Lá Cơi Loại Cây Duốc Cá, Làm Thuốc Và độc Tính Cần Lưu ý

Lá cơi là lá của cây cơi, một loại cây thân gỗ mọc hoang hóa ở các cánh rừng phía Tây Bắc nước ta. Điểm đặc biệt mà nhiều người quan tâm đến loại lá này chính là độc tính gây tê liệt thần kinh loài cá, ngoài ra loài cây này cũng có những công dụng làm thuốc khá hưu ích trong đời sống mời các bạn cùng tham khảo.

Tên khoa học

Pterocarya Tonkinensis (Franch) hay Pterocarya stenoptera, thuộc họ óc chó (1)(2).

Mô tả cây cơi

  • Lá: Thoạt nhìn rất giống lá ổi, nhưng lá cơi có nhiều răng cưa nhỏ ở mép lá, lá kép kiểu lông chim có các lá mọc đối nhau.
  • Thân: Là dạng cây thân gỗ lớn có thể cao tới 10 mét.
  • Hoa, quả: Mọc thành từng chùm, xõa xuống, chùm hoa quả có thể dài tới 45 cm.

Mời các bạn xem hình ảnh để thấy rõ hơn (3).

Hình ảnh lá cơi báo nghệ an
Hình ảnh lá cơi báo Nghệ an

Phân bố, thu hái.

Được biết rằng cây cơi không có ở đồng bằng mà chỉ mọc hoang hóa nhiều tại các tỉnh miền núi nước ta, hiện nay cây mọc nhiều tại: Vùng rừng núi tại các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên….

Vào mùa hạ khi các sông suối có nhiều cá, người dâ thường đắp đá đổi hướng chảy của dòng suối, sau đó đập dập lá cơi dắc xuống suối để bắt cá.

Bộ phận dùng làm thuốc: Dân gian dùng lá và vỏ cây, thường dùng tươi để điều trị một số bệnh ngoài da, không dùng để uống vì cây có độc.

Tính vị lá cơi

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc ở cả lá, thân và rễ cây. Độc của lá cơi có thể làm chết chuột, ngộ độc cho người vì vật không được dùng lá cơi để uống. Với cá, người dân thường lấy lá tươi đập nát sau đó rắc xuống ao hồ, suối sẽ làm có hệ thần kinh cá bị choáng, cá bị thiếu oxy mà buộc phải ngoi lên, tê liệt hệ thần kinh do đó người ta bắt cá rất dễ bằng loại lá này (1).

Cũng theo người dân, cá duốc bằng lá cơi không độc, sử dụng làm thức ăn được bình thường.

Hình ảnh cây cơi
Hình ảnh cây cơi
Hoa quả cây cơi
Quả cơi

Tác dụng của lá cơi

Theo kinh nghiệm dân gian cây cơi không dùng để uống vì có độc, chỉ được sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da như:

  • Điều trị ghẻ lở
  • Hắc lào
  • Lang beng
  • Nấm móng tay, móng chân
  • Sâu răng

Ngoài ra lá cơi còn là một loại lá hữu ích trong đời sống hàng ngày như dùng để

  1. Diệt bọ gậy
  2. Làm thuốc diệt chuột
  3. Duốc cá

Cách dùng lá cơi làm thuốc

Điều trị ghẻ ngứa, hắc lào, nấm và các bệnh ngoài da: Lấy một nắm lá cơi khô hoặc tươi (Nếu lấ được lá tươi là tốt nhất) sau đó đun lấy nước tắm hàng ngày.

Cũng theo kinh nghiệm, ngoài cách dùng lá để tắm, dân gian còn dùng thân lá cây cơi nấu thành cao lỏng để bôi ngoài giúp điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da như: Hắc lào, long beng, nấm và ghẻ…

Điều trị sau răng: Dùng vỏ cây đập dập ngậm vào chỗ răng bị sâu cũng có hiệu quả tốt. Lưu ý, không nuốt nước vỏ cây cơ vì có độc, sau khi ngậm cần múc miệng bằng nước sạch để chất độc không vào trong cơ thể.

Cá bị tê liệt do cây cơi
Cá bị tê liệt (3)

Dùng trong đời sống

  • Diệt bọ gậy: Dùng lá cơ tươi đập nát, bỏ vào các chậu, vại có bỏ gậy giúp diệt bọ gậy hiệu quả.
  • Làm thuốc diệt chuột: Lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước chộn với thóc, mồi bẫy để làm mồi bẫy chuột rất hay.
  • Bắt cá hay duốc cá: lấy lã tươi giã nát, rắc xuống suối hoặc mương máng sẽ làm cá tê liệt mà nổi lên, ta có thể bắt được dễ dàng.

Một số nghiên cứu về cây cơi

  • Chiết xuất lá cây cơi Pterocarya stenoptera gây ngộ độc loài ốc Oncomelania hupensis: Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hồ Bắc, Vũ Hán, Trung Quốc đã thử nghiệm dùng lá cây cơi chọn với tinh bột thành dạng viên để làm thức ăn cho loài ốc Oncomelania hupensis. Kết quả thu được loài ốc trên đã dễ dàng bị tiêu diệt. Các nhà nghiên cứu nhận định lá cây cơi sẽ là một phương pháp hay để tiêu diệt những loại thủy sinh gây hại mùa màng (4).
Ốc bươu vàng
Ốc bươu vàng

Nghiên cứu trên cũng có thể áp dụng ở đồng ruộng Việt Nam khi mà loài ốc bươu vàng đang hoành hành phá hại mùa màng trên khắp các cánh đồng lúa nước ta trong một vài năm trở lại đây.

  • Nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn của vỏ cây cơi Pterocarya stenoptera: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Quảng Tây, Nam Ninh, Trung Quốc đã tiến hành sử dụng vỏ của cây cơi làm thí nghiệm, quá trình sau khi xác định thành phần hóa học, nhóm nghiên cứu đã xác định khả năng kháng khuẩn mạnh từ dịch chiết của cây cơi nếu được sử dụng ở ngoài da và được đánh giá là một loại thuốc điều trị các bệnh ngoài da rất tiềm năng (5).

Lưu ý khi dùng lá cơi

  • Cây cơi có độc, bởi vậy nhiều nơi còn gọi đây là lá ngón, vì vậy tuyệt đối không dùng để uống.
  • Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Tham khảo: Lá ngón, loài cây cực độc và bi kịch tìm đến tử thần

Nguồn tham khảo

  1. Cơi, Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 537, 538.
  2. Cây lá ngón, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 322.
  3. Độc đáo, dùng lá cây săn cá ở miền Tây xứ Nghệ, https://baonghean.vn/doc-dao-dung-la-cay-san-ca-o-mien-tay-xu-nghe-107962.html, ngày truy cập 25 tháng 12 năm 2019.
  4. Study on Effect of the Granule Medicine of Pterocarya stenoptera on Poisoning Oncomelania hupensis, http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-HDZK199904018.htm, ngày truy cập 25 tháng 12 năm 2019.
  5. Study on Antibacterial Activity Constituent from Pterocarya stenoptera, http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-ZSFX201018026.htm, ngày truy cập 25 tháng 12 năm 2019.

Từ khóa » Tác Hại Của Cây Duốc Cá