Day Thuoc Ca - Dây Thuốc Cá - Tram BVTV Huyen Vinh Hung

  • TRANG CHU
    • About us
    • Huyen Vinh Hung
    • Trang tin BVTV
  • TO CHUC BVTV
    • CONG UOC BAO VE THUC VAT QUOC TE
    • HIEP HOI KHOA HOC BVTV QUOC TE
    • CAC TO CHUC BVTV KHU VUC
  • VAN BAN
    • Trang thử nghiệm >
      • Côn trùng hại lúa
      • Dịch hại trên cây mè
      • Dịch hại trên cây sen
    • QUOC TE >
      • Van Ban Cong Uoc BVTV Quoc te
    • VIET NAM >
      • Phap lenh Bao ve va Kiem dich thuc vat (2001)
      • Tim hieu ve Du thao Luat Bao ve va Kiem dich thuc vat
      • Nghi dinh cua Chinh phu ve Kiem dich thuc vat
  • DICH HAI
    • BENH HAI LUA >
      • Bệnh bướu rể lúa
    • CON TRUNG HAI LUA >
      • Sau cuon la nho
      • Sau cuon la lon
      • Sau duc than buom hai cham
      • Cac loai sau duc than hai lua khac
    • DONG VAT HAI LUA
    • CAY ME (VUNG)
    • CAY SEN
    • CAY KHOAI >
      • DICH HAI SAN >
        • Rep sap bot hong hai san (khoai mi) da lan den Viet Nam
  • KHOA HOC BVTV
    • PHONG TRU DICH HAI TONG HOP
    • CHUONG TRINH IPM
    • CONG NGHE SINH THAI
    • PHONG TRU SINH HOC >
      • Tuyen trung ky sinh con trung
  • THUOC BVTV
    • THUOC THAO MOC >
      • Cay thuoc la
      • Cay thuoc lao
      • Cay la ngon
      • Day thuoc ca
    • THUOC VO CO
    • THUOC HOA HOC
    • THUOC TRU SAU SINH HOC
    • THUOC TRU SAU VI SINH >
      • Nuoi cay nam xanh tru ray nau hai lua

Dây thuốc cá

Cây thuốc cá có độc tố là chất Rotenon có tác dụng diệt cá và diệt nhiều loại côn trùng gây hại cây trồng nên được dùng làm thuốc thảo mộc để trừ côn trùng.Bài đăng của Trạm BVTV huyện Vĩnh Hưngtỉnh Long An.

1-Giới thiệu về cây thuốc cá

PictureTrồng cây thuốc cá ở Năn Căn- Cà Mau 1-1-Phân loại khoa học Bộ (ordo): Đậu (Fabales) Họ (familia): Đậu (Fabaceae) Phân họ (subfamilia): Đậu (Faboideae) Tông (tribus): Thàn mát (Millettieae) Chi(genus): Dây thuốc cá: DerrisLour., 1790 Loài (species): Derris elliptica1-2-Phân bốChi Dây thuốc cá (Derris) là một chi chứa trên 200 loài dây leo (theo IPNI) thuộc họ Đậu, sinh sống chủ yếu trong khu vực Đông Nam Á và các đảo Tây Nam Thái Bình Dương, bao gồm cả New Guinea. Các loài dây thuốc cá còn có các tên gọi khác như: duốc cá, ruốc cá, dây mật, dấy có, lầu tín, cóc kèn, ngư đằng v.v. Rễ của chúng chứa rotenon, một chất cực độc đối với các sinh vật thủy sinh, như côn trùng nhưng chỉ vừa phải đối với người và các động vật có vú khác. Các loài quan trong trong chi Cây thuốc cá ở Việt Nam bao gồm: -Derris elliptica: Dây thuốc cá, dây mật. -Derris trifoliata: Dây cóc kèn.Dây thuốc cá (D.elliptica) thường được tìm thấy ở ven rừng, ven đường và ven sông ở các nước Bangladesh, Miến Điện (Myanmar), Ấn Độ-Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam, ở Java tìm thấy đến độ cao 1.500 m. Các vùng trồng nhiều dây thuốc cá gồm có: Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, New Guinea, châu Phi và Mỹ. 1-3-Mô tảCác loài dây thuốc cá có lá kép lông chim lẻ (5-15) mọc so le. Hoa nhỏ, đài hoa màu hồng, cánh hoa màu trắng hay hồng. Quả dạng quả đậu dài 3-10 cm, rộng 1-4 cm với các cánh hẹp ở đường nối hai mảnh vỏ. Hạt 1-5.Dây thuốc cá ở Việt Nam còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín…Có tên khoa học là (Derris elliptica) là một loại dây leo khoẻ thân dài 7-10m, lá kép 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng, sau dai dày, hình mác, đầu nhọn, phía dưới tròn. Hoa nhỏ, trắng hoặc hồng. Quả loại quả đậu, dẹt, dài 4-8cm. Dây thuốc cá hoang dã có thể bắt đầu ra hoa lúc 18 tháng tuổi. Quả chín khoảng 4 tháng sau khi thụ tinh. Trong canh tác cây đậu quả là rất hiếm.

1-4-Độc tố trong cây thuốc cá

PicturePhân tử độc tố Rotenon Rễ dây thuốc cá chứa 10-12% nước, 2-3% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (đường, tinh bột), tanin, chất nhựa. Hoạt chất chính là rotenon (hay tubôtxin, derrin) được Nagai chiết ra từ 1902.Công thức phân tử: C23H22O6 (được xác định từ năm 1928).Công thức hóa học:[2R-(2α, 6aα, 12aα)]-1, 2, 12, 12a-Tetrahydro-8, 9-dimethoxy-2-(1-methylethenyl)-[1] benzopyrano [3, 4-6] furo [2, 3-h] [1] benzopyran-6 (6aH)-[1]. Công thức khai triển có 5 vòng (2 vòng benzen , 1 vòng py-ran, 1 vòng pyron và 1 vòng furan , ngoài ra còn 2 nhóm metoxy. (Xem ảnh bên). Hiện nay người ta xếp rotenon vào nhóm izoflavon là một rotenoid, rotenon là những tinh thể hình lăng trụ nhân isoflavon, không màu, tả tuyền, hầu như không tan trong nước (1/1.000.000), hơi tan trong cồn và ête, rất tan trong axeton, benzen và clorofoc (73%). Những dung dịch rotenon trong dung môi hữu cơ khi ra ánh sáng chuyển màu vàng rồi đỏ để thành chất dehydrorotenon vững bền và có độ độc vững bền. Trong môi trường kiềm, dung dịch không vững bền.

2-Rotenon được dùng làm thuốc thảo mộc diệt cá và côn trùng

+Công dụng Rotenon cực độc với cá và độc với côn trùng. Trước đây được dùng làm thuốc diệt côn trùng ở nhiều nước Châu Á và ở Mỹ. Do có tính độc với cá nên ít được các nhà khoa học ủng hộ. Hàm lượng rotenon trong dây thuốc duốc cá thay đổi tuỳ từng loại từ 4-12%, thông thường 5-8%, có thứ hoang dại lên tới 13%. Nhưng độ độc không chỉ do rotenon, mà còn tỷ lệ với lượng cao của ête của rễ. Thường một loại rễ chứa 4-5% rotenon cho chừng 16-22% cao ête. Thứ tự độ độc của các chất như sau: rotenon 400 lần mạnh hơn deguelin, deguelin 40 lần hơn tephrosin, tephrosin gấp 10 lần toxicarol. Hoạt chất khác gần giống Rotenon là Deguelin 3-8% cũng gây độc cho cá và côn trùng. Đối với người và động vật máu nóng các chất đó hầu như không có độc tính (qua đường tiêu hoá), nhưng nếu tiêm mạch máu có thể gây liệt hô hấp và chết do ngạt Hoạt chất rotenone dùng để diệt cá tạp và các loại sâu như: sâu tơ, sâu xanh da láng, dòi đục lá, bọ trĩ trên dưa hấu; rệp đào trên thuốc lá; nhện đỏ trên cam; rầy xanh, bọ cánh tơ trên trà; sâu ăn hoa trên xoài. Hiện nay ở Châu Âu và Mỹ vẩn sản xuất Rotenon tổng hợp dược dùng như một loại thuốc trừ sâu gốc sinh học. Tuy nhiên là một loại thuốc sát trùng mạnh và độc hại cho con người, đã được Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency) xếp vào loại hóa chất gây mầm bệnh ung thư. Tuy nhiên ở các nước Châu Á vẩn trồng và sản xuất dây thuốc cá lấy rể, thân, lá phơi khô dùng dể diệt cá tạp trong các ao đầm nuôi tôm, được xem như một biện pháp rẽ tiền và hữu hiệu nhất. Rể , thân, lá dây thuốc cá tươi hoặc phơi khô được dùng làm thuốc thảo mộc để diệt côn trùng và diệt cá (tạp) rất hiệu quả.+Một công thức dùng rễ cây thuốc cá Rễ cây thuốc cá 250g, xà phòng 250g, nước 100 lít. Rửa sạch rễ, giã nát ngâm vào 15 lít nước trong 24 giờ. Rửa sạch cối, chày, nước rửa dồn vào dung dịch nói trên. Sau 24 giờ vớt rễ ra và lọc. Bã ngâm vào 10 lít nước trong 3 giờ. Lọc lại. Khi dùng cho thêm nước đã pha thêm xà phòng vào theo tỷ lệ trên cho đủ 100 lít. Dùng bơm bơm lên những nơi có sâu, hoặc côn trùng như vườn rau, vườn cây, nhà cửa…+Kinh nghiệm dùng cây thuốc cá ở Việt Nam-Đối với người và gia súc: người ta dùng rễ cây thuốc cá làm thuốc tẩy giun, nhưng rễ dây thuốc cá cũng ít dùng so với các loại thuốc giun khác. Còn dùng chữa ghẻ dưới dạng thuốc mỡ. Tại một số vùng người ta chỉ hái cây duốc cá tươi, làm thành một vòng treo trên sừng trâu những con sâu bị dòi hay có ký sinh. Dòi và kí sinh thấy mùi duốc cá tự đi.-Đối với cá: Xem những nơi nào có cá, lấy một ít rễ cây duốc cá (nhiều ít tuỳ theo nơi đó nhiều hay ít nước), giã nhỏ, thả bột thô rễ cây duốc cá vào nước, ít giờ sau, cá bị chết độc rotenon nên bị nghẹ thở rồi nổi lên mặt nước. Bắt cá đó thả vào nước sạch , cá sẽ sống lại. Về quan điểm sinh thái, các nhà khoa học không khuyến cáo dùng cây thuốc cá để diệt cá. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết phải dùng thuốc diệt cá ví dụ như diệt cá tạp trong ao nuôi tôm thì dùng cây thuốc cá có hiệu quả kinh tế và ít ô nhiểm môi trường so với dùng thuốc hóa học. -Dùng dây thuốc cá để trừ côn trùng: Để diệt trừ ruồi, muỗi, mối, mọt, dán, nhện, sâu hại cây trồng… tác dụng của rotenon mạnh gấp 4-10 lần nicotin. Đối với những sâu bọ có vỏ cứng và bộ máy hô hấp khó thâm nhập cần dùng với liều gấp hai, ba.-Các phụ gia hổ trợ Để tăng độ dính hay tính chất nhũ hoá thường người ta còn dùng thêm những chất dính như dầu lạc, dầu thầu dầu, anbumin, máu, casein… chú ý dùng những chất dính không gây phản ứng làm tác dụng của rotenon, những chất nhũ hoá thường dùng là mật bò, xà phòng nhưng cũng chú ý tránh dùng những chất nhũ hoá có tính chất kiềm làm giảm tác dụng của rotenon.-Cách bảo quản bột rể dây thuốc cá hay bột Rotenon được lâu -Trộn bột rễ duốc cá với những bột trơ như bột đất sét, thạch cao v.v…cần tránh những bột có phản ứng kiềm vì chất kiềm làm cho rotenon mất tác dụng: cầu lacton có tác dụng bị phá huỷ. Tỷ lệ pha trộn cũng không nên quá 30%, có khi chỉ cần 15% bột nguyên chất là đủ. -Có thể dùng bột rotenon trộn với những bột trơ khác như đất sét, thạch cao v.v…nhưng tỷ lệ rotenon tối đa chỉ cần 1%, trung bình chỉ cần 0,25-0,50%. Bột rotenon để 1 năm không bị giảm tác dụng. Nhưng nếu dùng bột rễ duốc cá tươi tác dụng còn mạnh hơn dùng rotenon. Thường tác dụng tốt nhất thu được với những dung dịch nước ngâm 5% rễ duốc cá tươi. Có khi người ta phối hợp rotenon hay rễ duốc cá tươi với pyretrin vì pyretrin tác dụng mau hơn nhưng sự bảo quản của pyretrin còn chóng mất tác dụng hơn và giá thành cũng cao hơn. Ngoài dây thuốc cá, dây cóc kèn (Derris trifoliata) cũng có tác dụng tương tự nhưng kém hiệu quả hơn dây thuốc cá. Dây cóc kèn là một loại dây leo lớn, lá có 3-5 lá chét, đôi khi 7, hoa màu trắng phớt hồng, mọc thành chùm, quả dài 3-4cm, rộng 2,8cm, chứa một hạt. Trong lá cóc kèn có 11% tanin, rotenon, nhiều flavon dưới dạng bột mịn màu vàng nhạt (Dược học 2, 1980). Trong Đông y dây thuốc cá và dây cóc kèn còn được dùng làm cây dược liệu.

3-Trồng cây thuốc cá

Trồng cây thuốc cá bằng cách dâm cành, mẩu rễ cành dài 0,4-0,5m, trồng cách nhau 1m. Sau hai năm bắt đầu thu hoạch. Phải thu hoạch hết các rễ nhỏ, vì rễ càng nhỏ, lượng hoạt chất càng cao. Hoạt chất cao nhất vào các tháng thứ 23-27. Cây chịu ánh sáng mạnh, nhưng ưa nơi mát hơn. Vì vậy ở Miền Nam Việt Nam hay trồng xen giữa các cây cao su, cây dừa. Nhiệt độ cần thiết 27-280. Đất bón vôi cho năng suất rễ cao hơn. Ở Malaysia, sau 25 tháng mỗi ha cho hơn 3 tấn rễ, trung bình năng suất là hơn 1,3 tấn. Trước đây ở Miền Nam dây thuốc cá trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Phú Quốc. Năm 1938 đã xuất cảng được 22 tấn rễ. Trên thị trường dây thuốc cá dài ngắn không đều, đường kính thường trung bình 1cm, cong queo, mặt ngoài xám nâu, đến nâu đỏ nhạt, với những đường nhỏ chạy dọc. Vỏ dày dính chắc vào gỗ màu nâu hồng, bẻ rất nhiều xơ, vị hơi ngọt, nhầy, sau đó nóng và hắc. Giã ngâm vào nước, nước sẽ có màu vàng đục và mùi đặc biệt ; khác với rễ cóc kèn cho dung dịch trong.
Picture Vùng chuyên canh cây thuốc cá ở xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Picture Sản phẩm từ rể và thân cây thuốc cá
Bài được đăng bởi Trạm BVTV huyện Vĩnh Hưng- tỉnh Long An. Tài liệu tham khảo 1-http://en.wikipedia.org/wiki/Derris 2-http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Thuoc_ca 3-http://www.worldagroforestrycentre.org/sea/products/…/SpeciesInfo.asp 4-http://elib.dostquangtri.gov.vn/thuvien/Include/…/linhvuc=2043 Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Tác Hại Của Cây Duốc Cá