Đề Cương ôn Tập Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
- 7
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Đề cương giữa học kì 2 Ngữ văn 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
- 1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều
- 2. Đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- 3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều
SỞ GD VÀ ĐT ...... TRƯỜNGTHPT.............. | HƯỚNGDẪNÔNTẬPCUỐIHỌCKỲII (Nămhọc2023-2024) MÔN:NGỮ VĂN-LỚP11 Thờigian làmbài: 90 phút |
A. Phạm vi ôn thi giữa kì 2
Bài 5: Truyện ngắn
B. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
1. Viết đoạn văn NLVH (2,0 điểm)
2. Viết bài văn NLXH ( 4,0 điểm)
C. Thời gian làm bài:
120 phút
D. Một số lưu ý
I. Phần Đọc – hiểu:
1. Ngữ liệu:
- Nguồn ngữ liệu: Truyện ngắn hiện đại Việt Nam sau năm 1975
- Dạng tồn tại của ngữ liệu: Văn bản/ đoạn văn bản truyện.
2. Kiến thức:
- Nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính và chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (các chi tiết, sự việc tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật…) của các văn bản truyện…
- Nhận diện và phân tích được hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.
- Nhận diện và phân tích được các biện pháp tu từ…
3. Câu hỏi: 04 mức độ
+ Tái hiện/nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng thấp
+ Vận dụng cao
II. Phần làm văn:
1. Viết đoạn văn nghị luận văn học
- Viết đoạn văn nghị luận về một khía cạnh của tác phẩm văn học
- Ngữ liệu:
+ Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa, trong phạm vi truyện ngắn hiện đại sau năm 1975
+ Dạng tồn tại của ngữ liệu: Văn bản/ đoạn văn bản truyện
- Yêu cầu: Viết được đoạn văn nghị luận về một khía cạnh của tác phẩm văn học; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng.
2. Viết bài văn nghị luận xã hội
Viết được bài văn hoàn chỉnh để nghị luận về một vấn đề xã hội, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng.
E. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Xuân không mùa
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêuThế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;Xuân là lúc gió về không định trước.Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,Mây bay đi để hở một khung trờiThế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,Như được nắm một bàn tay son trẻ...Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừaLùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?*Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng taKhi những em gặp gỡ giữa đường quaNgừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.Ấy là máu báo tin lòng sắp nởThêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.Ấy là hồn giăng rộng khắp không gianĐể đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹNghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngàyMột sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng...Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.
(Nguồn: Thơ Xuân Diệu. NXB Văn học 2019)
Câu 1. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Xuân không mùa?
A. Thiên nhiênB. Mùa xuânC. Tình yêuD. Vũ trụ
Câu 2. Nhân vật trữ tình của văn bản Xuân không mùa là người như thế nào?
A. Là người yêu đời, yêu sự sốngB. Là người yêu thiên nhiên, mùa xuânC. Là người băn khoăn đi tìm lẽ sốngD. Là người đang tìm định nghĩa về mùa xuân
Câu 3. Dòng nào nêu lên tứ thơ của văn bản Xuân không mùa?
A. Xuân ở nắng – Xuân ở sương mỏng – Xuân ở cành xanh – lòng ngườiB. Xuân của đất trời – Xuân ở lòng người – Xuân không ngày thángC. Xuân ở chim hót – Xuân ở gió trở – Xuân ở mây bayD. Xuân ở giữa đông – Xuân ở giữa hè – Xuân ở cây nhãn bỗng ra hương
Câu 4. Hai dòng thơ “Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa/ Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta” diễn tả điều gì?
A. Mùa xuân bất tử trong lòng thi sĩB. Sự tương hợp kì diệu giữa vũ trụ và lòng ngườiC. Bình minh làm nên mùa xuân rạng ngờiD. Mùa xuân khởi xuất từ lòng người
Câu 5. Dòng nào nói lên những biện pháp tu từ được Xuân Diệu sử dụng ở Xuân không mùa?
A. Nhân hóa, chơi chữ, đảo ngữB. Điệp từ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụC. Đối lập, hoán dụ, nói quá, so sánhD. Điệp cấu trúc câu, đối ngẫu
Câu 6. Xuân Diệu diễn tả những chuyển động tinh vi của đối tượng nào trong Xuân không mùa?
A. Mùa xuân của đất trờiB. Mùa xuân của lòng ngườiC. Cảnh vật, vũ trụ, lòng ngườiD. Cảnh vật trong nắng hé, nắng rạng
Câu 7. Dòng thơ nào thể hiện tình yêu đời, yêu sự sống cháy bỏng, mãnh liệt của Xuân Diệu?
A. Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóngB. Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoaC. Kể chi mùa, thời tiết với niên hoaD. Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng
Câu 8. Dòng nào không nói lên vai trò của những yếu tố tượng trưng trong Xuân không mùa?
A. Tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ độc đáo cuốn hútB. Diễn tả niềm yêu đời say mê đến cuồng nhiệt của thi sĩC. Diễn tả tình yêu, sự ngưỡng mộ, ngợi ca con người lao độngD. Diễn tả sự tương hợp kì diệu giữa vũ trụ và lòng người
Câu 9 (1,0 điểm) Đất trời, vạn vật biến đổi như thế nào trong tâm hồn Xuân Diệu? Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trước giây phút huyền diệu ấy.
Câu 10 (1,0 điểm) Xuân không mùa của Xuân Diệu khởi xuất từ đâu? Tác giả đã gửi đến chúng ta quan niệm nhân sinh nào trong thi phẩm thơ độc đáo này?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết văn bản nghị luận về bài thơ Xuân không mùa của Xuân Diệu.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | B. Mùa xuân | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Là người yêu đời, yêu sự sống | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Xuân của đất trời – Xuân ở lòng người – Xuân không ngày tháng | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Điệp từ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụ | 0,5 điểm |
Câu 5 | A. Nhân hóa, chơi chữ, đảo ngữ | 0,5 điểm |
Câu 6 | C. Cảnh vật, vũ trụ, lòng người | 0,5 điểm |
Câu 7 | D. Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng | 0,5 điểm |
Câu 8 | C. Diễn tả tình yêu, sự ngưỡng mộ, ngợi ca con người lao động | 0,5 điểm |
Câu 9 | * Đất trời, vạn vật biến đổi tinh vi, diệu kỳ - Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Chim trên cành há mỏ hót ra thơ; - Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược, Mây bay đi để hở một khung trời - Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa; Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa… 🡪 Đất trời vạn vật biến đổi bất ngờ tinh vi, diệu kì: năng rạng, chim hót ra thơ, hở một khung trời, trời biếc sau mưa,… tất thảy đẹp hơn, rạng rỡ hơn… đem mùa xuân đến với lòng người. * Thi sĩ giao hòa, đắm say ngắm nhìn, ghi lại từng vi mạch của sự sống, những khoảnh khắc trở mình bất chợt của tạo vật… để hân hoan sống, đón nhận sức sống đang bừng lên trong màu nắng, làn gió, áng mây… | 1,0 điểm |
Câu 10 | - Xuân không mùa của Xuân Diệu khởi xuất từ lòng yêu đời của con người. - Quan niệm nhân sinh: + Sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình và giao hòa cùng vũ trụ, thiên nhiên để cảm nhận những biến chuyển của tín hiệu sống diệu kỳ. + Sống tích cực, lạc quan để cảm nhận mùa xuân lai láng trong đất trời vạn vật để có xuân không mùa, xuân lai láng trong lòng mình. | 1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về thơ Xuân không mùa của Xuân Diệu. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu luận đề: những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ. Thân bài: - Giới thiệu ngắn gọn về tứ thơ, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ. - Cảm xúc, suy tư của nhà thơ về mùa xuân. - Suy tư của tác giả về cuộc đời, quan điểm sống… Lưu ý: Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề gồm câu chứa luận điểm + lí lẽ + dẫn chứng. Kết bài: Cảm nhận, nhận thức của cá nhân về những cảm xúc, rung động, suy tư của chủ thể trữ tình. | 3,0 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,25 điểm | |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
2. Đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
TRƯỜNGTHPT……… BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀCƯƠNGÔNTẬPGIỮAHỌCKỲII NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN:VĂN,KHỐI 11 |
I. Ôn tập tác giả - tác phẩm
Tác phẩm | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Tác gia Nguyễn Du | - | Cung cấp cho người đọc thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du qua đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du và những cảm hứng, phong cách ... chủ đạo trong sáng tác của ông. | ||
Trao duyên | Nguyễn Du | Thơ lục bát | - Đoạn trích này thể hiện bi kịch tình yêu và số phận bất hạnh của Thúy Kiều khi cô phải từ bỏ mối tình đầu và trao lại cho Thúy Vân. Những lời nhờ cậy đầy đau đớn khiến Kiều cảm thấy như đứt từng khúc ruột. Nhưng trong trường hợp này, Kiều không có lựa chọn nào tốt hơn.- Tính cách cao thượng của Kiều còn được thể hiện rõ nét ở việc cô hy sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân và tình yêu đẹp đẽ với Kim Trọng để đổi lấy hạnh phúc, bình yên của gia đình. Giữa “tình yêu” và “hiếu thảo”, Kiều buộc phải chọn “hiếu thảo” vì cô không thể chịu nổi khi nhìn thấy cha và em trai mình bị tra tấn đến chết. | - Dùng thể thơ lục bát giàu tính nhạc, cắt ngắt nhịp đầy dụng ý. - Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, điệp từ, sử dụng thành ngữ... |
Độc Tiểu Thanh kí | Nguyễn Du | Thơ lục bát | - Bài thơ này tạo nên một mạch cảm xúc từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh mà tác giả đọc được. - Những suy nghĩ của tác giả và sự kính trọng đối với số phận những người tài hoa và thương xót cho số phận của chính mình. Bởi tác giả cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài giỏi nhưng cuộc đời lại bấp bênh, gập ghềnh và khó khăn.- Với cảm hứng tự thương và tri âm sâu sắc, Nguyễn Du nêu lên vấn đề quyền sống của người nghệ sĩ. Giá trị tinh thần to lớn mà những con người này mang lại cho nhân loại cần được tôn trọng và tôn vinh chứ không phải bị chà đạp đến chết. | - Sử dụng ngôn từ đậm tính triết lý kết hợp với giọng điệu buồn đau, cảm thông và chia sẻ. - Dùng phép đối tài tình với khả năng thống nhất hình ảnh đối lập trong ngôn từ. |
Ai đã đặt tên cho dòng sông? | Hoàng Phủ Ngọc Tường | Kí | - Đoạn trích là hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi trở về kinh thành Huế. Vẻ đẹp của sông Hương đồng hành cùng mỗi bước hành trình trở về với người tình thơ mộng. Và ở mỗi bước đi, dòng sông Hương dường như trưởng thành, thay đổi, từ cô gái Di-gan hoang dã trở thành bà mẹ phù sa của vùng văn hóa nơi đây.- Qua những trích đoạn, người đọc còn có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc, nồng nàn và niềm tự hào của Hoàng Phủ Ngọc Hương đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân yêu và đất nước mình. | - Dòng sông Hương được tái hiện bằng vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về văn hóa, lịch sử, địa lý... - Cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, tinh tế đã tạo nên sự hấp dẫn cho đoạn trích. |
“Và tôi vẫn muốn mẹ...” | Svetlana Alexievich | Truyện kí | - Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của Alexievich cho chúng ta thấy một bức tranh hiện thực về chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn còn đó những đứa trẻ hồn nhiên với những cảm xúc thiêng liêng. - Từ đó chúng ta càng trân trọng cuộc sống yên bình hiện tại hơn và càng yêu thương gia đình mình hơn. | - Sử dụng ngôn ngữ giàu biểu cảm - Câu từ dễ hiểu và hợp lý. |
Cà Mau quê xứ | Trần Tuấn | Thơ tự do | Tác phẩm kể lại trải nghiệm của tác giả ở Cà Mau và cảm xúc của ông về nơi đây. Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta thấy được một bức tranh độc đáo về sự bình dị của vùng đất Cà Mau và sự giản dị của con người nơi đây. | - Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị và ấn tượng. - Khắc họa hiện thực chân thật và ý nghĩa |
2. Ôn thi giữa kì 2 phần thực hành Tiếng Việt
2.1. Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt
a. So sánh
- Khái niệm: Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Công dụng: Giúp miêu tả sự vật, sự việc sinh động hơn. Biểu hiện được tâm tư tình cảm của người viết.
b. Nhân hóa:
- Khái niệm: Là cách miêu tả hoặc gọi sự vật xung quanh bằng từ ngữ để gọi hoặc tả con người giúp cho thế giới sự vật trở nên gần gũi hơn với con người.
- Tác dụng: Làm cho sự vật xung quanh chúng ta gần gũi hơn, biểu thị được tình cảm, suy nghĩ của con người với sự vật xung quanh.
c. Ẩn dụ:
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
d. Hoán dụ:
- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
- Tác dụng: Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn
2.2 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
a. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là cách lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo nhịp điệu và sự liên kết cho các câu.
- Biện pháp này được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ văn chương.
b. Biện pháp tu từ đối là cách xắp xếp và đặt từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc ngữ pháp tương tự hoặc tương phải nhau ở vị trí đối xứng trong câu để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa.
- Biện pháp này thường được thực hiện giữa hai câu thơ hoặc hai cây văn goiji là trường đối, trong 1 câu thơ, một câu văn gọi là tiểu đối.
- Biện pháp đổi dùng nhiều tỏng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, văn chính luận trung đại tạo nên vẻ đẹp cân xứng và hài hòa cho câu văn, lời thơ.
2.3 Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
- Tạo ra những từ kết hợp trái logic nhằm "lạ hóa" đối tượng được nói tới.
- Sử dụng cách đảo ngữ để nhấn mạnh đến một đặc điểm nào đó của đối tượng được miêu tả.
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập.
3. Ôn thi giữa kì 2 phần làm văn
3.1 Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
a. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ.
b. Thân bài:
- Khái quát về bố cục, trích đoạn, chủ đề bài thơ.
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích bài thơ đoạn thơ qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, đặc sắc về nội dung của tác phẩm thơ.
- Nhận xét đánh giá bài thơ về tư tưởng, nghệ thuật, phong cách của tác giả.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật
- Đưa ra những nhận định của bản thân về tác phẩm.
3.2 Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cần thuyết minh.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp
- Giới thiệu về tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Bố cục
+ Chủ đề
+ Nội dung chính
+ Nghệ thuật đặc sắc
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc.
3.3 Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghiên cứu và giải quyết hiện tượng này.
b. Thân bài:
- Đưa ra đặc điểm và khái niệm về hiện tượng đời sống.
- Thực trạng, ảnh hưởng của hiện tượng đời sống
- Đưa ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống.
- Đưa ra giải pháp
c. Kết bài: Thái độ với hiện tượng đời đống đó, đưa ra kết luận và tổng quan thuyết phục.
4. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 11
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(Lược dẫn: Con Mực là con chó có nhiều tật xấu. Người ta đã định giết thịt nó, nhưng vì nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Cuối cùng, người ta quyết định sẽ giết con Mực để mừng người con trai tên Du xa nhà nhiều năm nay mới trở về).
Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thúng đã đành phải về Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười. Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một con chó trước khi hóa dại.
Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ.
Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỷ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn.
Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?
Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ. Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng quả quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa.
Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.
- Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!
Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.
Du nghẹn ngào nén khóc...
(Trích Cái chết của con Mực, Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học)
Câu 1.( 1.0 điểm) : Hãy kể tên các nhân vật trong câu chuyện trên?
Câu 2. .( 1.0 điểm) : Xác định ngôi kể và xác định điểm nhìn của truyện?
Câu 3. .( 1.0 điểm) : Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong đoạn văn sau:
Nhưng trời gần sáng, chàng còn đương mơ mộng. Thì đã nghe gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được.
Câu 4.( 1.0 điểm) : Qua quá trình tìm cách giết con Mực, bạn thấy nhân vật Du là một con người như thế nào?
Câu 5. .( 1.0 điểm) : Nêu chủ đề của truyện và nhận xét cách xây dựng tình huống truyện của tác giả Nam Cao?
Câu 6. .( 1.0 điểm) : Hãy rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?
II. VIẾT (4.0 điểm) : Qua truyện ngắn Nam Cao muốn gửi gắm thông điệp : vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
Anh( chị) hãy viết bài văn nghị luận xã hội ( từ 1,5 trang giấy đến 2 trang giấy thi) bàn về thông điệp trên ?
3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xem chi tiết đề cương trong file tải về
...........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 11
Chia sẻ bởi: Trịnh Thị ThanhDownload
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 45,9 KB 23/02/2024 DownloadCác phiên bản khác và liên quan:
- Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022 - 2023 13/03/2023 Download
- Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020 - 2021 24,6 KB 19/02/2021 Download
Tài liệu tham khảo khác
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn tiếng Anh 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Toán năm học 2017-2018
Chủ đề liên quan
- Đề thi học kì 2 Lớp 11
- Đề thi học kì 1 Lớp 11
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Cánh Diều
- Toán 11 Kết nối tri thức
- Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Toán 11 Cánh Diều
- Toán 11
- Hóa 11 KNTT
Có thể bạn quan tâm
-
Viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...
10.000+ -
Viết đoạn văn ngắn về một dân tộc ở nước ta
5.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Kết bài mở rộng tả Hồ Gươm (8 mẫu)
10.000+ 2 -
Giáo án STEM lớp 3 - Kế hoạch bài dạy STEM lớp 3
10.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về quan niệm sống hết lòng (5 mẫu)
10.000+ -
Thuyết minh về Đà Lạt (2 Dàn ý + 12 mẫu)
100.000+ -
Viết đoạn văn về ô nhiễm môi trường bằng Tiếng Anh (22 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn về một phẩm chất của người anh hùng sử thi (5 Mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
100.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học bài thơ tứ tuyệt Đường luật
10.000+
Mới nhất trong tuần
Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
Bộ đề tổng hợp
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN 11 (Sách mới)
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 (Sách mới)
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 11 (Sách mới)
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 11 (Sách mới)
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 (Sách mới)
Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN HN 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 11
Sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn HĐTN HN 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL 11
Sách Cánh diều
- Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 11
- Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL 11
Đề cương ôn tập
- Môn Ngữ văn
- Đề cương GK2 Ngữ văn 11 CTST
- Đề cương GK 2 Ngữ văn 11 CD
- Đề cương GK2 Ngữ văn 11 KNTT
- Đề cương giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 (Sách mới)
- Môn Toán
- Đề cương giữa học kì 2 môn Toán 11 Cánh diều
- Đề cương giữa học kì 2 môn Toán 11 KNTT
- Đề cương giữa học kì 2 môn Toán 11 CTST
- Đề cương giữa học kì 2 môn Toán 11 (Sách mới)
- Môn Tiếng Anh
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn tiếng Anh 11 (Sách mới)
- Đề cương giữa học kì 2 môn tiếng Anh 11 i-Learn Smart World
- Đề cương giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11 Global Success
- Môn Sinh học
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 11 (Sách mới)
- Đề cương giữa học kì 2 môn Sinh học 11 CTST
- Đề cương giữa học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều
- Đề cương giữa học kì 2 môn Sinh học 11 KNTT
- Môn Hóa học
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 11 KNTT
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 11 Cánh diều
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 11 CTST
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 11 (Sách mới)
- Môn Vật lí
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 KNTT
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 Cánh diều
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 CTST
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 (Sách mới)
- Môn Địa lí
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 CTST
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 KNTT
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 Cánh diều
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 (Sách mới)
- Môn Lịch sử
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 KNTT
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 CTST
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 Cánh diều
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 (Sách mới)
- Môn Công nghệ
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 Cánh diều
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 KNTT
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 (Sách mới)
- Môn Tin học
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 11 KNTT
- Môn GDKT&PL 11
- Đề cương giữa học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 (Sách mới)
- Đề cương giữa kì 2 GDKT&PL 11 Cánh diều
- Đề cương giữa kì 2 GDKT&PL 11 KNTT
- Môn Ngữ văn
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2025 download.vn.Từ khóa » Các Bài Văn Thi Giữa Kì 2 Lớp 11
-
Đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 11 Môn Văn
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 11 Giữa Kì 2 Năm 2022 Có đáp án (50 đề)
-
Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì II Ngữ Văn 11 Có Lời Giải Chi Tiết
-
đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Văn
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Năm 2021 Môn Văn 11
-
2 Bộ đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Năm 2022 - Phần 1 (Có đáp án)
-
2 Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Văn 2022 - Phần 2 (Có đáp án)
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2021 - 2022
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Văn Lớp 11 Đề 4 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 ...
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2021 - 2022
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Văn Lớp 11 Đề 2 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 ...
-
Đáp án đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Văn Lớp 11 Kèm Lời Giải Chi Tiết
-
Download Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 File Doc
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Ngữ Văn Năm 2021 - 2022 - Hoc247