Đề Thi Giữa HK2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2017-2018, Trường ...

YOMEDIA Trang chủ Đề thi & Kiểm tra Lớp 11 Ngữ Văn Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ADMICRO 90 phút 7 câu 0 lượt thi ATNETWORK

Câu hỏi Tự luận (7 câu):

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 121428

    Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

    Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

    Đến với Thu ẩm, chúng ta cũng không thấy những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, văn hoa, sang trọng như “rèm châu, lầu ngọc, chén vàng” mà thay vào đó là sự bình dân, thanh sơ và giản dị, với “Năm gian nhà cỏ thấp le te - Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè”. Hình ảnh ngôi nhà, vừa là tả thực, vừa khái quát tầm vóc của một làng quê vùng đồng chiêm trũng. Từ láy “le te” đã khắc hoạ hình dáng của ngôi nhà cỏ trong không gian, nó là nơi thu hút, hội tụ sự ấm áp, dung dị của đời sống nông thôn đất Việt. Đối lập với những “lầu son, gác tía”, “lồng ngọc, rèm châu” xa lạ, ngôi nhà cỏ như đang nâng đỡ trên mình một giá trị văn hoá đáng quý. Yêu quê hương, yêu đất nước, yêu cảnh thu, yêu con người, Nguyễn Khuyến với hình ảnh thơ mộc mạc ấy đã đặt mốc cho quá trình phát triển nội dung thơ dân tộc. Quả thực, hình ảnh ngôi nhà cỏ đã đem đến cái nhìn khác hẳn so với câu thơ ước lệ về sự phù hoa: “Bên hoa triệu ngọc ngồi ngơ ngẩn - Dưới nguyệt rèm châu đứng thẩn thơ” (Thu ngâm - Nữ sĩ Ni Tần).

    (Cảnh thu trong thơ Trung đại Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Huy Quát; Chu Thị Thúy Hằng

    - Khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên)

  • Câu 2: Mã câu hỏi: 121430

    Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?

    Xem đáp án

    Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích. (0,5 điểm)

  • Câu 3: Mã câu hỏi: 121431

    Nội dung của đoạn trích là gì? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn?

    Xem đáp án
    • Nội dung của đoạn trích: muốn chứng minh trong bài thơ Thu ẩm, chúng ta cũng không thấy những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, văn hoa, sang trọng như “rèm châu, lầu ngọc, chén vàng” mà thay vào đó là sự bình dân, thanh sơ và giản dị. (0,5 điểm)
    • Phương thức biểu đạt: nghị luận (0,5 điểm)
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 121433

    Tại sao tác giả lại viết “Đối lập với những “lầu son, gác tía”, “lồng ngọc, rèm châu” xa lạ, ngôi nhà cỏ như đang nâng đỡ trên mình một giá trị văn hoá đáng quý.

    Xem đáp án
    • Tại sao tác giả lại viết “Đối lập với những “lầu son, gác tía”, “lồng ngọc, rèm châu” xa lạ, ngôi nhà cỏ như đang nâng đỡ trên mình một giá trị văn hoá đáng quý.
      • Bởi vì:
        • Hình ảnh ngôi nhà cỏ là vẻ đẹp quen thuộc, bình dị trong đời sống của người Việt Nam, gắn bó với hình ảnh của làng quê từ ngàn xưa.
        • Ngôi nhà cỏ không chỉ kết tinh sự khéo léo, giỏi giang của những người thợ Việt nam mà còn thể hiện mong ước được sống hòa hợp với thiên nhiên của người Việt.
        • Trong thơ ca Việt Nam trung đại, Nguyễn Khuyến là một trong số ít tác giả đã ngợi ca và làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt và mang đậm hồn cốt trong văn hóa người Việt Nam
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 121435

    Viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 dòng bày tỏ cảm nhận của anh/chị về tác giả Nguyễn Khuyến.

    Xem đáp án
    • Hs có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 1 số nội dung sau:
      • Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài năng, nổi bật trong nền văn học Trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
      • Thơ ông giản dị, chân thực, đi vào ngợi ca vẻ đẹp gần gũi, thanh sơ, giản dị của làng quê Bắc bộ cũng như bày tỏ tình yêu nước sâu sắc trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động của dân tộc.
      • Ông có nhiều đóng góp trong việc đổi mới nội dung trong thơ văn Trung đại Việt Nam....
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 121436

    Phần II. Nghị luận văn học (6,0 điểm)

  • Câu 7: Mã câu hỏi: 121437

    Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn văn sau:

    Khá thương thay!

    Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

    Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

    Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

    Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

    Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

    Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

    (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu,

    Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

    Xem đáp án
    • Yêu cầu về kĩ năng:
      • Nắm vững kiểu bài văn nghị luận văn học.
      • Trình bày ngăn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
      • Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
      • Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
    • Yêu cầu về kiến thức:
      • Mở bài:
        • Về tác giả, Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn lớn, là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước thế kỷ XIX.
        • Về tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bức tượng đài bi tráng về người anh hùng nghĩa sĩ tuy thất bại nhưng vẫn hiên ngang bất khuất.
        • Giới thiệu về đoạn trích, nội dung khắc họa vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh công đồn.
      • Thân bài
        • Khái quát bối cảnh thời đại và quá trình chuyển hóa của hình tượng người nông dân trở thành nghĩa sĩ.
          • Bối cảnh thời đại: diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. “Súng giặc đất rền - Lòng dân trời tỏ”.
          • Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ:
            • Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng
            • Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....
            • Họ đã trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước.
            • Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.
        • Phân tích đoạn trích để làm nổi rõ vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:
          • Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ
          • Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc
          • Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.
          • → Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.
          • Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.
          • ⇒ Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.
        • Bình luận - Đánh giá
          • Người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hiện lên bằng tất cả những gì chân chất, giản dị nhất mà họ có nhưng họ vô cùng kiên quyết, dũng cảm khi đứng trước kẻ thù.
          • Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài về người anh hùng nghĩa sĩ bằng những nét vẽ mộc mạc, giản dị, gần gũi nhưng tương xứng với những phẩm chất ngoài đời của họ.
      • Kết luận.
        • Nêu nhận xét, khẳng định vấn đề.
        • Mở rộng vấn đề bằng bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.
    • Thang điểm.
      • Điểm 5-6: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, và còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
      • Điểm 4-5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
      • Điểm 2-3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
      • Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
      • Điểm 0: Không làm bài
NONE

Đề thi nổi bật tuần

ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Đề thi giữa HK1 môn Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Đề thi giữa HK1 môn KTPL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Đề thi giữa HK1 môn Tin 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi HK1 lớp 11

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Tôi yêu em - Pu-Skin

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Chí Phèo

Hạnh phúc một tang gia

Chữ người tử tù

Cấp số nhân

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cấp số cộng

YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » đọc Hiểu Thu ẩm