Để Cá Hồng Biển Cắn Câu Dễ Dàng đừng Bỏ Qua Bí Thuật Số 1 Sau

cá hồng biển
Cá hồng biển
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá hồng biển là loài cá nằm trong top được săn đón nhiều nhất của những người đi câu dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Nhiều bà con nông dân áp dụng hình thức nuôi thả cá hồng biển khi đến vụ thu hoạch sẽ dùng hình thức câu cá để bắt cá lên. Nhưng có lẽ nhiều bà con vẫn chưa biết được những bí thuật hàng đầu để tóm gọn cá hồng biển vào lưỡi câu không trượt phát nào mà tôi sắp bóc mẽ sau đây, hãy khám phá cùng tôi ngay thôi!

Nội dung chính

Đặc điểm nhận biết cá hồng biển chuẩn 100%

Khi bạn tìm kiếm từ khóa “cá hồng” ở trên các trang tài liệu, chắc chắn kết quả hiển thị ra rất nhiều loại cá khác nhau, đôi khi còn bao gồm các loại cá khác biệt về loài như cá mú.

Thực tế đúng là như vậy, người ta dùng từ cá hồng để gọi nhiều loại cá có màu sắc từ hồng cho tới đỏ tùy vào sắc thái của da cá. Cá hồng bao gồm rất nhiều loài khác nhau với cách phân loại đa dạng và chủng loại muôn vàn. Vì nguyên nhân đó, không hề dễ để phân biệt được cá hồng biển với các loài cá khác.

Nhưng đừng lo, bài viết hôm nay chắc chắn sẽ không làm mọi người thất vọng đâu.

cá hồng biển
Cá hồng biển xinh đẹp

Cá hồng biển phân bố rộng rãi ở các vùng biển Bắc Bộ hoặc miền Nam – Trung Bộ ở Việt Nam, được nhiều người nuôi trồng nuôi thả trên biển với mật độ lớn.

Cá hồng có phần đầu khá to so với thân, thân hình bầu dục cong dẹt dần về hai bên, miệng nhọn chĩa về phía trước, khi há thì rất rộng và phần môi kéo dài về sau, răng của chúng khá sắc nhọn và khi nhìn nghiêng có thể quan sát khá rõ hai cái răng nanh.

Vây trên lưng của cá mọc dài và chĩa dần lên, cứng cáp với lớp gai dày, phủ trên da toàn thân cũng là lớp vẩy hình lược cứng cáp và dày đặc.

Thân cá dài gấp hai đến ba lần chiều cao của cá, có thể đạt gần 90 cm hoặc hơn, kích thước trung bình thì chỉ khoảng 50 – 60 cm.

Lưng cá màu đỏ tươi, và nhạt dần cho tới khi chạm phần bụng màu trắng bạc.

Cá hồng biển là loài cá ăn thịt hung dữ với nguồn thức ăn tự nhiên chính là cá nhỏ, loài giáp xác,…

Loài cá này sống ở độ sâu từ 10-120m.

Khi gần đến mùa sinh sản hoặc sau khi sinh trưởng được khoảng 3 tháng, cá hồng biển sẽ di chuyển đến những nơi có mực nước sâu hơn, có nhiều rong biển, tảo và các rặng san hô, cũng như hệ thống hang nối dưới nước.

Mồi câu cá hồng biển cũng cần có công thức

Nên chọn loại mồi nào

Chọn mồi câu cá chỉ với một loại mồi đã xưa rồi, chỉ cần đa dạng hóa mồi câu của mình là bạn đã nâng tầm kĩ thuật của mình được 25% rồi đấy.

Đối với các loại cá khác, mồi giả rất được khuyến khích vì đây là phương pháp vừa tiết kiệm vừa đảm bảo kỹ thuật, nhưng cá hồng biển lại là loài có kích thước đáng kể và có một chút ranh ma.

Để dụ được những chú bé to xác này, người câu nên chọn lựa những loại mồi tươi để chúng thật sự bị hấp dẫn, như vậy tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

Một số loại cá phổ biến để chọn như là cá nục, cá ngừ, mực,… Để tiện lợi, nhiều cần thủ thường câu trực tiếp mồi và rồi sử dụng chúng để câu cá hồng ngay tại cùng một nơi.

cá hồng biển
Cá hồng biển ngậm mồi

Bên cạnh việc chọn mồi tươi, hãy chuẩn bị những loại mồi nhử.

Mồi nhử chia làm hai loại, loại đầu tiên là những viên mồi có chất tạo mùi, hãy sử dụng số lượng lớn loại mồi này và cho vào trong túi nhỏ có mắt lưới thoáng khí và thả vào nơi có mực nước sâu gần đáy để nhử cá,

Loại mồi nhử còn lại chính là những viên mồi bột nhỏ, rải mồi với phạm vi lớn trước khi câu để xác định phạm vi hoạt động của cá, xác định vị trí câu hài lòng nhất.

Kỹ thuật xử lí mồi câu như một tay chuyên

Cá làm mồi khi được câu lên thì sẽ được phi – lê theo đúng kỹ thuật.

cá hồng biển
Phi – lê cá hồng biển làm mẫu

Phi – lê và tách hai phần thịt bụng ra, rồi tiếp tục phi – lê phần thịt bụng ấy thành những lát mỏng, tiếp tục cắt xéo thành nhiều miếng nhỏ như là cách sơ chế để làm gỏi cá sống.

Như vậy thì có thể để cá hồng biển đớp mồi dễ dàng hơn.

Đối với những mồi câu như mực thì hãy cắt thành lát mỏng như miếng mực nướng, như vậy thì mồi câu sẽ trông tự nhiên và dễ điều khiển trong nước.

Lưỡi câu có thể dùng chỉ một hoặc nối nhiều móc lại thành một chùm nếu muốn câu nhiều cá, nhưng cần lưu ý khi móc mồi phải chừa lại phần lớn thịt để có thể thu hút cá, không gập đôi mồi và kéo sát nút lưỡi câu.

Dây câu cần dùng những loại dây nối chắc, bền như dây thủy tinh và có độ dài đáng kể nhưng đường kính phải nhỏ để dễ cho việc ẩn mình trong làn nước.

Đối với phao móc vào câu, hãy sử dụng loại có lõi có sức nặng cảm nhận được từ tay nắm cần câu, vì loại này sẽ khiến người đi câu cảm nhận lực để điều khiển dễ dàng.

Nhưng phao dù nặng thì khi thả xuống nước không được chìm xuống, điều này sẽ gây bất lợi cho tay điều khiển và khó cảm nhận chuyển động của cá.

Kỹ thuật câu cá hồng biển 

Chọn địa điểm câu cá hồng biển lý tưởng

Cá hồng biển vốn sống ở những nơi có mực nước sâu và nhiều nơi để lẩn trốn.

cá hồng biển
Câu cá trên ghềnh đá

Địa điểm lý tưởng hơn cả ngoài khơi xa để đánh bắt loài cá này là ghềnh đá. Tại những bờ đá nhô lên trông có vẻ khá hiểm trở nối dài với đất liền, cá hồng biển ẩn nấp và sinh sống rất nhiều.

Cá hồng biển được phân biệt và liệt vào loại ăn mồi sát đáy, mà đặc trưng của những loài này là tính ổn định, chúng sẽ không dễ dàng rời bỏ nơi ở của mình trừ khi bị đe dọa.

Vì vậy bà con hãy an tâm mà chọn nơi câu nhé.

Bà con có thể dùng phương pháp câu đáy hoặc câu bằng phao.

Câu đáy có nghĩa là người câu sẽ thay thể phao câu bằng những tảng chỉ nhỏ có lỗ xỏ dây và thả nó chìm xuống nước, những phần chì này được gắn tách biệt với móc câu, giúp lưỡi câu chìm sâu xuống và thu hút nhiều cá hơn.

Còn nếu dùng đến phao thì nên thả phao từ từ xuống để chúng chìm nhẹ và tự nổi lên lại. Bên cạnh phao chính thì nên có các phao phụ móc phía trên khoảng 30 cm.

Có thể dùng câu tay hoặc câu bằng máy tùy ý.

Bí quyết gia truyền xin đừng bỏ lỡ

Cần câu tay hay câu máy thì đều nên được thiết kế chiều dài hợp lý.

Vì sức mạnh của cá hồng biển không hẳn là nỗi lo quá lớn nên dây câu nên dùng loại làm từ hợp chất fluorocarbon để đảm bảo độ linh hoạt của dây câu.

cá hồng biển
Cần câu dựng tiêu chuẩn

Nếu sử dụng máy câu thì nên thả câu từ đuôi thuyền và thả về phía xa thuyền càng tốt, vì cá rất nhạy cảm với những chuyển động và tiếng ồn truyền đến trong nước, thả mồi câu ra xa thì sẽ hạn chế kinh động tới cá.

Hãy nắm chắc các bước dự đoán mồi câu và tìm ra thời điểm điều khiển dây câu sau đây.

Khi thả phao xuống, nếu phao dựng thẳng lên và nửa chìm nửa nổi thì mồi thả xuống chưa đúng, chưa chạm đến độ sâu đáy. Còn nếu phao nằm ngang và nổi hờ trên mặt nước thì mồi đã tiếp đáy và tiếp xúc trực diện.

Để biết có nên giật câu hãy chưa, ta có một số mẹo nhỏ như:

  • Nếu phao động nhẹ và hơi tĩnh thì cá đã ngậm mồi nhưng lưỡi câu chưa móc đúng vị trí đủ sâu, chưa nên giật cần vì sẽ vuột mất cá.
  • Nếu phao bị kéo đi lả lướt và sau đó không còn động tĩnh gì thì cá đã bỏ mồi mà đi, không cần phí sức giật câu.
  • Phao mà nhấp nhô, chìm nổi vài lần và dao động tại chỗ nhẹ nhàng thì đang có cá nhỏ rỉa mồi, hãy di chuyển cần câu nhẹ nhàng tránh đi.
  • Nếu phao chìm xuống đột ngột và sâu thì có cá đang giật lấy mồi, hãy giật nhanh cần câu lên theo chiều thẳng đứng.

Về kinh nghiệm kéo dây câu, hãy nhớ, nếu phao kéo dây câu chạy theo chiều nào thì kéo về hướng ngược lại để móc câu móc vào cá thật chắc.

Lực giật cần cũng là một nghệ thuật, không nên quá nhẹ vì sẽ để vuột mất cá, nhưng nếu mạnh quá thì sẽ khiến cá bị sứt miệng hoặc đứt dây câu, và ta mất mồi ngon.

Để dụ cá ăn chắc mồi câu, hãy thả nhẹ lực hãm để cá yên tâm tận hưởng miếng mồi, sau đó giật dây thật dứt khoát với lực vừa phải để bắt cá lên.

Không nên lãng phí sức lực vào những miếng mồi câu bị kéo nhẹ và thả ra vì khả năng cao là cá đã chán và nhả mồi ra, nếu hành động quá nóng vội sẽ làm những con cá xung quanh hoảng sợ.

Vâng, bà con ơi, vừa rồi tôi đã chia sẻ đến bà con những kinh nghiệm câu cá hồng biển như một cần thủ chuyên nghiệp, dù chỉ là những kỹ thuật nhỏ nhưng lại chắc chắn, đảm bảo khó có thể vuột mất con cá nào. Chúc bà con may mắn nhé.

Xem thêm: Đặc sản cá hồng chuối nuôi trồng bằng kỹ thuật mới thời đại 4.0

Từ khóa » Cá Hồng Nước Lợ