn từ phần cột sống kéo dài xuống các ngón chân.

Chính vì vậy, dây thần kinh tọa có vai trò cực kỳ quan trọng trong vận động chất dinh dưỡng và chi phối cảm giác của các chi bên dưới.

Cấu tạo và vị trí dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa được tạo bởi các rễ thần kinh như:

  • Rễ thần kinh thắt lưng số 4 (L4)
  • Rễ thần kinh thắt lưng số 5 (L5)
  • Dây cung 1 (s1)
  • Dây cung 2 (s2)
  • Dây cung 3 (s3)

Tất cả các rễ thần kinh này đều thuộc đám rối thần kinh thắt lưng cùng và trải dài từ phần thắt lưng xuống tới ngón chân.

Ở những người trưởng thành phần gốc của dây thần kinh tọa có mặt cắt ngang hình ô vạn rộng cỡ 1,5cm và có thể dày tới 0,5cm

Vị trí dây thần kinh tọa

Tại khung chậu nhỏ dây thần kinh tọa nằm trước cơ lề rồi chui xuống dưới cơ lên qua lỗ mẻ hông to và vào mông.

Trong khung chậu, dây thần kinh nằm trước các khớp cùng chậu. Ra khỏi khung chậu dây thần kinh đi qua khoảng giữa của mấu chuyển lớn của xương đùi và ụ ngồi để đi xương vùng đùi.

Khi xuống vùng đùi dây thần kinh tọa sẽ chạy dọc theo mặt sau đùi đi xương khoeo chân rồi được chia thành hai nhánh hông khoeo là dây thần kinh hông khoeo trong và dây thần kinh hông khoeo ngoài ở phần đỉnh trên của khoe chân.

Vị trí dây thần kinh tọa

Dây thần kinh hông khoeo ngoài (dây chày) sẽ chạy thẳng xuống dưới cẳng chân, đi xen giữa 2 lớp cơ cẳng chân sau tới đỉnh mắt cá trong và chui dưới mặt hãm các gân gấp.

Dây thần kinh hông khoeo trong (dây thần kinh mác chung) sẽ đi xuống mu bàn chân và đến tận cùng của ngón chân cái.

Hai nhánh dây thần kinh này cùng nằm trong một bao xơ, khi 2 dây này đến đỉnh trám khoeo mới chia đôi hoặc cũng có thể bị chia đôi khi đến trám khoeo hoặc không dính vào nhau.

Chức năng của các dây thần kinh tọa

Chức năng của dây thần kinh tọa là chi phối vận động ở chân, giúp chân thực hiện được các động tác như duỗi, gập đầu gối, ngồi, gập bàn chân hoặc phối hợp thực hiện việc di chuyển của 2 chân. Ngoài ra dây thần kinh cũng có tác dụng chi phối cảm giác ở hai chân.

Với mỗi nhánh của dây thần kinh hông khoeo đều có một nhiệm vụ.

Dây thần kinh hông khoeo ngoài có tác dụng chi phối vận động các cơ ở cẳng chân trước và ngoài. Đồng thời cũng chi phối cảm giác ở phía sau đùi, cẳng chân, ngón chân…

Dây thần kinh hông trong lại có rác dụng chi phối việc vận động các cơ ở cẳng sau chân như gập chân, duỗi bàn chân và có chức năng chi phối cảm giác ở phía sau đùi, mặt sau cẳng chân và khoảng ⅔ gan bàn chân phía bên ngoài.

Một số lưu ý khi bị đau dây thần kinh tọa

Để có thể đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa thì người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi có những dấu hiệu đau dây thần kinh tọa cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị bệnh sớm.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh cần phải mặc quần áo ấm vì nhiệt độ xuống thấp sẽ có nhiều tác động xấu đến dây thần kinh tọa.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, tăng sự mềm mại cho cột sống. Không nên tập những bài tập thể dục quá sức làm ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa. Thực hiện những bài tập vật lý trị liệu, yoga thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung những loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C cho cơ thể. Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
  • Trong thời gian bị đau thần kinh tọa bạn cần nghỉ ngơi không nên vận động nhiều, tránh những động tác đột ngột làm ảnh hưởng tới dây thần kinh.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tọa sẽ biết được những nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý.

Nguồn: ancotnam.vn chữa đau thần kinh tọa

Từ khóa » Giải Phẫu Dây Tk Toạ