Đề Chuẩn Cấu Trúc Số 16- Môn: Ngữ Văn (có Lời Giải Chi Tiết)
Có thể bạn quan tâm
BỘ ĐỀ THI THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC - ĐỀ 15 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút.
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau: TIA BÌNH MINH TỪ CỬA ĐẤT
[...] Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương... (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, trích từ tập thơ “Mẹ và Em”, Nguyễn Duy) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Nêu những yếu tố ca dao xuất hiện trong đoạn trích? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "bờ ao đom đóm chập chờn/trong leo lẻo những vui buồn xa xôi”? Câu 4. Nhà thơ gửi gắm những cảm xúc nào khi nhớ về mẹ? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Lời hát ru trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau:
“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng..." (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) “Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” (Chí Phèo - Nam Cao)
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 | Văn bản được viết theo thể thơ lục bát. |
Câu 2 | Những yếu tố ca dao xuất hiện trong đoạn trích: + Thể thơ: thể thơ lục bát rất phổ biến trong ca dao dân ca Việt Nam. + Hình ảnh: trái hồng trái bưởi mùa thu, tháng năm trải chiếu đếm sao, sông Ngân hà, thằng Bờm quạt mo, bờ ao đom đóm, mẹ hát ru, chỗ ướt mẹ nằm,... là những hình ảnh xuất hiện nhiều trong ca dao. + Lời ca dao: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương. |
Câu 3 | Biện pháp tu từ: + Đảo ngữ: Vị ngữ được đảo lên trước Chủ ngữ: Trong leo lẻo những vui buồn xa xăm. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Vui buồn (cảm xúc) - trong leo lẻo (thị giác). Tác dụng: + Về hình thức: Tạo nhịp điệu cho lời thơ, giúp lời thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi khi đảo tính từ trong leo lẻo lên đầu câu thơ, vừa tả làn nước ao, vừa diễn tả sự soi thấu tâm can tác giả với những xúc cảm về mẹ. + Về nội dung: Gợi lại và làm nổi bật những hình ảnh quen thuộc gắn với mẹ và tuổi thơ của tác giả, đan xen trong đó là những cảm xúc sâu lắng, vui buồn lẫn lộn, nỗi nhớ mẹ và kí ức tuổi thơ. |
Câu 4 | - Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc. - Về nội dung: nỗi nhớ da diết; niềm kính trọng, biết ơn; tình yêu thương vô bờ,... Sau đây là một ví dụ: Nghĩ về mẹ, nhà thơ Nguyễn Duy như quay cuốn phim dọc thời thơ ấu. Ở đó, kí ức nào cũng gợi cho nhà thơ nỗi nhớ da diết về người mẹ tảo tần, chân chất, yêu con bằng tình yêu vô bờ. Những hình ảnh chân thực, giản dị về mẹ: trải chiếu nằm đếm sao trong đêm tháng năm, là trái bòng trái bưởi Trung thu, là lời hát ru à ơi ơi à,... Nỗi nhớ về mẹ đan xen với những kỉ niệm hạnh phúc ngọt ngào khiến cho bất kì người con nào cũng bất chợt nghĩ đến mẹ, đến những điều chẳng bao giờ có thể mờ phai. |
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
•Xác định đúng vấn đề nghị luận.
•Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
•Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
•Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đàm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Câu | Nội dung | Đoạn văn |
Nêu vấn đề | + Vấn đề
+ Giải thích | + Lời hát ru trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. + Lời hát ru thường là những câu ca dao, dân ca được mẹ hoặc bà hát khi chúng ta còn bé. |
Luận bàn | Vai trò của hát ru đối với mỗi người. | + Là tiếng hát êm ả giúp ta đi vào giấc ngủ. + Là tình yêu thương dành cho chúng ta. + Là những ước mong, hi vọng về tương lai tươi sáng, cuộc sống êm đềm được bà, mẹ gửi gắm qua câu hát. + Là lời tâm tình, bồi đắp cho tâm hồn mỗi người. |
Phản biện | Sẽ ra sao nếu không có lời ru? | Ngày nay, nhiều cha mẹ ngại ru con, cho con nghe nhạc để ngủ ngon. |
Giải pháp | Nhận thức | Tiếng ru không chỉ là lời hát để đi vào giấc ngủ, quan trọng hơn, nó là biểu hiện cho tình yêu thương, sự nâng niu. |
Liện hệ | Bài học cho bản thân | Quý trọng và lưu giữ những bài hát ru thuở nhỏ. Mong tiếng hát ru còn mãi ngân vang trong những gia đình Việt. |
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung: 0,5 điểm
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo - Dạng bài: So sánh - Yêu cầu: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai trích đoạn, chỉ ra được sự độc đáo, điểm chung của từng đoạn. | ||
TIẾN TRÌNH LÀM BÀI | ||
KIẾN THỨC | HỆ THỐNG Ý | PHÂN TÍCH CHI TIẾT |
CHUNG
| Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm | - Tô Hoài là nhà văn lớn, trong quá trình cầm bút, không ít những tác phẩm đã mang lại cho nhà văn những thành tựu lớn. Tô Hoài là nhà văn có sức viết khỏe, để đời nhiều tác phẩm mà có lẽ đến nay, hiếm có nhà văn nào đạt được cả về số lượng sáng tác lẫn thành tựu sáng tác như vậy. Đồng thời, ông cũng là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán. - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc. - Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940 -1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài lớn: Người tiểu tư sản nghèo và người nông dân, khai thác trực tiếp từ cuộc sống bản thân tác giả và bà con nông dân làng quê... Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khó, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. - Về truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Chí Phèo không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn học giai đoạn đương thời. Một tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ chứa đựng trong dung lượng của một truyện ngắn. |
| Nêu vị trí đoạn trích | - Vợ chồng A Phủ : Mị là người con gái H’Mông đẹp người, đẹp nết và căng tràn sức sống nhưng số phận của Mị trở nên tăm tối khi Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà Pá Tra. Trong một đêm tình xuân khi mà muôn vật đang ở thì tươi đẹp; rộn ràng khắp nơi. Mị uống rượu và thả hồn theo giai điệu của tiếng sáo Mèo; Mị nhớ lại thời kỳ xuân xanh của mình; mùa xuân đến được đi chơi; được đắm chìm trong giai điệu của tiếng sáo Mèo; được đi theo tiếng gọi của trái tim và tình yêu mãnh liệt. Đoạn trích là một trong những phân đoạn hay nhất thể hiện bút lực đi sâu miêu tả, khắc họa tâm lý của nhà văn Tô Hoài. - Chí Phèo: Sau khi ra tù và trước khi gặp Thị Nở, Chí lúc nào cũng trong tình trạng say khướt. Thế nhưng từ khi gặp Thị và có tình yêu vỏn vẹn trong 5 ngày, Chí Phèo đã giữ cho mình luôn tỉnh táo. Rồi sau 5 ngày, hắn bị Thi cự tuyệt. Chí Phèo trở về với rượu, men rượu là thứ để Chí Phèo giải khuây trong lòng. Trong lúc uống rượu hắn đau khổ khi nhận ra bi kịch của bản thân. Đoạn trích đã lột tả được trạng thái đau khổ của một kẻ bị cự tuyệt tình yêu, cự tuyệt quyền làm người. |
TRỌNG TÂM | Đối sánh | Điểm chung: + Đây đều là hai đoạn văn giàu bút lực, minh chứng cho tài năng khắc họa, đi sâu, chạm khắc nổi tâm lý, trạng thái nhân vật tài tình của nhà văn. Có thể gọi hai đoạn này là tiêu biểu nhà văn tạo nên khoảng lặng đầy ý nghĩa để khơi sâu dòng suy nghĩ, phần bên trong của nhân vật. + Hai nhân vật chính đều tìm đến rượu như một chất xúc tác của tâm hồn. Men rượu khiến người ta mụ mị, chìm vào miên man, giúp xóa nhòa thực tại, gạt đi nỗi đau đang dày vò. Thế nhưng, trong lúc này, rượu như bất lực trước một tâm hồn bị thương tổn, đang quá tỉnh táo. + Mị và Chí đều là những bi kịch lớn, những bi kịch mang tính chất điển hình trong xã hội. Mà đã là bi kịch, ắt hẳn tâm hồn phải hứng chịu những đau đớn, tổn thương. Cả hai nhân vật đang trải qua những tổn thương nhất, đớn đau nhất do hoàn cảnh tác động, gây ra. + Cuối cùng, trong cả hai đoạn trích, nhà văn đã chủ động đưa vào những chi tiết nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu tính biểu tượng và ý nghĩa. Với Chí Phèo, đó là hơi cháo hành. Với Vợ chồng A Phủ đó tiếng sáo gọi bạn. Điểm khác biệt: 1. Cách tìm đến rượu của hai nhân vật + Với Chí Phèo: Thằng Chí Phèo tìm đến rượu trong một sự phẫn nộ, một sự căm giận muốn điên lên được khi hắn bị chối từ, khi hắn bị cự tuyệt. Và quan trọng hơn là, tìm đến rượu để quên đi. Hắn muốn quên đi nỗi đau hiện tại đang phải trải qua. + Với Mị: Mị tìm đến rượu để nhớ về, như một thói quen khi mùa xuân đến. Rượu không khiến Mị quên, mà nó giúp khơi lại những ký ức tưởng đã héo khô, đã chết đi về Mị ngày xưa từng được đi chơi, được sống... như một con người. 2. Ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật xuất hiện + Với Chí Phèo: Hơi cháo hành là dư âm của bát cháo hành. Là tình yêu, là hơi ấm tình người mà cả đời hắn, mới một lần được cho. Bát cháo hành của một người đàn bà dở hơi, nhưng biết đâu, đã làm thức tỉnh con người trong con quỷ dữ, đã gột tẩy bao ố bẩn, giúp hắn hồi sinh. Ấy vậy mà, giờ đây, hắn không thể thêm một lần nào nữa nếm hương vị cháo ấy. Có nghĩa là, mãi mãi, hắn không được trở lại làm người, mãi mãi không còn được nếm hương vị đã giúp hắn tỉnh, giúp hắn yêu và biết khao khát. Hơi cháo hành thoang thoảng lúc này hiện lên, chỉ tô đậm thêm đau đớn và bi kịch xót xa cho một kẻ mới chấp chới hi vọng đã bị dập tắt ngay, và giờ, cùng đường tuyệt vọng. + Với Mị: tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống, Mị cũng biết thổi sáo và thổi rất hay, đã làm đắm say biết bao trai làng... Tiếng sáo làm Mị thức tỉnh và đã làm sức sống lại dạt dào trong lòng Mị. 3. Ý thức hai nhân vật + Với Chí Phèo: Ý thức được bi kịch một cách sâu sắc, ý thức được sự cô độc và bị chối từ. Và từ đó ý thức được cuộc sống giờ đây của hắn đã không còn ý nghĩa, đã bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát. + Với Mị: Mị ý thức được nỗi khổ của mình, Mị nhận ra mình không còn vô tri, Mị nhận ra được trong mình có niềm khao khát, có một sức sống tiềm tàng vẫn chảy lặng lẽ trong huyết quản, đó cũng là điểm khởi đầu cho quá trình đấu tranh của nhân vật.- Góc nhìn và cách xây dựng nhân vật của nhà văn: + Cùng miêu tả những bi kịch điển hình, nhưng với Nam Cao, ông hướng tới những người nông dân bị bần cùng hóa, dẫn đến lưu manh hóa, tha hóa đến mức không thể còn trở lại làm người. Có nghĩa là với Chí Phèo, Nam Cao đặt góc nhìn nhân vật bị trượt dài trên những bi kịch, bi kịch nối tiếp bi kịch, để làm bật lên được giá trị tố cáo của tác phẩm. + Với Vợ chồng A Phủ: Tô Hoài xây dựng nhân vật ngược lại, đó là quá trình đi lên của nhân vật. đau thương, là bi kịch, nhưng từ bi kịch mà nhận thức và đấu tranh, từ tăm tối mà rũ bùn đứng dậy sáng lòa. - Sự chi phối của giai đoạn lịch sử: + Với Nam Cao và những nhà văn cùng thời, giai đoạn 1930 - 1945: Những nhân vật chứa đầy bi kịch được gọi chung là: Không lối thoát. Điều đó cũng đơn giản khi lý giải vì sao nhà văn lại dùng góc nhìn và xây đựng nhân vật Chí Phèo như vậy. + Với Tô Hoài, ông viết truyện Tây Bắc khi ông theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, nghĩa là ông đã nhìn thấy phần tươi sáng của hiện tại, mà ngược dòng trở về quá khứ đau thương của họ để tạc dựng lại cả một quá trình. |
Bài viết gợi ý:
1. Đề thi thử môn Ngữ Văn sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang năm 2019 (có lời giải chi tiết)
2. Đề thi thử môn Ngữ Văn sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam năm 2019 (có lời giải chi tiết)
3. Đề chuẩn cấu trúc số 15- Môn: Ngữ văn (có lời giải chi tiết)
4. Đề chuẩn cấu trúc số 14- Môn: Ngữ văn (có lời giải chi tiết)
5. Đề thi thử môn Ngữ Văn liên trường thpt tỉnh Nghệ An năm 2019 (có lời giải chi tiết)
6. Đề thi thử môn Ngữ Văn Chuyên Hải Phòng lần 1 năm 2019 (có lời giải chi tiết)
7. Đề chuẩn cấu trúc số 13- Môn: Ngữ văn (có lời giải chi tiết)
Từ khóa » Bờ Ao đom đóm Chập Chờn
-
Đọc đoạn Thơ Sau đây Và Trả Lời Các Câu Hỏi ở Dưới: …Bao Giờ Cho ...
-
Nêu Tác Dụng Từ Tượng Hình Và Từ Tượng Thanh Có Trong đoạn Thơ ...
-
[LỜI GIẢI] Đọc đoạn Thơ Sau Và Trả Lời Câu Hỏi Từ Câu 1 đến Câu 4
-
Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa - Nguyễn Duy # Mobile
-
Đọc Hiểu đoạn Trích Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa - Top Tài Liệu
-
Từ Điển - Từ Chập Chờn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Xác định Từ đơn ,từ Ghép Chính Phụ ,đẳng Lập ,từ Láy "Bao Giờ Cho ...
-
Chập Chờn Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Bao Giờ Cho Tới Mùa Thutrái Hồng Trái Bưởi đánh đu Giữa ... - Olm
-
Bài Thơ Đom đóm - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Đọc đoạn Thơ Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi Bao Giờ Cho Tới Mùa ThuTrái ...
-
IĐọc-hiểu Đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Câu Hỏi Bên Dưới "Bao Giờ Cho ...
-
Từ điển Việt Trung "chập Chờn" - Là Gì?
-
Thư Viện Huệ Quang - NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA - فيسبوك
-
Đề Văn 7 2 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chập Chờn - Wiktionary Tiếng Việt