Đề Thi Ngữ Văn Lớp 11 Giữa Kì 2 Năm 2022 Có đáp án (50 đề)

Đề thi Ngữ văn 11 học kì 1, học kì 2 có đáp án
  • Đề thi Ngữ văn 11
  • Đề thi lớp 11
  • Đề thi Ngữ văn 11
  • Bộ 20 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
  • Đề cương ôn tập Ngữ văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 (10 đề)
  • Hệ thống kiến thức Ngữ văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 (15 đề + ma trận)
  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án (4 đề)
  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hà Nội có đáp án (10 đề)
  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)
  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề)
  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
  • Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 11 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (10 đề)
  • Top 50 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án
  • [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
  • Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)
  • Top 50 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 2 năm 2024 có đáp án
  • [Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
  • Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
  • Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Top 30 Đề thi Ngữ văn 11 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)
  • Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Trang trước Trang sau

Trọn bộ 30 đề thi Ngữ văn 11 Giữa kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 11.

Top 30 Đề thi Ngữ văn 11 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 KNTT Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 CTST Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Quảng cáo
  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (có đáp án)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều (có đáp án)

    Xem đề thi

Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 KNTT Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 CTST Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 CD

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sở kiến hành

Nguyễn Du

Hữu phụ huề tam nhiTương tương toạ đạo bàngTiểu giả tại hoài trungÐại giả trì trúc khuôngKhuông trung hà sở thịnhLê hoắc tạp tì khangNhật án bất đắc thựcY quần hà khuông nhươngKiến nhân bất ngưỡng thịLệ lưu khâm lang langQuần nhi thả hỉ tiếuBất tri mẫu tâm thươngMẫu tâm thương như hàTuế cơ lưu dị hươngDị hương sảo phong thụcMễ giá bất thậm ngangBất tích khí hương thổCẩu đồ cứu sinh phươngNhất nhân kiệt dung lựcBất sung tứ khẩu lươngDuyên nhai nhật khất thựcThử kế an khả trườngNhãn hạ uỷ câu hácHuyết nhục tự sài langMẫu tử bất túc tuấtPhủ nhi tăng đoạn trườngKỳ thống tại tâm đầuThiên nhật giai vị hoàngÂm phong phiêu nhiên chíHành nhân diệc thê hoàngTạc tiêu Tây Hà dịchCung cụ hà trương hoàngLộc cân tạp ngư xíMãn trác trần trư dươngTrưởng quan bất hạ trợTiểu môn chỉ lược thườngBát khí vô cố tíchLân cẩu yếm cao lươngBất tri quan đạo thượngHữu thử cùng nhi nươngThuỳ nhân tả thử đồTrì dĩ phụng quân vương

Những điều trông thấy

Nguyễn Du

Có người đàn bà dắt ba đứa conCùng nhau ngồi bên đườngÐứa nhỏ trong bụng mẹÐứa lớn cầm giỏ treTrong giỏ đựng gì lắm thế?Rau lê, hoắc lẫn cámQua trưa rồi chưa được ănÁo quần sao mà rách rưới quáThấy người không ngẩng nhìnNước mắt chảy ròng ròng trên áoLũ con vẫn vui cườiKhông biết lòng mẹ đauLòng mẹ đau ra sao?Năm đói lưu lạc đến làng khácLàng khác mùa màng tốt hơnGiá gạo không cao quáKhông hối tiếc đã bỏ làng điMiễn sao tìm được phương tiện sốngMột người làm hết sứcKhông đủ nuôi bốn miệng ănDọc đường mỗi ngày đi ăn màyCách ấy làm sao kéo dài mãi đượcThấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnhMáu thịt nuôi lang sóiMẹ chết không thương tiếcVỗ về con càng thêm đứt ruộtTrong lòng đau xót lạ thườngMặt trời vì thế phải vàng uáGió lạnh bỗng ào tớiNgười đi đường cũng đau đớn làm saoÐêm qua ở trạm Tây HàTiệc tùng cung phụng khoa trương quá mứcGân hươu cùng vây cáÐầy bàn thịt heo, thịt dêQuan lớn không thèm đụng đũaÐám theo hầu chỉ nếm quaVứt bỏ không luyến tiếcChó hàng xóm cũng ngán món ăn ngonKhông biết trên đường cáiCó mẹ con đói khổ nhà nàyAi người vẽ bức tranh đóÐem dâng lên nhà vua

Câu 1. Dòng nào cung cấp thông tin cơ bản về bài thơ Những điều trông thấy?

A. Bài thơ rút trong Thanh Hiên thi tập, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.

B. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.

C. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, thơ tự do.

D. Bài thơ rút trong Nam trung tạp ngâm, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.

Câu 2. Đối tượng trữ tình chính của bài thơ là:

A. Những đứa bé con người ăn mày

B. Người mẹ với nỗi đau đứt ruột

C. Người mẹ và đàn con hành khất

D. Bữa tiệc dư thừa của quan lại

Câu 3. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?

A. Đồng cảm, xót thương

B. Căm phẫn sự bất công phi lí

C. Lên án sự thờ ơ của người đời

D. Giễu những cảnh đời trái ngược

Câu 4. Những chi tiết nào không gợi cảnh ngộ khốn khổ của mẹ con người ăn mày?

A. Quần áo sao mà rách rưới

B. Qua trưa rồi chưa được ăn

C. Nước mắt chảy ròng trên áo

D. Làng khác mùa màng tốt hơn

Câu 5. Những từ ngữ nào diễn tả lòng thương cảm của nhà thơ?

A. Giá gạo không cao quá/ Không hối tiếc đã bỏ làng đi.

B. Không biết lòng mẹ đau/ Lòng mẹ đau ra sao?

C. Một người làm hết sức/ Không đủ nuôi bốn miệng ăn.

D. Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh.

Câu 6. Dòng thơ nào diễn tả nỗi hy sinh (vì con) của người mẹ?

A. Mẹ chết không thương tiếc

B. Vỗ về con càng thêm đứt ruột

C. Trong lòng đau xót lạ thường

D. Mặt trời vì thế phải vàng úa

Câu 7. Bốn câu thơ sau diễn tả điều gì?

Trong lòng đau xót lạ thường

Mặt trời vì thế phải vàng úa

Gió lạnh bỗng ào tới

Người đi đường cũng đau đớn làm

A. Nỗi lòng thương con của người mẹ nghèo

B. Nỗi lòng thương cảm người bất hạnh của đại thi hào Nguyễn Du

C. Lòng người và đất trời cùng đau xót trước cảnh đời bất hạnh

D. Thiên nhiên khắc nghiệt khiến lòng người đau đón hơn

Câu 8. Từ những điều trông thấy, tác giả mong muốn điều gì?

A. Có ai đó giúp đỡ mẹ con người ăn mày để tương lai họ sáng hơn

B. Đất trời thấu hiểu nỗi khổ của con người

C. Nhà vua biết sự phi lí ở đời (kẻ nghèo, người dư thừa)

D. Nhà vua hãy trừng phạt kẻ sống xa hoa

Câu 9 (1,0 điểm) Xác định những câu/ đoạn thơ chứa nghệ thuật đối lập và phân tích hiệu quả của chúng trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc.

Câu 10 (1,0 điểm) Em thích khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang tới cho em cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Sở kiến hành của Nguyễn Du.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

MỘT CƠN GIẬN

Thạch Lam

[…] Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.

Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay dằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:

- Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.

- Thầy cho sáu xu.

- Không, bốn xu là đúng giá rồi […]

tôi lại càng ghét và quay lại gắt:

- Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.

Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:

- Lại đây đi mà.

Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:

- Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ.

Anh xe cãi lại:

- Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá!

- Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.

Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe… Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.

- Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá.

- Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!

Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:

- Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.

Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ.

Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.

- Ê! Đứng lại!

Người kéo xe dừng chân... Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:

- Lạy thầy... thầy nói giúp con... thầy làm ơn...

Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe. Người cảnh sát tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:

- Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!

Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.

- Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?

Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:

- Tôi đi từ phố hàng Bún.

- Vậy phiền ông xuống xe.

Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:

- Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.

Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?

Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt. Tôi nhất định đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình…

Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê.

Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi:

- Bẩm thầy muốn gì?

Khi mắt mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

- Bác Dư có nhà không?

- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:

- Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.

Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

- Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?

Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói:

- Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:

- Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.

- Thế bây giờ bác ta đâu?

Bà cụ trả lời:

- Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì.

Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

- Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không?

Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.

- Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.

Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực […].

Ra đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà… Đứa bé con đã chết.

(Nguồn: Tuyển tập Thạch Lam, NXB văn học, 2018)

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của văn bản Một cơn giận của Thạch Lam?

A. Truyện dài, nhiều nhân vật, viết về cuộc đời, số phận nhân vật.

B. Truyện ngắn, viết về một quãng đời/ một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật.

C. Truyện ngắn, viết về số phận nhân vật.

D. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật.

Câu 2. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Một cơn giận?

A. Nông thôn

B. Tâm lí

C. Thành thị

D. Kỹ năng ứng xử

Câu 3. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của văn bản Một cơn giận?

A. Lên án kẻ vô tâm, tàn nhẫn; xót thương kiếp nghèo khổ.

B. Phê phán sự nhẫn tâm; xót thương kiếp người nghèo khổ.

C. Trân trọng sự hối lỗi; xót thương kiếp nghèo khổ.

D. Mỉa mai những kẻ lắm lời; xót thương kiếp người nghèo khổ.

Câu 4. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” ở dòng sau diễn ra vào thời điểm nào? Nó có tác dụng gì trong khắc họa nhân vật?

“Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời với những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá.”

A. Sau khi người kéo xe bị đội xếp tây phạt; thể hiện sự hối hận của “tôi”.

B. Trước khi người kéo xe bị đội xếp tây phạt; thể hiện sự nhẫn tâm của “tôi”.

C. Khi đội xếp Tây đang hỏi; thể hiện sự đấu tranh trong nội tâm của “tôi”.

D. Khi người kéo xe đang van xin; thể hiện sự đắc ý của “tôi”.

Câu 5. Khi nào, nhân vật “tôi” hối hận về ứng xử của mình?

A. Cơn giận đã hết rồi

B. Thấy anh phu xe run sợ

C. Thấy ba đồng bạc phạt quá lớn

D. Thấy hình ảnh anh phu xe hiển hiện trước mắt

Câu 6. Cơn giận của nhân vật “tôi” đã gây ra hậu quả như thế nào?

A. Người phu xe mất việc, phải đi trốn

B. Đứa bé chết vì bố nó mất việc, không có tiền mua thuốc

C. Nhân vật tôi sống trong sự giày vò

D. Nhân vật tôi mất oan một khoản tiền

Câu 7. Tác giả miêu tả những người khốn khổ ở cùng nơi với người phu xe Dư nhằm mục đích gì?

A. Tô đậm sự hối hận của nhân vật “tôi”, của đội xếp tây.

B. Tô đậm sự khốn khổ của người phu xe, sự tàn nhẫn của “tôi”

C. Tố cáo xã hội cũ chứa đầy những bất công

D. Chứng tỏ “tôi” đã bỏ nhiều công chuộc lỗi

Câu 8. Dòng nào nói lên nghệ thuật kể chuyện văn bản Một cơn giận?

A. Người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri)

B. Kết hợp hai ngôi kể (2 câu chuyện lồng trong nhau)

C. Người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri)

D. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp

Câu 9 (1,0 điểm) Văn bản đã gửi đến người đọc tư tưởng, thông điệp nào? Hình thức nghệ thuật nào của văn bản chuyển tải điều đó?

Câu 10 (1,0 điểm) Em rút ra được kinh nghiệm gì trong việc giải tỏa cơn giận của bản thân? Theo em, nhân vật “tôi” cần làm gì để giảm tội lỗi của mình?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Từ truyện ngắn Một cơn giận ở phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề phải biết chịu trách nhiệm với lỗi lầm của bản thân.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

MỘT CƠN GIẬN

Thạch Lam

[…] Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.

Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay dằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:

- Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.

- Thầy cho sáu xu.

- Không, bốn xu là đúng giá rồi […]

tôi lại càng ghét và quay lại gắt:

- Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.

Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:

- Lại đây đi mà.

Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:

- Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ.

Anh xe cãi lại:

- Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá!

- Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.

Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe… Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.

- Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá.

- Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!

Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:

- Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.

Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ.

Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.

- Ê! Đứng lại!

Người kéo xe dừng chân... Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:

- Lạy thầy... thầy nói giúp con... thầy làm ơn...

Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe. Người cảnh sát tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:

- Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!

Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.

- Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?

Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:

- Tôi đi từ phố hàng Bún.

- Vậy phiền ông xuống xe.

Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:

- Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.

Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?

Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt. Tôi nhất định đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình…

Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê.

Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi:

- Bẩm thầy muốn gì?

Khi mắt mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

- Bác Dư có nhà không?

- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:

- Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.

Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

- Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?

Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói:

- Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:

- Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.

- Thế bây giờ bác ta đâu?

Bà cụ trả lời:

- Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì.

Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

- Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không?

Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.

- Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.

Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực […].

Ra đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà… Đứa bé con đã chết.

 (Nguồn: Tuyển tập Thạch Lam, XXB văn học, 2018)

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của văn bản Một cơn giận của Thạch Lam?

A. Truyện dài, nhiều nhân vật, viết về cuộc đời, số phận nhân vật.

B. Truyện ngắn, viết về một quãng đời/ một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật.

C. Truyện ngắn, viết về số phận nhân vật.

D. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật.

Câu 2. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Một cơn giận?

A. Nông thôn

B. Tâm lí

C. Thành thị

D. Kỹ năng ứng xử

Câu 3. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của văn bản Một cơn giận?

A. Lên án kẻ vô tâm, tàn nhẫn; xót thương kiếp nghèo khổ.

B. Phê phán sự nhẫn tâm; xót thương kiếp người nghèo khổ.

C. Trân trọng sự hối lỗi; xót thương kiếp nghèo khổ.

D. Mỉa mai những kẻ lắm lời; xót thương kiếp người nghèo khổ.

Câu 4. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” ở dòng sau diễn ra vào thời điểm nào? Nó có tác dụng gì trong khắc họa nhân vật?

“Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời với những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá.”

A. Sau khi người kéo xe bị đội xếp tây phạt; thể hiện sự hối hận của “tôi”.

B. Trước khi người kéo xe bị đội xếp tây phạt; thể hiện sự nhẫn tâm của “tôi”.

C. Khi đội xếp Tây đang hỏi; thể hiện sự đấu tranh trong nội tâm của “tôi”.

D. Khi người kéo xe đang van xin; thể hiện sự đắc ý của “tôi”.

Câu 5. Khi nào, nhân vật “tôi” hối hận về ứng xử của mình?

A. Cơn giận đã hết rồi

B. Thấy anh phu xe run sợ

C. Thấy ba đồng bạc phạt quá lớn

D. Thấy hình ảnh anh phu xe hiển hiện trước mắt

Câu 6. Cơn giận của nhân vật “tôi” đã gây ra hậu quả như thế nào?

A. Người phu xe mất việc, phải đi trốn

B. Đứa bé chết vì bố nó mất việc, không có tiền mua thuốc

C. Nhân vật tôi sống trong sự giày vò

D. Nhân vật tôi mất oan một khoản tiền

Câu 7. Tác giả miêu tả những người khốn khổ ở cùng nơi với người phu xe Dư nhằm mục đích gì?

A. Tô đậm sự hối hận của nhân vật “tôi”, của đội xếp tây.

B. Tô đậm sự khốn khổ của người phu xe, sự tàn nhẫn của “tôi”

C. Tố cáo xã hội cũ chứa đầy những bất công

D. Chứng tỏ “tôi” đã bỏ nhiều công chuộc lỗi

Câu 8. Dòng nào nói lên nghệ thuật kể chuyện văn bản Một cơn giận?

A. Người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri)

B. Kết hợp hai ngôi kể (2 câu chuyện lồng trong nhau)

C. Người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri)

D. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp

Câu 9 (1,0 điểm) Văn bản đã gửi đến người đọc tư tưởng, thông điệp nào? Hình thức nghệ thuật nào của văn bản chuyển tải điều đó?

Câu 10 (1,0 điểm) Em rút ra được kinh nghiệm gì trong việc giải tỏa cơn giận của bản thân? Theo em, nhân vật “tôi” cần làm gì để giảm tội lỗi của mình?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Chọn một trong những vấn đề trong các ô chữ sau và viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học Một cơn giận của Thạch Lam.

10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 (sách cũ)

Hiển thị nội dung
  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
  • Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
  • Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 1)

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

Theo GS. John Anthony Allan, “nước ảo” không phải là lượng nước tồn tại trong sản phẩm mà là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Và theo cách tính đó, ông đã đưa ra những con số giật mình, ví dụ như để làm ra một chiếc bánh hamburger phải tiêu tốn 2.400 lít nước từ việc trồng lúa mì, xay bột, làm nhân bánh, trồng rau; để có 1 ký thịt bò, phải cần đến 15.340 lít nước để nuôi bò bởi trong ba năm nuôi một con bò cho 200kg thịt, nó đã ăn đến 1.300kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch…) và 7.200kg cỏ và để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến ba triệu lít nước… 

Gọi là “nước ảo” song trong quá trình sản xuất, người ta đều lấy nước thật từ lòng đất, sông hồ… “Ảo” là để chỉ ở góc độ không nhìn thấy của “nước” trong sản phẩm. Khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trong khi đặt nó trong thị trường nước và giao dịch nước ảo. Cần hiểu sự giao dịch “nước ảo” chính là trao đổi những hàng hóa mang trong mình “nước ảo”, ví như lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông sản… Vì thế, trao đổi nguồn “nước ảo” là một phương tiện có thể khắc phục tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia. Việc buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, “nước ảo” có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thương mại và nghiên cứu trên toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực khan hiếm nước. Giáo sư John Anthony Allan đã chỉ ra việc nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước. Chẳng hạn thay vì sử dụng nguồn nước hạn chế của sông Jordan, Israel đã nhập “nước ảo” qua việc nhập bột mì của Mỹ hay gạo của Thái Lan. Hiện nay Israel nhập đến 80% lương thực vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân tiết kiệm nước. 

Nhờ lý thuyết “nước ảo”, người ta phát hiện những quốc gia như Mỹ, Argentina và Brazil xuất khẩu hàng tỉ mét khối nước ảo trong khi các nước như Nhật, Ai Cập và Ý lại nhập hàng tỉ mét khối nước ảo mỗi năm thông qua lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. 62% lượng nước tiêu thụ ở Anh là nước ảo được nhập khẩu qua hàng hóa và thực phẩm . Trên thế giới những nước xuất khẩu nước ảo nhiều nhất là : Mỹ, Canada, Thailand, Ấn độ, Việt Nam, Pháp và Braxin. Những nước nhập khẩu nước ảo nhiều nhất là : Sri Lanka, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ai Cập, Đức và Italy. 

Một cuộc sống chất lượng nhưng tiết kiệm hợp lý có lẽ là phương án duy nhất để bảo vệ tài nguyên nước trong tình hình hiện nay. Khi bạn lãng phí một hạt cơm hay vứt đi một món đồ dùng còn sử dụng tốt, hãy nghĩ đến công sức người lao động và số lượng nước kết tinh trong đó và hãy thay đổi thói quen. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là từ bỏ các tiện nghi hiện đại để trở về với lối sống đơn sơ. Không ai có thể bắt chúng ta phải thắt lưng buôc̣ buṇ g trong khi cả xã hội đang hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng sự giàu có phải gắn liền với tính “bền vững” tức là sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đây là những việc nhỏ đầu tiên chúng ta có thể làm để bảo vệ nguồn nước quý giá, cũng như bảo đảm cho cuộc sống tương lai. 

(Tài nguyên và môi trường. Kỳ 2, tháng 1/2013)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2 (0,5 điểm): Nước ảo là gì? Mối quan hệ giữa nước ảo và nước thật? 

Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao có thể nói “nước ảo” ảnh hưởng tới những giá trị kinh tế vĩ mô? 

Câu 4 (1,0 điểm): Để bảo vệ nguồn nước sạch, theo anh/chị chúng ta cần có những hành động gì? 

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Bằng 01 đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trong văn bản ở phần Đọc hiểu: sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. 

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau: 

Tôi muốn tắt nắng đi 

Cho màu đừng nhạt mất; 

Tôi muốn buộc gió lại 

Cho hương đừng bay đi.

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu) 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

Để tình san sẻ với trăm nơi 

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Trích Từ ấy – Tố Hữu)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 2)

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đúng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền - như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời". Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25-26)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2: Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

Câu 4: Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành thơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Trích Vội vàng của Xuân Diệu)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 3)

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

[...] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị "Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ". Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.135)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm): Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng"?

Câu 4 (1,0 điểm): Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ mà văn bản nêu ở trên, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao?

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bức chân dung của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 4)

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:

Viết cho con mùa thi đại học (trích)

 Con thương yêu của Mẹ!   

 (1) Mẹ đã đọc nhiều dòng tâm sự của các sĩ tử đã, đang và sắp thi đại học, đặc biệt là của những sĩ tử thi trượt đại học. Mẹ thấy nỗi buồn của sự thất bại đầu đời đối với các con thật là khó khăn để vượt qua. Mẹ thấy sự tuyệt vọng của không ít bạn trẻ khi gặp phải “cú trượt chân” này cùng không ít lời chỉ trích, nỗi thất vọng của người thân từng kỳ vọng vào họ. Mẹ cũng nhận thấy nghị lực, lòng quyết tâm của không ít các bạn mong muốn làm lại từ đầu. 

 (2) Con gái yêu, cuộc sống của các con mới chỉ bắt đầu ở ngưỡng cửa cuộc đời. Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để các con trưởng thành hơn. ...

 (3) Con có thể thi đỗ, trượt đại học, không quan trọng bằng việc con biết vượt qua thất bại như thế nào, không quan trọng bằng nghị lực và lòng quyết tâm của con. Mẹ sẽ không thất vọng với những vấp ngã của con mà mẹ chỉ thất vọng khi con không vượt qua được chính bản thân mình. Hãy biết vượt lên chính mình, con ạ. Mẹ luôn trân trọng những người biết tự đứng lên sau những vấp ngã. 

(4) Con yêu, hãy cứ hy vọng, cứ biết ước mơ. Hạnh phúc thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến mơ ước thành sự thật. Con đã có: một người luôn yêu thương con, dù ở bất cứ đâu, dù bất cứ khi nào. Con hãy chọn những việc mình làm có ý nghĩa, bắt đầu từ những nỗ lực và nghị lực từ hành trình đầu đời của con. Như thế, con sẽ là người hạnh phúc.

(Dẫn theo: Kenh14.vn).

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả bài viết, hạnh phúc thuộc về những ai?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).  

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng: “Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm” để con người trưởng thành hơn không? Vì sao?

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về thái độ cần phải có trước những thất bại của bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

Xem thử

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 11 năm 2024 chọn lọc khác:

  • (mới) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án năm 2024 (10 đề)
  • (mới) Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
  • (mới) Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
  • Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án (10 đề)
  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)
  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)
  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
  • 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách luyện 30 đề thi thử THPT năm 2025 mới

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
  • Giáo án lớp 11 (các môn học)
  • Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
  • Giáo án Toán 11
  • Giáo án Ngữ văn 11
  • Giáo án Tiếng Anh 11
  • Giáo án Vật Lí 11
  • Giáo án Hóa học 11
  • Giáo án Sinh học 11
  • Giáo án Lịch Sử 11
  • Giáo án Địa Lí 11
  • Giáo án KTPL 11
  • Giáo án HĐTN 11
  • Giáo án Tin học 11
  • Giáo án Công nghệ 11
  • Giáo án GDQP 11
  • Đề thi lớp 11 (các môn học)
  • Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
  • Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
  • Đề cương ôn tập Văn 11
  • Đề thi Toán 11 (có đáp án)
  • Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
  • Đề cương ôn tập Toán 11
  • Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
  • Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
  • Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
  • Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
  • Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
  • Đề thi Lịch Sử 11
  • Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
  • Đề thi KTPL 11
  • Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
  • Đề thi Công nghệ 11
  • Đề thi GDQP 11 (có đáp án)
Học cùng VietJack
Tài liệu giáo viên

Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt.

Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh

Chính sách

Chính sách bảo mật

Hình thức thanh toán

Chính sách đổi trả khóa học

Chính sách hủy khóa học

Tuyển dụng

Liên hệ với chúng tôi

Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Phone: 084 283 45 85

Email: vietjackteam@gmail.com

Tải nội dung trên Google Play Tải nội dung trên IOS Store

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK

Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

2015 © All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Các Bài Văn Thi Giữa Kì 2 Lớp 11