Đề Đọc Hiểu: Thu Vịnh - Nguyễn Khuyến - Việt Nam Overnight

Đăng nhập

Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >
  1. Tặng tiền điện tử miễn phí Thông tin quan trọng
  2. Phát thẻ điện thoại miễn phí Thông tin quan trọng
  3. Những nhiệm vụ kiếm tiền Thông tin quan trọng
  4. Hướng dẫn kiếm tiền Binance Thông tin quan trọng
FR CV NV QC Đề đọc hiểu: Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 24 Tháng tư 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết: 2,003
    Nhà thơ Nguyễn Khuyến - Hiệu là Quế Sơn, sinh ra và sống chủ yếu ở quê hương làng Và, xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam, một làng quê vùng chiêm trũng ở đồng bằng Bắc Bộ. - Ông xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, đỗ đầu cả 3 kì thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình) nên còn có tên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. - Là một nhà nho có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước, thương dân. Thơ ông chủ yếu viết về hai chủ đề: làng quê, ừao phúng thế sự. - Ra làm quan hơn 10 năm rồi cáo quan về sống thanh bạch ở quê nhà và dạy học. Ông từng có thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp. - Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn hơn 800 bài thơ, văn, câu đối. Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh) đều viết về cảnh vật mùa thu ở đồng bằng Bắc Độ. Thu điếu mang nét đặc trưng hơn cả cho cảnh sắc mùa thu quê hương ông: chiếc ao thu trong veo, phẳng lặng như nhìi được tận đáy, chiếc thuyền câu bé tẻo teo, lá vàng rụng vèo xuống mặt ao và bầ trời xanh ngắt. Đó là hồn thu của đồng bằng Bắc Độ thanh đạm, tinh khiết. Thu vịnh là gì? Thu vịnh là bài thơ vịnh (tả) về mùa thu, cũng có thể hiểu là mùa thu làm thơ. Đây là một trong số ba bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Chùm thơ được Xuân Diệu dành cho những lời khen tặng xác đáng: "Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nguyễn Khuyến nức danh nhất ba bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh." Mỗi bài thơ là một thanh sắc, một khối tình riêng. Nó làm nên dư vị thơ Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Nội dung bài thơ Thu vịnh: bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp, mang những nét riêng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua bài thơ, ta nhận thấy những suy tư, trăn trở của Nguyễn Khuyến trước thời cuộc: tâm trạng xót xa trước cảnh đất nước đã rơi vào tay giặc, day dứt về sự bất lực của bản thân trước thời cuộc. Sau đây là một số đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ Thu vịnh. Xem thêm: Đề Đọc Hiểu: Cuốc Kêu Cảm Hứng - Nguyễn Khuyến Đọc hiểu: Thu vịnh - Nguyễn Khuyến​ Đọc bài thơ sau: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Tìm trong bài thơ những hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ. Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau, nêu tác dụng: Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Câu 4. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ. [​IMG] Gợi ý đọc hiểu:​ Câu 1. 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: - Miêu tả: cảnh bầu trời, mặt nước, bóng trăng, hoa, tiếng ngỗng. - Biểu cảm: cảm xúc buồn, day dứt của Nguyễn Khuyến. Câu 2. Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ: Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng, hoa, tiếng (ngỗng). Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ: bức tranh thiên nhiên trong Thu vịnh là một bức tranh đẹp, cảnh vật hiện lên trong trẻo, sống động, màu sắc, âm thanh hài hòa, thanh sơ, dịu nhẹ. Tuy nhiên, đó cũng là một bức tranh buồn bởi cảnh đẹp mà tĩnh lặng, cảnh đẹp mà lòng người nhiều suy tư. Câu 3. Hai câu thơ: Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. sử dụng biện pháp nghệ thuật: - So sánh: nước biếc như tầng khói phủ; - Đối: nước biếc >< song thưa; tầng khói phủ >< bóng trăng vào; Tác dụng: các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ trên góp phần tạo ấn tượng về bức tranh thiên nhiên đẹp huyền ảo, thơ mộng; Đồng thời tăng tính gợi hình, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho lời thơ. Câu 4. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ: Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nội dung ẩn nha. Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Như vậy, dù cáo quan về ở ẩn, nhưng tâm hồn Nguyễn Khuyến vẫn nặng tình đời, tình người. Nỗi buồn, của thi nhân vì thế là nỗi buồn đẹp của một tâm hồn chưa khô héo, chưa phó mặc cuộc đời cho con tạo vần xoay. Qua đó, ta thấy được không chỉ tình yêu thiên nhiên mà còn là lòng yêu quê hương, đất nước. Bài thơ đã tỏa sáng vẻ đẹp nhân cách của người. Xem tiếp bên dưới...
    lacvuphongca, TieuLamTu77, Trmyh và 100 người khác thích bài này. Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng mười 2023 Thùy Minh, 24 Tháng tư 2022 #1 Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để đọc nội dung ẩn và chia sẻ bài viết
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết: 2,003
    Đọc bài thơ sau: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ? Nhận xét về đề tài mà nhà thơ lựa chọn? Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề "Thu vịnh"? Câu 3. Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Câu 4. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ: Bài thơ viết về đề tài mùa thu. Đây là đề tài quen thuộc không chỉ trong thơ trung đại mà quen thuộc đối với thơ ca mọi thời đại. Câu 2. Nhan đề "Thu vịnh" : Thu vịnh là bài thơ vịnh về mùa thu (Nguyễn Khuyến làm thơ về mùa thu), cũng có thể hiểu mà mùa thu làm thơ (Nguyễn Khuyến làm thơ vào mùa thu). Câu 3. Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Trước hết, hai câu thơ gợi lên một không gian đặc trưng của mùa thu với nước biếc, những làn sương mỏng bao phủ mặt nước; ánh trăng thu sáng đẹp; Đó còn là một không gian rộng: Không gian của mặt nước, của song thưa với ánh trăng phủ vàng khắp nơi; Không gian trong hai câu thơ trên là không gian huyền ảo: Sự huyền ảo ấy được tạo nên bởi độ nhòe mờ của tầng sương khói; bởi sự lung linh của ánh trăng thu. Câu 4. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ: Trước hết, trong bài thơ, ta nhận thấy Nguyễn Khuyến là người có tình yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt. Yêu thiên nhiên, ông cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan và thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu bằng những vần thơ đẹp, giàu hình ảnh, đậm cảm xúc của một tâm hồn nhạy cảm; Yêu thiên nhiên chính là yêu quê hương, đất nước - đây là vẻ đẹp không chỉ trong bài thơ này mà thể hiện trong hầu hết các bài thơ của Nguyễn Khuyến. Tình yêu quê hương đất nước trong bài thơ nói riêng và trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung không ồn ào, phô trương mà lặng lẽ, sâu sắc, mãnh liệt; Cuối cùng, qua bài thơ, ta còn thấy ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn nhạy cảm, nhiều suy tư, những suy tư ấy là suy tư về thời cuộc, về đất nước. Mang nặng niềm suy tư ấy, ông ngắm cảnh, làm thơ mà vẫn nghĩ về đất nước, nhân dân. Nên cái "thẹn" cuối bài thơ là nỗi thẹn của một con người luôn cảm thấy day dứt vì không có được danh khiết như bậc danh nhân xưa, không giúp ích được gì cho nhân dân, đất nước. Đó là nỗi thẹn của con người có nhân cách.
    lacvuphongca, Diggory, LieuDuong và 11 người khác thích bài này. Thùy Minh, 3 Tháng năm 2022 #2 Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để đọc nội dung ẩn và chia sẻ bài viết
  3. tuanh205

    Bài viết: 1
    Giúp e với ạ: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trog Thu vịnh
    Admin, Diggory, Tiên Nhi và 2 người khác thích bài này. Last edited by a moderator: 15 Tháng mười 2022 tuanh205, 15 Tháng mười 2022 #3
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết: 2,003
    Nhắc đến Nguyễn Khuyến, người yêu thơ không quên được chùm thơ của ông viết về mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm . Chúng như những bông hoa đẹp có hương sắc lâu bền, trong đó Thu vịnh là một bài thơ đặc sắc. Bài thơ là bức tranh làng quê vào thu, một bức tranh mang vẻ đẹp thanh sơ bình dị. Bài thơ mở ra với không gian cao rộng của bầu trời: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao . Trời thu mang những nét rất riêng của mùa thu miền bắc: Trong veo, cao vời vợi. "Xanh ngắt" là rất xanh, xanh đến say đắm lòng. Đó cũng là màu xanh của bầu trời trong Thu điếu. Dõi theo điểm nhìn chuyển dịch từ cao xuốn g thấp, "ngõ trúc" hiện ra trong dáng vẻ đượm buồn, Từ láy "lơ phơ" cùng cụm từ "gió hắt hiu" gợi lên vẻ buồn ấy. Có lẽ "buồn" là nét riêng của thơ thu Nguyễn Khuyến, nên cả ba bài trong chùm thơ của ông đều gợi buồn. Hai câu luận gợi lên một không gian đặc trưng của mùa thu với nước biếc, những làn sương mỏng bao phủ mặt nước; ánh trăng thu sáng đẹp. Hình ảnh thơ mở ra một không gian thoáng rộng và huyền ảo. Cảm nhận ấy được tạo nên bởi độ nhòe mờ của tầng sương khói; bởi sự lung linh của ánh trăng thu. Cảnh thu có sự xuất hiện của "hoa" như một nét điểm xuyết cho bức tranh thu thêm thơ mộng, hữu tình. Nhưng lại là "hoa năm ngoái". Câu thơ khiến ta nhớ đến vần thơ đượm buồn của Đỗ Phủ: "Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ". Cả hai hình ảnh hoa đều gợi buồn. Âm thanh duy nhất của mùa thu được miêu tả là âm thanh của tiếng "ngỗng nước nào". Sao không phải là ngỗng nước mình mà lại là ngỗng nước nào, nghe xa lạ biết bao. Đó có phải là những con vật từ phương xa bay qua đây tránh rét hay ngỗng của nước mình mà đất nước đã không còn của mình? Đất nước của mình mà thành "nước nào" rồi còn đâu. Hai câu luận tả cảnh thu mà tâm sự đã ý tứ lộ bày, và hai câu kết đã tỏ rõ qua hình ảnh đôi mắt "đỏ hoe" của thi nhân. Như vậy, cảnh thu đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng vì người buồn, buồn trước thời thế đất nước nên cảnh cũng đượm buồn theo.
    lacvuphongca, Admin, Sói và 8 người khác thích bài này. Last edited by a moderator: 8 Tháng bảy 2023 Thùy Minh, 15 Tháng mười hai 2022 #4 Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để đọc nội dung ẩn và chia sẻ bài viết
Từ Khóa:
  • ngữ văn 11
  • nguyễn khuyến
  • đọc hiểu
Trả lời qua Facebook
  • Login with Facebook
  • Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
  • Tích vào đây để đăng ký
  • Vâng, Mật khẩu của tôi là:
  • Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!

Đề tài cần chú ý

  • Ột Éc Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
  • Sói Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải...

Xem nhiều nhất tuần

  • AiroiD Phân tích đoạn trích Thúc Sinh... AiroiD posted 15 Tháng mười một 2024
Đang tải...

Mì tôm nào ngon?

  1. Hảo Hảo 258 phiếu
  2. Omachi 93 phiếu
  3. Miliket 12 phiếu
  4. Kokomi 53 phiếu
  5. Ba Miền 27 phiếu
  6. Lẩu Thái 27 phiếu
  7. Cung Đình 27 phiếu
  8. Đệ Nhất 8 phiếu
  9. Gấu Đỏ 9 phiếu
  10. Loại Khác 22 phiếu
Đăng ký Binance Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...

Từ khóa » đọc Hiểu Thu ẩm