Để Hợp Tác Xã Trở Thành “nòng Cốt” Của Kinh Tế Tập Thể | Thời Sự

Để hợp tác xã trở thành “nòng cốt” của kinh tế tập thể MINH PHONG 11/05/2022 04:00

Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII đã thống nhất cao về sự cần thiết phải tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và những kết quả quan trọng đã đạt được của kinh tế tập thể nước ta.

>>Kinh tế tập thể và câu chuyện hợp tác xã bị “mắc kẹt”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu khách quan và phải xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các thành viên; bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho các thành viên hăng say làm việc, lao động tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng về chất lượng; bảo đảm sự hài hoà trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn của nền kinh tế; có chính sách ưu tiên các tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Có thể thấy, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực, quan trọng. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật.

Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể; nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Tổ hợp tác với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản nhưng thiết thực, đáp ứng được nhu cầu liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn của người dân.

Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

>>Quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn thiếu và yếu

>>GDP từ kinh tế tập thể có xu hướng giảm dần

ff

Kinh tế tập thể chưa thật sự phát triển.

Tuy nhiên, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng kinh tế tập thể vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Theo phân tích của ông Phú, việc đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, đóng góp của kinh tế tập thể vào GDP cả nước còn thấp, thậm chí có xu hướng giảm dần. Sự phát triển của kinh tế tập thể không đồng đều giữa các vùng miền, giữa ngành nghề này với ngành nghề khác. Một số ngành chính, đó là ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ phát triển chưa đồng đều.

Bên cạnh đó, ông Phú cũng cho rằng, bản thân mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa có sức thu hút để các xã viên tham gia, hoạt động còn mang tính hình thức. Trước đây chúng ta có xu hướng “dong công chấm điểm”. Tức là không ý thức về việc mở rộng hợp tác xã để tăng thêm lợi nhuận. Hiện nay, về cơ bản nhận thức này đã được thay đổi nhưng vẫn cần có sự phân tích, bổ sung tiếp sao cho hoàn thiện hơn.

Theo ông Phú, ngay chính bản thân các xã viên cũng chưa thực hiện được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong tổ chức mình tham gia. Nhân lực lãnh đạo kinh tế tập thể, đội ngũ chủ nhiệm hợp tác xã, tổ hợp tác còn yếu. Năng lực về tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật nhất là trong cuộc cách mạng 4.0 lại càng khó khăn.

Theo vị chuyên gia này, có tới hơn 90% các hợp tác xã có quy mô nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp, lợi ích mang lại cho xã viên chưa nhiều. Liên kết nội bộ và ngoài ngành yếu, như chuỗi sản xuất và phân phối giữa các hợp tác xã với nhau và các vùng miền. Sự chuyển đổi còn mang tính hình thức.

việc đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn

Việc đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn.

Những nhận xét của vị chuyên gia này hoàn toàn có cơ sở đúng đắn, bởi ngay tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, kinh tế tập thể vẫn chưa thật sự phát triển. Theo Tổng Bí thư, có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, đặc biệt là do nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên và người dân về bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa thật đầy đủ, thiếu thống nhất, thậm chí còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư cũng cho rằng, việc lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng và chính quyền còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn lúng túng, hoài nghi về sự thành công của kinh tế tập thể. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, xây dựng thể chế, chính sách còn chậm, thiếu cụ thể, hiệu quả chưa cao. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy đã có nhiều nhưng còn dàn trải, phân tán, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Đáng nói, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa được kiện toàn, còn nhiều bất cập, không thống nhất, thiếu chặt chẽ, phân tán, hoạt động chưa hiệu quả; ở một số nơi còn tình trạng buông lỏng quản lý hoặc can thiệp quá sâu, không đúng đối với tính chất tổ chức, hoạt động của hợp tác xã; hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh tế tập thể chưa sâu sát, chưa thường xuyên.

Thực trạng trên dẫn tới hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể còn phiến diện, thiên về mặt kinh tế, chưa chú ý đúng mức đến mặt chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường... dẫn đến hạ thấp vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Và để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển mạnh trong thời gian tới, Tổng Bí thư yêu cầu phải tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc hơn nữa, đầy đủ hơn nữa, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết của Trung ương lần này về phát triển kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu và tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta.

Bên cạnh đó, phải thường xuyên quan tâm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới; coi đây là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng về chất lượng; bảo đảm sự hài hoà trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn của nền kinh tế; có chính sách ưu tiên các tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Có thể bạn quan tâm

  • HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: Xác định "nòng cốt" của kinh tế tập thể

    19:11, 10/05/2022

  • Kinh tế tập thể và câu chuyện hợp tác xã bị “mắc kẹt”

    11:30, 09/05/2022

  • HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: GDP từ kinh tế tập thể có xu hướng giảm dần

    12:00, 04/05/2022

  • Quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn thiếu và yếu

    02:12, 16/02/2022

Từ khóa » Bộ Phận Nòng Cốt Của Kinh Tế Tập Thể