Đề Thi Giữa Học Kì 2 Văn Lớp 11 Đề 2 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 ...
Có thể bạn quan tâm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 2)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
Viết cho con mùa thi đại học (trích)
Con thương yêu của Mẹ!
(1) Mẹ đã đọc nhiều dòng tâm sự của các sĩ tử đã, đang và sắp thi đại học, đặc biệt là của những sĩ tử thi trượt đại học. Mẹ thấy nỗi buồn của sự thất bại đầu đời
đối với các con thật là khó khăn để vượt qua. Mẹ thấy sự tuyệt vọng của không ít bạn trẻ khi gặp phải “cú trượt chân” này cùng không ít lời chỉ trích, nỗi thất vọng của người thân từng kỳ vọng vào họ. Mẹ cũng nhận thấy nghị lực, lòng quyết tâm của không ít các bạn mong muốn làm lại từ đầu.
(2) Con gái yêu, cuộc sống của các con mới chỉ bắt đầu ở ngưỡng cửa cuộc đời. Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để các con trưởng thành hơn. ...
(3) Con có thể thi đỗ, trượt đại học, không quan trọng bằng việc con biết vượt qua thất bại như thế nào, không quan trọng bằng nghị lực và lòng quyết tâm của con. Mẹ sẽ không thất vọng với những vấp ngã của con mà mẹ chỉ thất vọng khi con không vượt qua được chính bản thân mình. Hãy biết vượt lên chính mình, con ạ. Mẹ luôn trân trọng những người biết tự đứng lên sau những vấp ngã.
(4) Con yêu, hãy cứ hy vọng, cứ biết ước mơ. Hạnh phúc thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến mơ ước thành sự thật. Con đã có: một người luôn yêu thương con, dù ở bất cứ đâu, dù bất cứ khi nào. Con hãy chọn những việc mình làm có ý nghĩa, bắt đầu từ những nỗ lực và nghị lực từ hành trình đầu đời của con. Như thế, con sẽ là người hạnh phúc.
(Dẫn theo: Kenh14.vn).
Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả bài viết, hạnh phúc thuộc về những ai
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng: “Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm” để con người trưởng thành hơn không? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
Câu 2 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về thái độ cần phải có trước những thất bại của bản thân.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------------------------HẾT----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 2 PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Theo tác giả, hạnh phúc sẽ thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến ước mơ thành hiện thực.
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu 3: HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng yêu cầu phải có những kiến giải hợp lý.
- Đồng tình: Sau khi “vấp ngã”, thất bại mỗi người sẽ tự thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế của bản thân từ đó có thể điều chỉnh hành vi, thái độ cho phù hợp. Đó chính là bài học kinh nghiệm quan trọng giúp con người trưởng thành hơn trong cuộc sống.
- Không đồng tình: Có những thất bại “vấp ngã” làm mất đi cơ hội của con người khiến con người dù có thêm một bài học mới cũng khó có cơ hội làm lại, không có cơ hội cống hiến, làm việc…vì thế con người khó có thể trưởng thành…
Câu 4: - Biện pháp tu từ: liệt kê, đối, ẩn dụ.
+ Ẩn dụ: cú trượt chân (thất bại, trượt Đại học).
+ Liệt kê: những phản ứng khác nhau của các sĩ tử và người thân khi các sĩ tử thất bại trong kỳ thi Đại học (tuyệt vọng, thất vọng, quyết tâm muốn làm lại từ đầu…).
+ Đối lập: Thái độ tiêu cực (tuyệt vọng, thất vọng…) và thái độ tích cực (nghị lực, quyết tâm, muốn làm lại từ đầu…).
- Hiệu quả: Làm rõ những biểu hiện khác nhau (đối lập) của các sĩ tử và cả những người thân khi các sĩ tử thất bại trong kỳ thi Đại học/Kể ra những biểu hiện tiêu cực và tích cực của các sĩ tử và người thân khi các sĩ tử trượt Đại học….
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
3. Nội dung:
*Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
*Thân bài:
- Khổ thơ 1: Cảnh và người thôn Vĩ
+ Câu hỏi tu từ: “Sao anh....” gợi cảm giác trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết.
+ Cảnh thôn Vĩ: đẹp trữ tình, thơ mộng.
+ Con người: bóng dáng con người xuất hiện kín đáo sau chiếc lá trúc với khuôn mặt chữ điền, gợi lên vẻ đẹp phúc hậu.
ð Cảnh và người thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp kín đáo, nhẹ nhàng. - Khổ thơ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và nỗi lòng của tác giả.
+ Hình ảnh: Gió lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.
+ Nhân hóa: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã, sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình.
+ Bến sông trăng: hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo.
+ Câu hỏi: Có chở trăng về kịp tối nay? g Sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời.
ð Tâm trạng lo âu, đau buồn, thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng.
- Khổ thơ 3. Tâm trạng của nhà thơ.
+ Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian, tình cảm.
+ Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ, hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên tác giả rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.
+ Ai biết tình ai có đậm đà: biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của tác giả đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng, hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc.
ðKhi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.
- Nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng phong phú.
+ Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
+ Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
*Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
4. Sáng tạo:
- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.
- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
5. Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về thái độ cần phải có trước những thất bại của bản thân.
a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thái độ cần phải có khi gặp thất bại. c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Trình bày cách hiểu về thất bại: Thất bại là không hoàn thành được mục tiêu đề ra, không đạt được kết quả như ý muốn…
- Chỉ ra được những thái độ cần phải có khi bản thân gặp thất bại:
+ Chủ động đón nhận thất bại, coi thất bại là một thử thách tất yếu của cuộc sống.
+ Bình tĩnh đối diện với thất bại để có thể sáng suốt lựa chọn cho mình một quyết
định hợp lý nhất.
+ Dũng cảm vượt qua thất bại, biến thất bại hiện tại thành động lực để hướng tới thành công trong tương lai….
- Phê phán những biểu hiên tiêu cực khi gặp thất bại.
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt sáng tạo, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Ngữ văn Lớp 11 Giữa Học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!
Từ khóa » Các Bài Văn Thi Giữa Kì 2 Lớp 11
-
Đề Cương ôn Tập Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Ngữ Văn
-
Đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 11 Môn Văn
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 11 Giữa Kì 2 Năm 2022 Có đáp án (50 đề)
-
Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì II Ngữ Văn 11 Có Lời Giải Chi Tiết
-
đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Văn
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Năm 2021 Môn Văn 11
-
2 Bộ đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Năm 2022 - Phần 1 (Có đáp án)
-
2 Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Văn 2022 - Phần 2 (Có đáp án)
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2021 - 2022
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Văn Lớp 11 Đề 4 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 ...
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2021 - 2022
-
Đáp án đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Văn Lớp 11 Kèm Lời Giải Chi Tiết
-
Download Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 File Doc
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 11 Môn Ngữ Văn Năm 2021 - 2022 - Hoc247