Đề Cương ôn Thi Học Kì 1 Môn Toán Lớp 7 Năm 2021

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 năm 2023 - 2024 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Toán 7 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Toán 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Toán 7 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 năm 2023 - 2024 (Có đáp án)

  • Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Cánh diều
  • Đề cương ôn tập cuối kì 1 Toán 7 KNTT (Có đáp án)
  • Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Cánh diều

I. LÝ THUYẾT

1. Phần đại số

  • Tập hợp các số hữu tỉ;
  • Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ;
  • Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ;
  • Thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc chuyển vế.
  • Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
  • Tập hợp R các số thực
  • Giá trị tuyệt đối của một số thực
  • Làm tròn và ước lượng
  • Tỉ lệ thức
  • Dãy tỉ số bằng nhau

2. Phần hình học

  • Góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác của một góc;
  • Dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song;
  • Tiên đề Euclid;
  • Định lí và chứng minh định lí;
  • Tổng các góc trong một tam giác;
  • Hai tam giác bằng nhau, trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
  • Góc ở vị trí đặc biệt
  • Tia phân giác của một góc
  • Hai đường thẳng song song

3. Một số bài tập

Bài 1: Cho các số hữu tỉ sau: -0,5 ; \frac{2}{5} ; \frac{-3}{5} ; 1 \frac{1}{10}.\(-0,5 ; \frac{2}{5} ; \frac{-3}{5} ; 1 \frac{1}{10}.\)

a. Trong các số hữu tỉ trên, số nào là số hữu tỉ âm, số nào là số hữu tỉ dương?

b. Biểu diễn các số hữu ti đã cho trên cùng một trục số.

c. Tìm số đối của các số hữu tỉ trên.

d. Sắp xếp các số hữu tỉ trên theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Bài 2: Tính:

a. \frac{3}{4}+\frac{3}{5}\(a. \frac{3}{4}+\frac{3}{5}\)

b. 2,5-\left(\frac{6}{-9}\right);\(b. 2,5-\left(\frac{6}{-9}\right);\)

c. (-2,5) \cdot \frac{5}{18};\(c. (-2,5) \cdot \frac{5}{18};\)

d. (-5): 2 \frac{1}{5};\(d. (-5): 2 \frac{1}{5};\)

g. \left(\frac{2}{7}\right)^{10} \cdot 7^{10};\(g. \left(\frac{2}{7}\right)^{10} \cdot 7^{10};\)

f. (-3,5)^2;\(f. (-3,5)^2;\)

g. \left(\frac{2}{7}\right)^{10} \cdot 7^{10};\(g. \left(\frac{2}{7}\right)^{10} \cdot 7^{10};\)

h. \left[(-0,6)^3\right]^7;\(h. \left[(-0,6)^3\right]^7;\)

i. 1+\frac{1}{2}-0,25;\(i. 1+\frac{1}{2}-0,25;\)

k. \frac{1}{2}-\frac{1}{3}+1^{2022};\(k. \frac{1}{2}-\frac{1}{3}+1^{2022};\)

1. 4^3: 2^5+3^5: 9^2\(1. 4^3: 2^5+3^5: 9^2\)

m. \left(\frac{1}{2}\right)^3 \cdot 4+\frac{3}{4}\(m. \left(\frac{1}{2}\right)^3 \cdot 4+\frac{3}{4}\)

Bài 3: Thực hiện các phép tính sau (tính một cách hợp lý nếu có thể):

a. \frac{21}{47}+\frac{9}{45}+\frac{26}{47}+\frac{4}{5}\(a. \frac{21}{47}+\frac{9}{45}+\frac{26}{47}+\frac{4}{5}\)

b. \frac{15}{12}+\frac{5}{13}-\frac{3}{12}-\frac{18}{13};\(b. \frac{15}{12}+\frac{5}{13}-\frac{3}{12}-\frac{18}{13};\)

c. \frac{15}{34}+\frac{7}{21}+\frac{9}{34}-1 \frac{15}{17}+\frac{2}{3};\(c. \frac{15}{34}+\frac{7}{21}+\frac{9}{34}-1 \frac{15}{17}+\frac{2}{3};\)

d. \frac{7}{6} \cdot 3 \frac{1}{4}+\frac{7}{6} \cdot(-0,25);\(d. \frac{7}{6} \cdot 3 \frac{1}{4}+\frac{7}{6} \cdot(-0,25);\)

e. \frac{1}{7} \cdot \frac{1}{3}+\frac{1}{7} \cdot \frac{1}{2}-\frac{1}{7};\(e. \frac{1}{7} \cdot \frac{1}{3}+\frac{1}{7} \cdot \frac{1}{2}-\frac{1}{7};\)

f. \left(\frac{1}{3}-\frac{3}{10}\right): \frac{3}{5}+\left(\frac{2}{3}-\frac{7}{10}\right): \frac{3}{5}.\(f. \left(\frac{1}{3}-\frac{3}{10}\right): \frac{3}{5}+\left(\frac{2}{3}-\frac{7}{10}\right): \frac{3}{5}.\)

Bài 4. Tìm x, biết:

a. x+\frac{1}{3}=0,75;\(a. x+\frac{1}{3}=0,75;\)

b. x-\frac{1}{2}=\frac{-2}{3};\(b. x-\frac{1}{2}=\frac{-2}{3};\)

c. \frac{4}{7}-x=\frac{1}{3};\(c. \frac{4}{7}-x=\frac{1}{3};\)

d. -5-2 x=(-0,4)^2;\(d. -5-2 x=(-0,4)^2;\)

e. \frac{7}{4}-x=\frac{6}{5}-\frac{3}{4};\(e. \frac{7}{4}-x=\frac{6}{5}-\frac{3}{4};\)

f. \frac{7}{4}+3 x=\frac{6}{5}-\frac{3}{4}.\(f. \frac{7}{4}+3 x=\frac{6}{5}-\frac{3}{4}.\)

Bài 5. Hưởng ứng phong trào kế hoạch nhỏ của liên Đội, lớp 7A thu được 102,6 kg giấy vụn. Số giấy vụn lớp 7 B thu được bằng \frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\) số giấy vụn của lớp 7A. Hỏi lớp 7A thu được nhiều hơn lớp 7B bao nhiêu kg giấy vụn?

Bài 6. Vào dịp tết Nguyên Đán, mẹ của Thu gói bánh chưng cho gia đình. Nguyên liệu để làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Mỗi cái bánh sau khi gói nặng khoảng 0,8 kg gồm 0,5 kg gạo; 0,125 kg đậu xanh; 0,04 kg lá dong, còn lại là thịt.

a. Khối lượng thịt trong mỗi cái bánh là khoảng bao nhiêu?

b. Để gói 12 chiếc bánh, mẹ của Thu cần bao nhiêu kg thịt?

...............

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Toán 7 KNTT (Có đáp án)

PHÒNG GD&ĐT...........

TRƯỜNG THCS.............

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024

MÔN TOÁN 7 KNTTVCS

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;

B. Số 0 là số hữu tỉ dương;

C.Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;

D. Tập hợp Q gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Câu 2. Trong các số sau, số nào biểu diễn số đối của số hữu tỉ –0,5?

A. 1/2;

B. −1/2;

C. 2;

D. –2.

Câu 3. Số -\frac{1}{3}\(-\frac{1}{3}\) là số:

A. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn;

B. Số thập phân hữu hạn;

C. Số thập phân vô hạn tuần hoàn;

D. Số vô tỉ.

Câu 4. \sqrt{64}\(\sqrt{64}\) bằng:

A. ± 8;

B. –8;

C. 8;

D. 64.

Câu 5. Nếu |x| = 2 thì:

A. x = 2;

B. x = –2;

C. x = 2 hoặc x = –2;

D. Không có giá trị nào của x thỏa mãn.

Câu 6. Quan sát hình vẽ.

Có tất cả bao nhiêu góc kề bù với \hat{NGC}\(\hat{NGC}\)?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 7. Trong các câu sau, câu nào không phải định lí?

A. Nếu hai góc bằng nhau thì chúng đối đỉnh;

B. Nếu hai góc kề bù thì tổng số đo của chúng bằng 180°;

C. Nếu hai góc bù nhau thì tổng số đo của chúng bằng 180°;

D. Nếu hai góc đối đỉnh thì chúng bằng nhau.

Câu 8. Tổng số đo ba góc của một tam giác là

A. 45°;

B. 60°;

C. 90°;

D. 180°.

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau là hai tam giác bằng nhau;

B. Hai tam giác bằng nhau thì có các góc tương ứng bằng nhau;

C. Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau.

D. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau và có các góc bằng nhau.

Câu 10. Cho các hình vẽ sau:

Hình vẽ nào minh họa đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB?

A. Hình 1;

B. Hình 2;

C. Hình 3;

D. Hình 4.

Câu 11. Thân nhiệt (°C) của bạn An trong cùng khung giờ 7h sáng các ngày trong tuần được ghi lại trong bảng sau:

Bạn An đã thu được dữ liệu trên bằng cách nào?

A. Xem tivi;

B. Lập bảng hỏi;

C. Ghi chép số liệu thống kê hằng ngày;

D. Thu thập từ các nguồn có sẵn như: sách, báo, web.

Câu 12. Kết quả tìm hiểu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C cho bởi bảng thống kê sau:

Kết quả tìm hiểu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ của lớp 7C được cho bởi bảng thống kê sau:

Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C đại diện cho khả năng chơi cầu lông học sinh cả lớp 7C;

B. Dữ liệu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ lớp 7C đại diện cho khả năng chơi cầu lông học sinh cả lớp 7C;

C. Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông và bóng đá được thống kê chưa đủ đại diện cho khả năng chơi thể thao của các bạn lớp 7C;

D. Lớp 7C có 35 học sinh.

Câu 13. Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a/b với:

A. a = 0, b ≠ 0;

B. a, b ∈ ℤ; b ≠ 0;

C. a, b ∈ ℕ;

D. a ∈ ℕ; ; b ≠ 0.

..............

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu sau đây đều có 4 lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng.

Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng.

Câu 1: Căn bậc hai số học của 64 là :

A. 8

B. - 16

C. 16

D. - 8

Câu 2. Số nào là số vô tỉ trong các số sau:

A. \frac{7}{8}\(\frac{7}{8}\)

B. - \sqrt{13}\(\sqrt{13}\)

C. 15

D. 3,2

Câu 3. Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ ở hình bên.

Cho biết mặt bên ABNM là hình gì?

A. Hình thoi.

B. Hình thang cân.

C. Hình chữ nhật.

D. Hình bình hành.

Câu 5. Trong hình vẽ bên, tia phân giác của góc BAC là:

A. Tia AB.

B. Tia AC.

C. Tia AD.

D. Tia DA.

Câu 6: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong ... thì a và b song song với nhau. Hãy điền vào chỗ “….” để được khẳng định đúng.

A. Vuông góc

B. Đồng vị

C. Bằng nhau

D. Song song

Câu 7. Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn loại thức uống yêu thích nhất trong bồn loại: nước chanh, nước cam, nước suối, trà sữa của học sinh khối lớp 7. Mỗi học sinh chỉ được chọn một loại thức uống khi được hỏi ý kiến.

Hỏi số học sinh chọn nước cam và trà sữa chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 26%

B. 53%

C. 74%

D. 47%

Câu 8. Biểu đồ đoạn thẳng trong hình bên biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh qua các tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4, tuần 5. Hãy cho biết điểm 7 Khanh đạt được vào tuần nào?

A. Tuần 1 và tuần 2

B. Tuần 1 và tuần 4

C. Tuần 2 và tuần 4

D. Tuần 2 và tuần 5

Câu 9: giá trị của \sqrt{19881}\(\sqrt{19881}\)là:

A. - 141

B. – 232

C. 232

D. 141

Câu 10: Thể tích nước trong bể cá (hình bên dưới) là bao nhiêu?

A. 500 cm2

B. 50 cm2

C. 50 m2

D. 500 m2

Câu 11. Hình vẽ nào sau đây không có hai đường thẳng song song?

A. hình 1.

B. hình 2.

C. hình 3.

D. hình 4.

.................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem trọn bộ đề cương học kì 1 Toán 7

Từ khóa » Bài Tập Hình Học Lớp 7 Học Kì 1