ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN ...
Có thể bạn quan tâm
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN SINH 12
Câu 1: Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN.
Câu 2: Mã di truyền có tính thoái hoá là hiện tượng
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin.
B. có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ hai mã hoá đồng thời nhiều axit amin.
D. một bộ ba mã hoá một axit amin.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. Tính phổ biến. B. tính đặc hiệu. C. Tính thoái hoá. D. Tính bán bảo tồn.
Câu 4: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính liên tục. B. Tính đặc hiệu. C. Tính phổ biến. D. Tính thoái hoá.
Câu 5: Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
B. Vì số nuclêôtit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
C. Vì số nuclêôtit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
D. Vì 3 nuclêôtit mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba đủ để mã hoá 20 loại axit amin.
Câu 6: Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là
A. 61. B. 42. C. 64. D. 21.
Câu 7: Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit guanin và xitôxin. Trên mạch mang mã gốc của gen đó, có thể
có tối đa bao nhiêu bộ ba?
A. 2. B. 64. C. 8. D. 16.
Câu 8: Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc việc tổng hợp prôtêin?
A. AUA, AUG, UGA. B. UAA, UAG, UGA. C. UAX, AXX, UGG. D. UAA, UGA, UXG.
Câu 9: Bộ ba mở đầu trên mARN là
A. UAA. B. AUG. C. AAG. D. UAG.
Câu 10: Mã di truyền trên mARN được đọc theo
A. một chiều từ 3’ đến 5’. B. Hai chiều tuỳ theo vị trí của enzim.
C. ngược chiều di chuyển của ribôxôm. D. một chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ ba nuclêôtit kế tiếp nhau quy định một axit amin.
B. Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba.
C. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm ba nuclêôtit, không gối lên nhau.
D. Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng.
Câu 12: Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Lục lạp, trung thể, ti thể. B. Ti thể, nhân, lục lạp.
C. Lục lạp, nhân, trung thể. D. Nhân, trung thể, ti thể.
Câu 13: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở
A. pha G1 của kì trung gian. B. pha G2 của kì trung gian.
C. pha S của kì trung gian. D. pha M của chu kì tế bào.
Câu 14: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Câu 15: Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là quá trình
= 64 bộ ba đủ để mã hoá 20 loại axit amin.
A. tái bản, tự sao. B. phiên mã. C. dịch mã. D. sao mã.
Câu 16: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
Câu 17: Quá trình tự nhân đôi ADN, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzim
ADN – pôlimeraza
A. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ 5
B. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ 3
C. có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ 3
tổng hợp theo chiều từ 5’ 3
D. có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ 3
tổng hợp theo chiều từ 3’ 5
Câu 18: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi ADN là
A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.
Câu 19: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi ADN hình thành theo chiều
A. cùng chiều với mạch khuôn. B. 3’ đến 5’.
C. 5’ đến 3’. D. cùng chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 20: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 21: Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên
A. hai ADN, trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
B. một ADN mới hoàn toàn và một ADN cũ.
C. hai ADN mới hoàn toàn.
D. hai ADN, trong đó mỗi mạch có sự xen đoạn cũ và đoạn mới được tổng hợp.
Câu 22: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15
4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
A. Có 4 phân tử ADN. B. Có 2 phân tử ADN.
C. Có 8 phân tử ADN. D. Có 16 phân tử ADN.
Câu 23: Bản chất của mã di truyền
A. mã di truyền là mã bộ ba.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
Câu 24:Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A.bổ sung; bán bảo tồn.
B.trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
C.mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
D.một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
Câu 25: Sau khi kết thúc quá trình nhân đôi ADN, từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu sẽ tạo ra:
A. 2 phân tử ADN con, mỗi phân tử ADN con có 2 mạch mới hoàn toàn.
B. 2 phân tử ADN con khác nhau hoàn toàn so với phân tử ADN mẹ ban đầu.
C. 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ ban đầu.
D. 2 phân tử ADN con, 1 phân tử ADN có 2 mạch mới và 1 phân tử ADN con có 2 mạch cũ.
Câu 26 : Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...
AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là:
A. 5'... GGXXAATGGGGA...3' B. 5'... TTTGTTAXXXXT...3'
C. 5'... AAAGTTAXXGGT...3' D. 5'... GTTGAAAXXXXT...3'
Câu 27: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là:
A. Ribônuclêôtit. B. Nuclêôtit; C. Nuclêôxôm; D. Pôlinuclêôtit;
Câu 28: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính thoái hoá. B. mã bộ ba.
C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiệu.
Câu 29: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung
nguồn gốc là
A. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
C. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.
Câu 30: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).
Câu 31: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 32: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (3).
Câu 33.Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A1, T1, G1, X1 lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%. Tỉ lệ từng loại
nuclêôtit của gen nói trên là:
A. A = T = 35%; G = X = 15% B. A = T = 30%; G = X = 20%
C. A = T = 60%; G = X = 40% D. A = T = 70%; G = X = 30%
Câu 34.Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của
gen là:
A. A = T = 180; G = X =270 B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 35.Một phân tử ADN có 160 cặp bazơ nitơ với 20% là nuclêôtit ađênin. Có bao nhiêu nuclêôtit xitôzin trong phân tử
này?
A.96 nuclêôtit. B.48 nuclêôtit. C.32 nuclêôtit. D.64 nuclêôtit.
Câu 36: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số
nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%.
Câu 37. Trên một mạch của gen có 250 ađênin và 350 timin và gen có 30% xitôzin. Khối lượng của gen bằng:
A. 900000 đơn vị cacbon B. 720000 đơn vị cacbon
C. 540000 đơn vị cacbon D. 360000 đơn vị cacbon
Câu 38. Gen có klượng 504.103đvC và G=20% .Số Nucleotit mỗi loại của gen là :
A A = T = 1008; G = X = 672 B.A = T = 504; G = X = 336
C. A=T=336; G = X = 504 D. A = T = 588;G = X =252
đvC và G=20% .Số Nucleotit mỗi loại của gen là :
Câu 39.Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet. Số lượng từng
loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360
C. A = T = 270; G = X = 630 D. A = T = 630; G = X = 270
Câu 40.Một gen có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau và có khối lượng 540000 đơn vị cacbon. Số liên kết hiđrô của gen
bằng:
A. 2340 liên kết B. 2250 liên kết C. 3120 liên kết D. 4230 liên kết
Câu 41.Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 250; G = X = 340 B. A = T = 340; G = X = 250
C. A = T = 350; G = X = 220 D. A = T = 220; G = X = 350
Câu 42.Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số liên kết hiđrô của gen nói trên
là:
A. 990 liên kết B. 1020 liên kết C. 1080 liên kết D. 1120 liên kết
Câu 43. Một gen có chứa 132 vòng xoắn thì có chiều dài là bao nhiêu?
A. 2244 ăngstron B. 4488 ăngstron C. 6732 ăngstron D. 8976 ăngstron
Câu 44.Một mạch của phân tử ADN có chiều dài bằng 1,02mm (biết 1mm = 107 ăngstron). Số chu kỳ xoắn của phân tử
ADN nói trên bằng:
A. 300000 chu kỳ B. 150000 chu kỳ C. 400000 chu kỳ D. 200000 chu kỳ
Câu 45. Một gen có 102 chu kì xoắn, gen này có bao nhiêu nucleotic?
A. 2040 B. 1020 C. 3060 D. 3468
Câu 46. Gen dài 0,4182μm chứa bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 246 B. 12,3 C. 24,6 D. 123
Câu 47. Một gen có chứa 600 cặp A – T và 3900 liên kết hiđrô. Số chu kỳ xoắn của gen là:
A. 90 chu kì B. 120 chu kì C. 150 chu kì D. 180 chu kì
Câu 48.Gen nhân đôi đã nhận của môi trường 41400 nuclêôtit tự do, trong đó có 8280 ađênin. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của
gen là:
A. A = T =0,2; G = X = 0,3 B. A = T = 0,3; G = X = 0,2
C. A = T = 0,35; G = X = 0,15 D. A = T = 0,15; G = X = 0,35
Câu 49. Một gen có 510 nu loại A, số nu loại G chiếm 20% tổng số nu của gen. Số nu tự do từng loại mà mt cần cc cho
gen nhân đôi 1 lần bằng bao nhiêu?
A. A = T = 510; G = X = 340 B. A = T = 255; G = X =170
C. A = T = 765; G = X = 810 D. A = T = 340; G = X = 510
Câu 50: Một đoạn ADN có chiều dài 5100Ao
A. 3000 B. 21000 C. 24000 D. 9000
Câu 51: Một gen có 3000 Nu và có 3500 liên kết hydro nhân đôi 2 lần liên tiếp. Số Nu tự do mỗi loại cần môi trường nội
bàocung cấp là
A. A =T = 3000, G = X= 1500 B. A=T = 4000, G=X= 2000
C. A=T = 1500, G=X= 3000 D. A=T = 1000, G =X= 500
Câu 52: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30.
Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
A. A = T = 180, G = X = 110. B. A = T = 150, G = X = 140.
C. A = T = 90, G = X = 200. D. A = T = 200, G = X = 90.
Câu 53: Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung
cấp là
A. 1,02 105. B. 6 105. C. 6 106. D. 3 106.
Câu 54: Các loại bazơ nitơ có trong cấu trúc của phân tử ARN là
A. ađênin, timin, guanin, xitôzin. B. ađênin, uraxin, guanin, xitôzin.
C. ađênin, timin, guanin, xitôzin, uraxin. D. ađênin, purin, guanin, xitôzin.
Câu 55: Phân tử đường có trong cấu trúc của ARN là
A. fructôzơ. B. ribôzơ. C. đêôxiribôzơ. D. mantôzơ.
Câu 56: Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là
A. một số vi sinh vật cổ. B. một số loài sinh vật nhân thực.
C. một số loài vi khuẩn. D. một số loài virut.
Câu 57: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ARN của vi rút.
Câu 58: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêin là
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 59: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã?
A. mARN. B. tARN. C. Ribôxôm. D. ADN.
Câu 60: Phân tử mARN được tạo ra từ mạch khuôn của gen được gọi là
A. bản mã sao. B. bản mã gốc. C. bản đối mã. D. bản dịch mã.
Câu 61: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyển theo chiều
A. từ 3’ đến 5’. B. từ giữa gen. C. chiều ngẫu nhiên. D. từ 5’ đến 3’.
Câu 62: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.
Câu 62: mARN được tổng hợp theo chiều
A. từ 3’ đến 5’. B. mạch khuôn. C. từ 5’ đến 3’. D. ngẫu nhiên.
Câu 64: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGX TTA GXA?
A. TXG AAT XGT. B. UXG AAU XGU. C. AGX TTA GXA. D. AGX UUA GXA.
Câu 65: Trong quá trình phiên mã của một gen
A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
C. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã.
D. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào.
Câu 66: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là
A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Câu 67: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Thể Gôngi.
Câu 68: Trong quá trình dịch mã, các axit amin tự do trong môi trường nội bào
A. trực tiếp tới ribôxôm để tham gia dịch mã.
B. tới ribôxôm dưới dạng được hoạt hoá bởi ATP.
C. được hoạt hoá nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN đặc hiệu tạo nên phức hợp aa-tARN nhờ enzim đặc hiệu rồi tới
ribôxôm tham gia dịch mã.
D. kết hợp với tiểu đơn vị bé của ribôxôm để tham gia dịch mã.
Câu 69: Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi mã bộ ba
A. AUU. B. AUX. C. AUG. D. AUA.
Câu 70: ARN vận chuyển (tARN) mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là
A. UAX. B. AUX. C. AUA. D. XUA.
Câu 71: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là
A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.
Câu 72: Pôlixôm (pôliribôxôm) có vai trò gì?
A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục. B. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
C. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại. D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
Câu 73: Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều nào của mARN?
A. 5’ đến 3’. B. 3’ đến 5’. C. 5 đến 3. D. 3 đến 5.
Câu 74: Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là
A. valin. B. mêtiônin. C. alanin. D. formyl mêtiônin.
Câu 75: Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là
A. valin. B. mêtiônin. C. alanin. D. formyl mêtiônin..
Câu 76: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé.
B. ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.
C. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAU, UAX, UXG.
D. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.
Câu 77: Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. Sau khi quá trình dịch mã hoàn tất, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch
mã tiếp theo.
C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Tất cả các prôtêin sau khi dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn
để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu 78: Số lượng axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh bằng:
A. số lượng côđon trên mARN. B. số lượng anticôđon trên tARN.
C. số lượng côđon trên mARN trừ 2. D. số lượng côđon trên mARN cộng 2.
Câu 79: Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã:
A.là mARN trưởng thành được sử dụng ngay để dịch mã.
B.là mARN sơ khai nhưng được sử dụng ngay để dịch mã.
C.là mARN trưởng thành chưa được sử dụng ngay để dịch mã.
D.là mARN trưởng thành sau khi cắt các itron và nối các êxon.
Câu 80: Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở đâu trong tế bào?
A. Màng tế bào và bào quan B. Bào quan và tế bào chất
C. Tế bào chất D. Nhân của tế bào
Câu 81: Loại đơn phân nào sau đây không có ở phân tử ARN?
A. Timin B. Ađênin C. Uraxin D. Guanin
Câu 82: Trong quá trình dịch mã, trên 1 phần tử mARN thường có 1 số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là:
A.Pôliribôxôm B.Pôlinuclêôxôm C. Pôlipeptit D. Pôlinuclêôtit
Câu 83: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 84 : Trong quá trình dịch mã, trên 1 phần tử mARN thường có 1 số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được
gọi là:
A.Pôliribôxôm B.Pôlinuclêôxôm C. Pôlipeptit D. Pôlinuclêôtit
Câu 85: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 86: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào.
A. Nhân đôi nhiễm sắc B. Phiên mã
C. Dịch mã D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN)
Câu 87: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ
gen này là:
A. 5’XGU3’ B. 5’UXG3’ C. 5’GXU3’ D. 5’GXT3’
Câu 88: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1)Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực
(2)Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit
(3)Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
(4)Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
A. (1), (4). B. (2), (4) C. (1), (3) D. (2), (3)
Câu 89: Điều hoà hoạt động của gen chính là
A. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra. B. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
C. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra. D. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra.
Câu 90: Ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra
A. ở giai đoạn trước phiên mã. B. ở giai đoạn phiên mã.
C. ở giai đoạn dịch mã. D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.
Câu 91: Đối với opêron ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là
A. đường lactôzơ. B. đường saccarôzơ. C. đường mantôzơ. D. đường glucôzơ.
Câu 92: Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các opêron chủ yếu diễn ra trong giai đoạn
A. trước phiên mã. B. phiên mã. C. dịch mã. D. sau dịch mã.
Câu 93: Bên cạnh Ôperon, gen điều hòa có vai trò
A.tổng hợp protein ức chế.
B.ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C.cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D.việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.
Câu 94: Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 95: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) qui định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
B. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Gen điều hòa (R) qui định tổng hợp prôtêin ức chế
D. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 96: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có
lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ.
..................o0o..................
Các tin khác
- THÔNG BÁO: LỊCH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2024 - 2025 ( 12.12.2024 )
- THÔNG BÁO: LỊCH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2024 - 2025 ( 15.10.2024 )
- THÔNG BÁO: LỊCH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2023 - 2024 ( 22.02.2024 )
- THAM QUAN BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ - HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 10A6 ( 22.05.2023 )
- THAM QUAN BẢO TÀNG CÁCH MẠNG - HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 10A4 ( 17.05.2023 )
Từ khóa » Bộ Ba Nào Sau đây Không Mã Hoá Axit Amin A. Uag. B. Aua. C. Axx. D. Aux
-
Bộ Ba Nào Dưới đây Là Bộ Ba Vô Nghĩa (không Mã Hoá Axit ...
-
Bộ Ba Nào Dưới đây Là Bộ Ba Vô Nghĩa (không Mã Hoá Axit Amin) Làm
-
Bộ Ba Nào Sau đây Không Mã Hóa Axit Amin Trong 64 Bộ Ba?
-
Các Bộ Ba Không Tham Gia Mã Hoá Cho Các Axit Amin Là A. AUG, UAA ...
-
[LỜI GIẢI] 3 Bộ Ba Không Mã Hóa Axit Amin Trong 64 Bộ Ba Là
-
Bộ Ba Nào Dưới đây Là Bộ Ba Vô Nghĩa (không Mã ... - Cungthi.online
-
Các Côđon Nào Dưới đây Không Mã Hoá Axit Amin (côđon Vô Nghĩa)?
-
Kỳ Thi Tốt Nghiệp Bậc Trung Học Phổ Thông Năm 2013 Môn Thi: Sinh Học
-
TRẮC NGHIỆM Bài 1 2 3 SINH Học 12 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phiên Mã Và Dịch Mã
-
Chuyen De Ma Di Truyen - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MÔN ...
-
[PDF] 4. Sinh Hoc (30-03_moi) - Sở Giáo Dục Trà Vinh
-
PHÂN T Lthuyet Nâng Cao | PDF - Scribd
-
Giải đáp Tại Sao Mã Di Truyền Có Tính Thoái Hóa
-
193 Câu Trắc Nghiệm SHDT Có đáp án - DI TRUYӄN PHÂN TӰ 1. Vị ...
-
Đề Thi Tốt Nghiệp THPT Năm 2013 Môn Sinh Học (Hệ GDTX)