Kỹ Thuật Nuôi đơn Cá Hồng Mỹ Trong Ao đất Nước Lợ - Tạp Chí Thủy Sản
Có thể bạn quan tâm
Chuẩn bị ao nuôi
Đối với ao mới: Sau khi xây dựng xong phải rửa chua 3-5 lần, rải vôi khắp đáy ao, phơi từ 10-20 ngày. Lượng vôi bón phụ thuộc vào độ pH của đáy ao.
Sử dụng theo bảng sau:
Đối với ao cũ: Nạo vét, loại bỏ lớp bùn ở đáy ao, bón vôi với lượng từ 190-320 kg/ha, phơi đáy từ 10-15 ngày.
Cải tạo ao bằng chế phẩm sinh học: Sau mỗi vụ nuôi, tháo cạn ao, vét bùn, tu sửa bờ và đáy ao. Diệt tạp bằng Saponin (15g/m3) hoặc Rotenon (4-5g/m3). Sau đó cấp nước, gây màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Có thể thả cá rô phi vào ao nuôi nhằm mục đích để cá rô phi sinh sản làm thức ăn cho cá.
Sau 8-10 tháng có thể thu hoạch cá với cỡ thương phẩm
Thả giống: Sau khi nước ao nuôi đạt các chỉ số như: pH từ 7,5-8,5; ôxy hòa tan từ 5-9mg/l, nhiệt độ 26-300C, các khí NH3, H2S ở mức cho phép, có thể tiến hành thả giống. Mật độ thả từ 5.000-10.000 con/ha. Cỡ giống từ 100-150g/con là phù hợp nhất.
Chăm sóc và quản lý: Mực nước trong ao nuôi duy trì ổn định ở mức từ 1-1,5m.
Cho cá ăn bằng thức ăn là cá tạp tươi băm nhỏ tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi cá. Ngày cho cá ăn 2 lần. Lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng thân trong 2 tháng đầu và các tháng sau là 5%. Có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn công nghiệp, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cá phát triển nhanh và kháng bệnh tốt hơn.
Kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, tránh cho ăn dư thừa gây ô nhiễm nước, làm tăng hệ số FCR. Thay nước định kỳ, 1 tháng/lần, mỗi lần thay 30% lượng nước ao. Quan sát và theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ cho ao nuôi, đặc biệt là những tháng cuối chu kỳ nuôi. Thường xuyên, theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để có biện pháp chữa trị.
Thời vụ và thu hoạch: Thời gian nuôi mỗi vụ chỉ nên kéo dài từ 9-10 tháng sẽ thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Có thể thu tỉa hoặc thu tổng thể toàn bộ ao nuôi tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ và nhu cầu của thị trường.
>> Hiện nay, phương pháp nuôi đơn cá hồng Mỹ ghép với cá rô phi trong các ao đầm nước lợ trồng rong câu hoặc nuôi trong chuồng (đăng, lồng) trong các đầm nuôi thủy sản quảng canh đang là hướng đi hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích.
Đoàn Quân
“Kỹ thuật nuôi cá lóc bông”
Đây là cuốn sách do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia biên soạn. Trong đó, những kỹ thuật cơ bản như: cách phân biệt cá đực, cái; cách tạo tổ đẻ có giá thể; phương pháp cho đẻ, thu ấp trứng, ương nuôi cá giống… được trình bày rất chi tiết. Ngoài ra, các phương pháp nuôi thương phẩm cá lóc bông trong ao đất và nuôi lồng bè, mùa vụ nuôi, cách chăm sóc, thu hoạch cũng được hướng dẫn cụ thể và có hình ảnh minh họa giúp người nuôi dễ hiểu và áp dụng. Phần cuối của cuốn sách hướng cho người nuôi về cách phòng và trị những bệnh thường gặp ở cá lóc bông.
Bạn đọc, người nuôi cá quan tâm có thể tìm đọc sách tại các Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư địa phương hoặc Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Tuấn Tú
Từ khóa » Cá Hồng Nước Lợ
-
Cách Câu Cá Hồng Nước Lợ
-
Câu Cá Hồng Nước Lợ Bằng Mồi Cá Trê Siêu Nhạy - YouTube
-
Câu Cá Hồng Rô Nước Lợ - YouTube
-
Để Cá Hồng Biển Cắn Câu Dễ Dàng đừng Bỏ Qua Bí Thuật Số 1 Sau
-
Cần Thủ Thành Vinh Săn Cá Nước Lợ - Báo Nghệ An
-
Cá Hồng Bạc Thương Phẩm - TP AQUA GROUP
-
Cá Hồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Câu Và Thưởng Thức Cá Trên Dòng Sông Quê - UBND Huyện Núi Thành
-
Cá Hồng Mỹ ( Sủ) - BNAFOODS
-
Mồi Câu Cá Nước Lợ
-
Hiệu Quả Vượt Trội Nhờ Mô Hình Nuôi Cá Hồng Bạc Tại Việt Nam
-
Cá Hồng Mỹ - Công Ty TNHH Seafish Vũng Tàu
-
Câu Cá Hồng Nước Lợ