Đề Số 7 - Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết) - Học Kì 2 - Ngữ Văn 8
Có thể bạn quan tâm
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn và khoanh tròn câu đứng nhất:
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ?
A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
B. Gửi gắm lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.
C. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối.
D. Cả ba ý trên.
Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài Nhớ rừng?
A. So sánh và hoán dụ.
B. Ẩn dụ và nhân hóa.
C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ.
D. Câu hỏi tu từ và so sánh.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
A. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sông và con người của quê hương.
B. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
C. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Hai câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ.
C. So sánh.
D. Điệp từ.
Câu 5: Nhận định dưới đây đúng hay sai?
“Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày”.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Câu 7: Bài Ngắm trăng, Đi đường thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú.
B. Lục bát.
C. Thất ngôn tứ tuyệt.
D. Song thất lục bát.
Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng?
A. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
B. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
C. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
D. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
Câu 9: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường?
A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
B. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
C. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
D. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
Câu 10: Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm.
B. Thuyết minh.
C. Tự sự.
D. Nghị luận.
Câu 11: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
B. Giãi bày tình cảm của người viết,
C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 12: Câu văn nào dưới đây phản ánh rõ nhất khát vọng xây dựng một đất nước vững bền, giàu mạnh của Lý Công Uẩn?
A. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
B. Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
C. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính muôn đời cho con cháu.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 13: Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
A. Văn xuôi.
B. Văn biền ngẫu,
C. Văn vần.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 14: “Hịch tướng sĩ là ........... bất hủ phản ánh lòng yêu nước vàtinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”.
Cụm từ nào sau đây phù hợp điền vào chỗ trống?
A. tiếng kèn xuất quân.
B. lời hịch vang đậy núi sông,
C. áng thiên cổ hùng văn.
D. bài văn chính luận xuất sắc.
Câu 15: Mục đích của “Việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô đại cáo là gì?
A. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
B. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
C. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 16: Nhận định nào nói đứng nhất ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường”?
A. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.
B. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn,
C. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
D. Cả A, B, C đều sai
II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản?
Câu 2: (2 điểm)
Cảm nhận của em về văn bản Đi bộ ngao du (Trích E-min hay về giáo dục của Giăng Giắc Ru - Xô).
Lời giải chi tiết
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
1 - B | 2 - C | 3 - C | 4 - C | 5 - A | 6 - A |
7 - C | 8 - D | 9 - A | 10 - D | 11 - D | 12 - C |
13 - B | 14 - C | 15 - C | 16 - C |
|
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản? |
Phương pháp:
Từ nhan đề kết hợp nội dung văn bản, nêu nhận xét
Lời giải chi tiết:
a. Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu:
- Thuế máu - nhan đề bóc trần luận điệu khai hoá, bảo hộ của thực dân Pháp.
- Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép.
b. Nhận xét về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản Thuế máu:
- Tác giả sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “bản xứ” làm bia đỡ đạn.
- Sử dụng từ ngữ trào phúng như: “Chiến tranh vui tươi”, “lập tức họ biến thành...”, “được phong cho cái danh hiệu tối cao” ... khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai.
- Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái “Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp.
Câu 2:
Cảm nhận của em về văn bản Đi bộ ngao du (Trích E-min hay về giáo dục của Giăng Giắc Ru - Xô). |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung và nêu cảm nhận của em về văn bản
Lời giải chi tiết:
Cảm nhận về văn bản Đi bộ ngao du (Trích E-min hay về giáo dục của Giăng Giắc Ru - Xô):
a. Hiểu được đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị:
- Đi bộ khiến cho con người thoải mái, chủ động và tự do.
- Đi bộ rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la.
- Đi bộ ngao du vô cùng thú vị.
b. Văn bản Đi bộ ngao du giúp cho ta mở rộng tầm nhìn trong cuộc sống, phát triển nhân cách, thể lực; đem lại nhiều bài học tích cực, có giá trị, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị.
Nguồn: Sưu tầm
Từ khóa » Nhớ Rừng Quê Hương Thuộc Thể Thơ A Thất Ngôn Tứ Tuyệt. B Tám Chữ C Lục Bát. D Song Thất Lục Bát
-
Bài Thơ “Nhớ Rừng” được Viết Theo Thể Thơ Gì? - Hoc24
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Tổng Kết Phần Văn | Tech12h
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8: Bài Nhớ Rừng | Tech12h
-
Câu 1.Bài Thơ Nhớ Rừng Thuộc Trào Lưu Văn Học Nào? A.Thơ Lãng ...
-
Bài “Ngắm Trăng” Thuộc Thể Thơ Gì ? A. Lục Bát C. Song Thất Lục Bát B ...
-
Hai Chữ Nước Nhà Của Trần Tuấn Khải được Viết Theo Thể Thơ Nào ...
-
45 Bài Tập Trắc Nghiệm Nhớ Rừng Có đáp án - Ngữ Văn Lớp 8
-
Đề Trắc Nghiệm 8 (22/4) | Other Quiz - Quizizz
-
TOP 40 Câu Trắc Nghiệm Tổng Kết Phần Văn (có đáp án 2022)
-
Đáp án Và Lời Giải Chi Tiết Đề Số 6 - Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết)
-
Đề 2 Kiểm Tra 1 Tiết Môn: Ngữ Văn 8 Tiết: 116
-
Câu 1: Tác Phẩm Nào Không được Viết Theo Thể Thơ Thất Ngôn Bát Cú ...
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Tổng Kết Phần Văn