Đề Cao Trách Nhiệm Nêu Gương Của Cán Bộ, đảng Viên, đẩy Mạnh ...
Có thể bạn quan tâm
Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng ta nhất định ngày càng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng Đảng về đạo đức là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng, nhằm nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và vai trò cầm quyền của Đảng; để Đảng ta là tổ chức của những người ưu tú, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết và trước hết, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.
Xây dựng Đảng về đạo đức - truyền thống quý báu và phẩm chất cao đẹp của Đảng ta
V.I. Lê-nin từng chỉ rõ, phải xây dựng đảng cộng sản cầm quyền thật sự là một đảng tiêu biểu cho “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”. Tổ chức đảng, đảng viên phải là tấm gương đạo đức, hết lòng, hết sức phục vụ đất nước và nhân dân, hết mực trung thành với Đảng, tận tụy với công việc, đoàn kết, giúp đỡ, yêu thương con người, yêu thương đồng chí.
Ngay từ khi tuyên truyền, vận động thành lập Đảng, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, đạo đức cách mạng là nội dung cốt lõi đầu tiên trong những vấn đề căn bản của cách mạng Việt Nam. Người nhiều lần nhấn mạnh, đạo đức là “gốc” của người cách mạng, “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng không phải là đạo đức thủ cựu, mà là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại; không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và của loài người. Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện không ngừng. Cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm nêu gương đạo đức cách mạng; từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng căn dặn lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là những người đi đầu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng hoạt động thiết thực lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến đông đảo người dân _Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, “xây” đi đôi với “chống” là vấn đề có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng, là một nguyên tắc trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Muốn nâng cao đạo đức cách mạng, phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chiến thắng chủ nghĩa cá nhân là tiêu chí quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành về chính trị, đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi, chủ nghĩa cá nhân là “kẻ thù” lớn nhất trong mỗi con người, “đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm”, hằng ngày phá hủy cơ thể của Đảng, không những làm giảm sút năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, mà còn làm mất uy tín, lương tâm và danh dự của Đảng. Trong bản Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước lúc đi xa, Người đau đáu dặn dò: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng ta thể hiện ở đường lối, chủ trương đúng đắn do các cấp ủy, tổ chức đảng đề ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; sự hợp lý của hệ thống tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp; quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và việc xử lý nghiêm minh đối với sai phạm của các tổ chức đảng, đảng viên; phẩm chất đạo đức và sự nêu gương về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên,... Xây dựng Đảng về đạo đức là trách nhiệm thường xuyên trong hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nhằm xây dựng, củng cố và phát triển những giá trị, chuẩn mực đạo đức tiến bộ, góp phần làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao; kết tinh được những giá trị, phẩm chất đạo đức cao đẹp, giàu tính nhân văn, có sức thuyết phục, cảm hóa và lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội; xứng đáng là đội tiền phong chính trị, đại biểu ưu tú về trí tuệ, biểu tượng cao đẹp về đạo đức, văn hóa, tính nhân văn cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Trong hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là những giá trị, chuẩn mực được kết tinh từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng được rèn luyện, bổ sung qua các chặng đường cách mạng, bao gồm: Một là, tận trung với Đảng, vững vàng trên nền tảng tư tưởng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; giữ vững bản chất giai cấp, bản lĩnh chính trị và tính tiên phong cách mạng; giữ vững nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Hai là, tận trung với nước, tận tụy với công việc; có tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhân, nghĩa, trí, tín, dũng; đoàn kết, thống nhất, thân ái, giúp đỡ đồng chí, đồng đội; trung thực, thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh tự phê bình và phê bình; kiên quyết khắc phục, loại bỏ những thói hư, tật xấu, hạn chế, yếu kém trong tổ chức đảng và mỗi đảng viên. Bốn là, tận hiếu với dân; gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn tôn trọng, lắng nghe, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Giúp dân chống lũ tô thắm hình ảnh đẹp người chiến sĩ công an trong lòng nhân dân _Ảnh: Tư liệu
Nhờ có quá trình liên tục rèn luyện và bồi dưỡng, tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, gương mẫu, hăng hái đi đầu trong lao động sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu; nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp Đảng ta có được nguồn sức mạnh to lớn, lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ đất nước
Trong công cuộc đổi mới, dưới những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, không ít cấp ủy, tổ chức đảng có biểu hiện quan liêu, xa dân, đề ra các chủ trương công tác chưa thật sát với lợi ích của nhân dân; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, bè phái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,..., chưa dũng cảm nhận khuyết điểm trước nhân dân. Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi còn hạn chế; không thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong mối quan hệ với nhân dân, trong công tác xây dựng nội bộ cũng như trong đời sống hằng ngày. Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước và sự tồn vong của chế độ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Bởi vậy, xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; là yêu cầu ngày càng quan trọng, cấp thiết trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và xứng đáng với trọng trách được nhân dân giao phó. Điều này được thể hiện ở những nội dung như sau:
Thứ nhất, thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện lý tưởng đạo đức cách mạng của Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên. Đó là mục tiêu, lý tưởng đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Kể từ khi Đảng ra đời đến nay, lý tưởng đó không thay đổi, không phai nhạt, luôn gắn liền và thống nhất với nền tảng tư tưởng, đạo đức của Đảng. Đảng ta vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Ngoài lợi ích của nhân dân và của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Bởi vậy, mục tiêu, lý tưởng của người đảng viên không phải là phấn đấu để làm quan, phát tài hay để mưu cầu danh lợi, mà là để được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng, cho Đảng và dân tộc Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, hơn 90 năm qua, vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đồng thời đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ, hoàn cảnh khác nhau của đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện những quy chế, quy định điều chỉnh thực tiễn xây dựng Đảng về đạo đức trong toàn Đảng. Trước hết, đó là những quy định về chuẩn mực và nêu gương đạo đức của đảng viên trong từng cơ quan, đơn vị và trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội; những quy định, nguyên tắc xây dựng Đảng về đạo đức đối với các cấp ủy, tổ chức đảng; những quy định rất cụ thể trong việc xử lý các hành vi vi phạm tư cách, chuẩn mực đạo đức đối với đảng viên và tổ chức đảng. Trên cơ sở những quy định chung, các cấp ủy, tổ chức đảng ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực hoàn thiện những tiêu chí, chuẩn mực cụ thể, sát thực, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, làm căn cứ cho tự phê bình, phê bình và xử lý kỷ luật nếu vi phạm. Những chuẩn mực đạo đức đó trở thành tiêu chuẩn, nét đẹp truyền thống, văn hóa ứng xử trong cơ quan, tổ chức, tạo nên giá trị văn hóa cao đẹp trong suốt quá trình hoạt động, xây dựng và phát triển của các tổ chức đảng và đảng viên.
Thứ ba, liên tục giáo dục, rèn luyện, thực hành những chuẩn mực đạo đức trong Đảng, thấm nhuần trong thực tiễn hoạt động và đời sống hằng ngày. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”. Trong nhân cách của người cán bộ cách mạng, đức và tài phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau; trong đó đức phải được đặt lên hàng đầu, phải là “gốc” bởi người có tài mà không có đức sẽ là người có thể “tham ô hủ hóa có hại cho nước”. Đảng ta đặc biệt quan tâm đến quá trình giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong nhà trường, gia đình và xã hội; đồng thời, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với tất cả cán bộ, đảng viên. Nội dung giáo dục là toàn diện, từ lý tưởng đạo đức cho đến những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, những giá trị chuẩn mực của đảng viên và tổ chức đảng; trong đó đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, người có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Thứ tư, không ngừng đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đảng viên của Đảng làm việc trong các cơ quan nhà nước nếu không rèn luyện, tu dưỡng thì rất dễ bị cám dỗ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, vi phạm chuẩn mực đạo đức của người đảng viên. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, quyết liệt đấu tranh với những hành vi phi đạo đức và những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, như: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, ganh ghét, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình; độc đoán, gia trưởng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; cục bộ, bè phái, tranh chức, tranh quyền, gây mất đoàn kết nội bộ; quan liêu, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, xa rời quần chúng; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phục vụ lợi ích cá nhân; sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội,...
Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên để Đảng ta luôn “là đạo đức, là văn minh”
Thấm nhuần di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của Đảng ta, trong những năm qua, nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng đến nay, công tác xây dựng Đảng về đạo đức ngày càng được nâng tầm và coi trọng. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng xác định: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”, đưa công tác xây dựng Đảng về đạo đức ngang tầm với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đây là sự bổ sung, phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn của Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng toàn diện, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Triển khai đồng bộ nhiệm vụ này, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đề ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng, gắn chặt công tác xây dựng Đảng về đạo đức với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Một điểm nhấn quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức của nhiệm kỳ Đại hội XII là tập trung vào phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, được thể hiện qua nhiều chỉ thị, quy định quan trọng của Đảng, như Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016, của Bộ Chính trị, “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương, về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”...
Mỗi tổ chức đảng phải thường xuyên thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình để trở thành một tổ chức đảng vững mạnh, chắc chắn, trong sạch (Trong ảnh: Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư với các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025) _Ảnh: TTXVN
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, định hướng của Đảng, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã xây dựng những chuẩn mực, quy định cụ thể về đạo đức của cán bộ, đảng viên phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và nghề nghiệp, việc làm của cán bộ, đảng viên. Nhiều cán bộ, đảng viên đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, tự giác, hăng hái, tận tụy với công việc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thực sự là những tấm gương sáng. Đồng thời, những cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, hành vi, lối sống, vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương,... đã bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc, qua đó, phát huy tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, đẩy lùi một bước những biểu hiện tiêu cực, nạn quan liêu, tham nhũng, được nhân dân đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ. Nhờ vậy, công tác xây dựng Đảng về đạo đức đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần tạo nên điểm sáng nổi bật trong công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.
Trong thời gian tới, để công tác xây dựng Đảng về đạo đức đạt hiệu quả thiết thực hơn nữa, các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cần tiếp tục thực hiện thật tốt trách nhiệm nêu gương, cụ thể là:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, để mọi người đều thấy rằng nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và đạo lý của người cán bộ, đảng viên; đồng thời, chuyển từ nhận thức, thái độ đúng đắn thành những hành động thiết thực, cụ thể. Mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, thay vì chờ đợi hướng dẫn, chỉ đạo, phải chủ động, tự giác thực hành bằng những hành động, việc làm dù nhỏ trong công tác và đời sống hằng ngày, trong ứng xử với chính mình, với công việc và với tập thể cơ quan, đơn vị; thấm nhuần sâu sắc di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(10). Cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình trong kỷ luật của tổ chức, nghiêm túc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của cơ quan, đoàn thể; phải là những người đi đầu trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, thù địch.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc; bảo đảm dân chủ, không độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân ở nơi cư trú cũng như nơi công tác. Đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, “nói đi đôi với làm” là cách nêu gương tốt nhất; các thế hệ đi trước cần nêu gương sáng cho các thế hệ đi sau; lãnh đạo cần nêu gương cho nhân viên; đảng viên cần nêu gương cho quần chúng. Kiên quyết chống những biểu hiện vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; nói và làm không nhất quán giữa khi còn đương chức với lúc nghỉ hưu.
Thứ ba, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực; dũng cảm tự phê bình và phê bình. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc, thường xuyên tự kiểm điểm bản thân mình, có dũng khí đấu tranh tự phê bình và phê bình trước cấp ủy, tổ chức đảng, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh, không tranh công, đổ lỗi, dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Kiên quyết đấu tranh chống lại việc lợi dụng phê bình để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, hoặc ca ngợi, xu nịnh nhau, làm cho nhiều người, kể cả người lãnh đạo tự mãn, chủ quan. Thực hiện tự phê bình và phê bình phải mang mục đích, ý nghĩa trong sáng, vì công việc chung, vì sự đoàn kết của tổ chức và vì sự tiến bộ của từng đảng viên.
Mỗi đại biểu dự đại hội đảng bộ các cấp cần thể hiện tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong việc lựa chọn những cán bộ tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và tài năng cho cấp ủy khóa mới _Ảnh: Tư liệu
Thứ tư, Đảng ta đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng góp phần tích cực xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức và thực hành trách nhiệm nêu gương, sáng suốt đề ra và quyết tâm thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng trong giai đoạn tới. Theo đó, cần thể hiện quyết tâm chính trị cao trong quá trình xây dựng các văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp, thể hiện được khát vọng, tầm nhìn và ý chí, quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đột phá phù hợp với thực tiễn cụ thể của từng địa phương, đơn vị, tránh những biểu hiện giáo điều, chủ quan, duy ý chí và chạy theo thành tích... Phải làm sao để các tầng lớp nhân dân nhìn vào nghị quyết của Đảng thấy rõ được ở đó trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức của Đảng trước nhân dân, trước dân tộc; để nghị quyết của Đảng thật sự là lời hứa, lời cam kết của danh dự và lương tâm của Đảng trước toàn dân và tương lai dân tộc.
Tích cực tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp, gắn với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng và đất nước; hình thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết, thống nhất khi bước vào đại hội.
Cấp ủy các cấp cần thể hiện rõ tính gương mẫu, tinh thần tự phê bình và phê bình trong báo cáo kiểm điểm; mỗi đại biểu đảng viên đi dự đại hội cần thể hiện tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong việc lựa chọn những cán bộ tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và tài năng cho cấp ủy mới; đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện dự thảo các văn kiện của đại hội; góp phần xây dựng các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sứ mệnh và trọng trách được nhân dân tin tưởng giao phó.
Theo Tạp chí Cộng sản
Chia sẻHình ảnh hoạt động nổi bật
Video Bệnh viện
Trang thiết bị hiện đại
Hệ thống SPECT hai đầu thu
Siêu âm Doppler xuyên sọ
Máy siêu âm tim
Máy xét nghiệm hóa sinh dxc 700Au
Kỹ thuật chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
Máy xét nghiệm huyết học XT 1800i
Máy xét nghiệm miễn dịch tự động
Máy định danh và làm kháng sinh đồ Vitek 2 Compact
Các dịch vụ kỹ thuật cao
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo Thay máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu Tán sỏi niệu quản ngược dòng Laser Phẫu thuật Cột sốngDịch vụ khám, điều trị theo yêu cầu
Khám bệnh nhân sau phẫu thuật
Khoa yêu cầu, điều trị tất cả các chuyên khoa
Khám Ngoại khoa
Khám chuyên khoa Mắt
Đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tình
Khám Nội khoa
Khám Nhi khoa
Khám Nội soi Tai Mũi Họng
Khám, chữa các bệnh Răng Hàm Mặt
Liên hệ / Gửi câu hỏi
Thư viện điện tử
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực
Tài liệu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng-miễn dịch lâm sàng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nhi khoa
Liên kết website
Thống kê truy cập
Online: 88
Tổng lượt truy cập: 23230634
Hôm nay: 2415
Từ khóa » Giải Pháp Nêu Gương Của Cán Bộ đảng Viên
-
Một Số Giải Pháp Thực Hiện Trách Nhiệm Nêu Gương Của Cán Bộ ...
-
Nâng Cao ý Thức Trách Nhiệm Nêu Gương Nhằm Thực Hiện Có Hiệu ...
-
Giải Pháp Nào để Quy định Trách Nhiệm Nêu Gương đi Vào Cuộc Sống?
-
Phát Huy Trách Nhiệm Nêu Gương Của Cán Bộ, đảng Viên Theo ...
-
Chuyên đề: Trách Nhiệm Nêu Gương Của Người Cán Bộ, đảng Viên
-
Vai Trò Nêu Gương Của Cán Bộ, đảng Viên Trong Học Tập Và Làm Theo ...
-
NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN NÊU GƯƠNG CỦA CÁN ...
-
Thực Hiện Trách Nhiệm Nêu Gương Của đội Ngũ Cán Bộ đơn Vị Quản ...
-
TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO ...
-
Trách Nhiệm Nêu Gương Của Cán Bộ, đảng Viên Trong Giai đoạn Hiện ...
-
Phát Huy Vai Trò, Trách Nhiệm Nêu Gương Của Cán Bộ, đảng Viên
-
[PDF] THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ HUYỆN ...
-
Phát Huy Trách Nhiệm Nêu Gương Của Cán Bộ, đảng Viên Công An ...
-
Quan Tâm đến Tính Nêu Gương, Có Giải Pháp để Phát Hiện Những ...