Đề Tài Mô Hình SWOT để Xây Dựng Chiến Lược đẩy Mạnh Xuất Khẩu ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Luận văn, đồ án, đề tài, tiểu luận, luận án
Cộng đồng chia sẻ luận văn, đồ án, tiểu luận, đề tài tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên
- Trang Chủ
- Tài Liệu
- Upload
Thuỷ sản Việt Nam hiện đang được các cấp lãnh đạo nước ta quan tâm đầu tư phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mòi nhọn. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội và thách thức không chỉ cho riêng ngành thuỷ sản mà cả các ngành kinh tế khác, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, nghiên cứu tận dụng các cơ hội để vượt qua thách thức, khắc phục yếu điểm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chớnh sỏchnhằm tìm ra một hướng đi mới cho ngành thuỷ sản. Điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước và các doanh nghiệp để các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam tiếp tục “vựng vẫy” trên thị trường thuỷ sản thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường thuỷ sản thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng là điều không đơn giản. Những khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản còn rất nhiều. Nhưng với những nỗ lực của Bộ thuỷ sản, các doanh nghiệp và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chúng ta có thể tin tưởng hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ thu được thành công mới, để xuất khẩu thuỷ sản thực sự là thế mạnh của nền kinh tế quốc gia, đem lại một lượng ngoại tệ lớn để phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
57 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 2 Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình SWOT để xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ - Một thị trường mở nhưng đầy thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênhú hơn. Từ ngày 11/12/2001 với mức thuế xuất nhập giảm từ 40-50% xuống còn 3-4%, thời điểm mà BTA bắt đầu có hiệu lực, thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gấp 4 lần từ 1,05 tỷ USD lên đến 4,55 tỷ USD năm 2003 và 10 tháng đầu năm 2004 đạt được trên 4,04 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu thủy sản năm 2004 vào Mỹ đạt 91380,69 tấn tương đương 602969450 USD chiếm 25,12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Mỹ là thị trường thủy sản lớn thứ hai sau Nhật Bản (32,10%). . Về phía doanh nghiệp Việt Nam, BTA đã tạo ra cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vị thế bình đẳng thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với các đối tác. Sau giai đoạn đầu bỡ ngỡ, nhiều doanh nghiệp đã xâm nhập vào thị trường Mỹ đều khẳng định khả năng làm ăn lâu dài do nhu cầu thị trường rất lớn, đa dạng. Đặc biệt các doanh nghiệp ở phía Nam có nhiÒu thuận lợi do lịch sử để lại, lượng Việt Kiều phía Nam đang làm ăn trên đất Mỹ cũng nhiều hơn. Họ đã trở thành những “cầu nối” hữu hiệu của các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ. Ở giai đoạn nước rút của tiến trình gia nhập WTO, BTA cũng đóng vai trũ khỏ quan trọng. Việc triển khai trôi chảy BTA-một hiệp định lớn, toàn diện với những cam kết đôi khi còn cao hơn WTO đã tạo nên niềm tin cho các đối tác song phương và đa phương trong quá trình đàm phán. Như vậy BTA đã mở ra nhiều hướng đi mới cho các ngành kinh tế Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ. Điều này đòi hỏi hàng thủy sản Việt Nam phải nắm bắt cơ hội đồng thời tìm hiểu và có biện pháp đối phó với những thách thức của nó. Thực tế những năm qua khi thâm nhập thị trường Mỹ, hàng thủy sản đã thu được những thành công nhất định nhưng cũng còn nhiều vướng mắc và biến động. 3.2.Những xu hướng tiêu dùng có lợi cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Cùng với sự gia tăng tiêu dùng toàn cầu, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản tại Mỹ tiếp tục tăng lên bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Một trong những lÝ do chủ yếu khiến cho khối lượng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ có xu hướng tăng là do mức tiêu thụ thủy sản bình quân của ngưới dân nước này vẫn tiếp tục tăng trong khi sản lượng trong nước thấp, giá bán lại cao hơn giá hàng nhập khẩu. Mỹ là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất thế giới đặc biệt là từ Châu Á, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2004. Theo số liệu thống kê của cục hải quan Mỹ, tổng khối lượng nhập khẩu tôm của nước này trong năm 2004 đạt 1,14 tỷ pao tăng 2% so với 1,11 tỷ pao của năm 2003. Khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ vẫn tăng mạnh bất chấp thuế chống phá giá được áp dụng với tôm nhập khẩu từ 6 nước ( Trung Quốc, Việt Nam, Braxin, Ecuađo, Ên Độ, Thái Lan ). Động lực khiến cho nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây gia tăng là do giỏ tụm trờn toàn cầu giảm, một phần do sản lượng nuôi tôm ngày càng cao. Những hạn chế của liên minh Châu Âu đối với tôm nhập khẩu cũng khiến lượng tôm chào bán sang Hoa Kỹ tăng lên. Hơn nữa thực tế ngành sản xuất tôm nội địa của Mỹ không thể nào cung ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Như vậy, với một thị trường có nhu cầu lớn, nguồn cung nội địa lại hạn chế đã mở ra thị trường rộng lớn tụm đụng lạnh cho các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Tôm đông lạnh là một mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam. Đây là cơ hội cho tôm đông lạnh Việt Nam khẳng định chỗ đứng của mỡnh trờn thị trường tôm Mỹ. Ngoài mặt hàng tôm, hiện nay tiêu thụ cá ngừ ở Mỹ dần tăng lên và ổn định hơn. Năm 2003 lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ đạt 208214 tấn, đạt 455,4 triệu USD tăng 21,4% so với 2002. Nguyên nhân chính là do việc đóng cửa các nhà máy đóng hộp ở Mỹ và việc tái phân phối các nhà máy sang các nước khác với chi phí nhân công rẻ hơn. Hiện nay Thái Lan là nhà cung cấp chính mặt hàng này. Với thị trường cá ngừ đang rộng mở thủy sản Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này vì nước ta cũng có tiềm năng lớn về mặt hàng này. Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh: Mỹ có nhu cầu lớn về cá da trơn nước ngọt thịt trắng như cá basa, cá tra tương tự với loài cá nheo Mỹ thường được gọi là catfish. Cá basa và cá tra xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu từ các nước Guyana, Braxin, Thái Lan, Canađa và Việt Nam, trong đó nhập từ Việt Nam chiếm 80%. 3.3. Tác động của một số sự kiện Theo phóng viên TTXVN tại Oa_sinh_tơn, chiều ngày 2/7/2004, “ nhóm đặc trách tụm” của CITAC/ASDA cho biết hiệp hội đỗ tương Mỹ (ASA), đại diện khoảng 25000 nông dân trồng đỗ tương ở nước này đã gia nhập “ nhóm đặc trỏch tụm” nhằm bảo vệ mặt hàng xuất khẩu này trước nguy cơ chịu tác động xấu từ việc liên minh tôm miền Nam ( SSA)khởi kiện 6 nước Nam Mỹ và Châu Á, trong đó có Việt Nam, “bỏn phá giá tôm “ tại thị trường Mỹ. Xuất khẩu đỗ tương của Mỹ là nguồn quan trọng cung cấp thức ăn cho nuôi tôm. Phần lớn các nước xuất khẩu tụm nuụi vào thị trường Mỹ đều mua đỗ tương Mỹ với số lượng lớn làm thức ăn cho tôm, qua đó đưa đỗ tương trở thành mặt hàng nông phẩm xuất khẩu số 1 của Mỹ.ễng Oa_li Xti_vơn- Chủ tịch nhóm “ đặc trỏch tụm”- núi rằng việc ASA gia nhập “ nhóm đặc trách tôm ” là bằng chứng cho thấy qui mô ảnh hưởng của thuế trừng phạt tôm với các mặt hàng khác. Ông cho biết việc áp đặt thuế trừng phạt này ảnh hưởng tới việc làm của người Mỹ và hàng xuất khẩu Mỹ. Thuế trừng phạt chỉ mang lại lợi Ých cho một bộ phận nhỏ người đánh bắt tôm, nhưng sẽ gây tác động lớn tới các ngành công nghiệp tiêu dùng tôm, cũng như các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, mà lực lượng lao động trong các ngành này đông hơn nhiều. Rõ ràng rằng những quyết định thiếu hợp lí về vụ kiện tôm đối với 6 nước trong đú cú Việt Nam đã gây thiệt hại cho chính nền kinh tế Mỹ.Chỳng ta có thể tin tưởng rằng những ý kiến phản hồi từ dư luận Mỹ và những chứng minh từ phía chúng ta có thể tác động tới chính phủ Mỹ có những quyết định đúng đắn hơn. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng về thực phẩm thịt ở Châu Âu và Mỹ ở mặt hàng thịt bò, cừu, và dịch cóm gia cầm đã khiến cho người tiêu dùng Mỹ gia tăng tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Những sự kiện trờn đó tạo ra hàng thủy sản Việt Nam những cơ hội để có thể tăng nhanh sản lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. 3.5. Những ưu đãi từ phía chính phủ Việt Nam Trong những năm qua, chính phủ và các ban ngành khỏc luụn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế có thế mạnh của nước ta, phát huy lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Về định hướng phát triển Theo điều 5 của luật thủy sản: Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thủy sản bền vững: khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, đảm bảo tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm...cỏc vựng tự nhiên. Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nuôi thủy sản sạch, đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm về người và thuỷ sản trong hoạt động thủy sản. -Về khai thác thủy sản: Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần...khuyến khích tổ chức cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bê. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khai thác thủy sản xa bờ được áp dụng theo luật khuyến khích đầu tư và ảnh hưởng các chính sách ưu đãi khác của nhà nước. -Về nuôi trồng thuỷ sản Được cơ quan chuyên ngành phổ biến đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thuỷ sản, thông báo về tình hình môi trường dịch bệnh, thông tin về thị trường thuỷ sản. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo qui hoạch kế hoạch phát triển ngành thủy sản. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thủy sản quớ hiếm, tạo giống thủy sản quốc gia quản lí công tác xuất nhập khẩu giống thuỷ sản. -Các hoạt động dịch vụ thuỷ sản Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển tàu cá phù hợp với chiến lược khai thác thủy sản xa bờ. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng cá, khu neo đậu trỳ bóo của tàu cá, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của bến cá, chợ thủy sản và quản lí kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại các chợ đầu mối. Những sự hỗ trợ này góp phần tăng thêm tiềm lực cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 4. Thách thức của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Cho dù hiệp định thương mại Việt_Mỹ đang được thưc hiện trôi chảy, những cam kết bắt đầu đi vào độ sâu rộng nhưng quả thực thị trường Mỹ thật nhiều thách thức đối với các đối tác Việt Nam. Đó gần là nhận định chung của các chuyên gia trong quan hệ thương mại Việt_Mỹ của ban cố vấn chính phủ, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ thương mại. Ngoài những yêu cầu cao về chất lượng, số lượng, thời hạn giao hàng nhanh, thay đổi theo mùa, theo mốt, giá thành khó cạnh tranh, thị trường này còn tiềm Èn những rủi ro cho những đối tác không hiểu rõ luật pháp Mỹ, không có kinh nghiệm xử lí những vấn đề phức tạp nảy sinh bất ngờ. 4.1 Sự phức tạp trong hệ thống pháp luật Mỹ và thách thức từ các rào cản thương mại 4.1.1 Hệ thống luật pháp Mỹ nói chung Pháp luật Mỹ và pháp luật Việt Nam khác nhau rất nhiều. Hiểu được pháp luật Mỹ nhất là nắm được hệ thống án lệ của họ trong tranh chấp thương mại hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Mỹ là nước rất chú ý khía cạnh pháp lý. Họ có luật liên bang, đồng thời có luật của từng bang, do đó luật lệ khá phức tạp. Nếu ta tìm hiểu không kĩ thì đường vào thị trường Mỹ rất khó khăn. Hệ thống luật nhập khẩu của Mỹ nhằm bảo hộ kinh tế nội địa, cho phép thiết lập cơ chế để công dân và doanh nghiệp Mỹ có quyền khiếu nại khi bị hàng hóa nước ngoài làm thiệt hại và cho phép chính phủ Mỹ được đơn phương áp dụng biện pháp chống lại như tăng thuế, hạn chế số lượng nhập khẩu, trừng phạt kinh tế vụ cỏ tra, cá basa, tôm của Việt Nam là một điển hình. Trên thực tế chính phủ Việt Nam không trợ cấp cho doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cũng không đủ khả năng để bán thấp hơn giá thành, nhưng do giá nhân công rẻ, các chi phí dịch vụ khác thấp nên giá xuất khẩu rẻ nhưng kết quả là hai mặt hàng này phải chịu áp một mức thuế vụ lớ “thuế chống phỏ giỏ”. Khi có tranh chấp, hiệp định quy định một cơ chế tham vấn hai bên. Theo cơ chế này chưa chắc phía Việt Nam đã giành được phần thắng do chưa hiểu hết “cơ chế và pháp luật nước Mỹ” hoặc vấn đề mâu thuẫn và xung đột pháp luật còn để ngỏ với khá nhiều trường hợp có khả năng xảy ra. Hơn nữa, cơ chế bảo đảm và giải quyết tranh chấp của nước ta còn lỏng lẻo, kém đồng bộ và nhiều chỗ mâu thuẫn. Các thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu kiện cũng phức tạp kéo dài và tốn kộm. Cỏc doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn với Mỹ phải mất nhiều thời gian tìm hiểu để nắm bắt được các quy định của pháp luật hoặc phải thuê luật sư tư vấn. Một khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật dù không cố ý các biện pháp chế tài sẽ rất nặng. 4.1.2.Thách thức từ hệ thống pháp luật Mỹ đối với hàng thủy sản 4.1.2.1 Những quy định của Mỹ về nhập khẩu thủy sản Quy định của Mỹ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản Bộ luật liên bang Mỹ 21CFR quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có doanh nghiệp nước ngoài nào đã thưc hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng thủy sản vào Mỹ. HACCP là một hệ thống quản lí chất lượng mang tớnh phũng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm tới hạn Các cơ quan nước xuất khẩu có thẩm quyền kiểm tra chương trình HACCP Các cơ quan chức năng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh của nhà máy xí nghiệp như soát xét các chương trình HACCP lấy mẫu phân tích các sản phẩm cuối cùng, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ ký và cấp giấy chứng nhận vệ sinh. Giấy này gửi kèm với chuyến giao hàng. Thỉnh thoảng Mỹ cử các giám định viên đến nước xuất khẩu để chính thức giám định trước khi xuất khẩu. Chi phí đầu tư để thực hiện HACCP ở một đơn vị là từ 5000 đến 50000 USD trong thời gian một năm. Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ Đánh giá tính an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ bằng tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mối nguy đối với người tiêu dùng. Về mặt vật lý: tồn tại mảnh kim loại, thủy tinh Về măt hóa học: dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc chưa bệnh cho thủy sản, độc tố thừ thức ăn nuôi thủy sản Về mặt sinh học: kÝ sinh trùng, virỳt, vi sinh gây bệnh Tiến trình cho phép nhập khẩu thủy sản vào Mỹ được chia làm hai giai đoạn +Giai đoạn 1: cục thực và dược phẩm Mỹ ( FDA ) chấp nhận từng doanh nghiệp. -Doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu đệ trình chương trình kiểm soát an toàn trong chế biến thủy sản ( HACCP ) -FDA xem xét kế hoạch HACCP, khi cần thanh tra đến kiểm tra, nếu đạt được yêu cầu thì cho phép doanh nghiệp đó nhập khẩu. -FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện không đảm bảo an toàn hoặc cú cỏc vi phạm về ghi nhãn mác, tạp chất lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu hoặc hủy bỏ tại chỗ, đồng thời tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng internet theo chế độ cảnh báo nhanh ( detention ). Năm lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này bị giữ lại để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi 5 lô hàng này đủ tiêu chuẩn, FDA mới bỏ tên doanh nghiệp ra khỏi mạng cảng báo. +Giai đoạn 2: công nhận ở cấp quốc gia thường qua văn bản ghi nhí ( MOU ) giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thủy sản vào Mỹ mà không cần xuất trình HACCP. Những qui định phức tạp và đòi hỏi cao về chất lượng đối với nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ nói trên thực sự gây cản trở cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa mới có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này. 4.1.2.2 Chống bỏn phỏ giỏ-thỏch thức lớn cho hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Nếu như thị trường EU các tiêu chuẩn kỹ thuật , vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh gây trở ngại lớn cho hàng thủy sản Việt Nam thỡ trờn thị trường Mỹ các vụ kiện bán phá giá là bài toán hóc búa đặt ra cho hàng thủy sản Việt Nam: vụ cá tra và cá basa và gần đây nhất là vụ kiện bán phá giá tôm ( mặt hàng chủ lực và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng thủy sản của ta ). Còng như quan điểm của WTO, theo Mỹ thì: một sản phẩm được coi là bán phá giá khi giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn: -Giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại thông thường ( “giỏ trị thông thường”). -Giá của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu. Ngày 26/01/2005 Bé thương mại Mỹ( DOC ) đã đưa ra quyết định cuối cùng trong các đợt điều tra thuế chống bán phá giá đối với tôm nước Êm nhập khẩu từ Braxin, Ên Độ, Ecuađo, Việt Nam và Thái lan. Sau đây là biên phá giá cuối cùng đã sửa đổi đối với các công ty thủy sản Việt Nam Việt Nam Biên phá giá cuối cùng Biên phá giá cuối cùng đã sửa đổi Minh Phu Seafood Corporation 4,21% 4,38% Kim Anh Co., Ltd 25,76% 25,76% Minh Hai Joint Stock Seafoods Proocessing Co. 4,13% 4,30% Camau Frozen Seafood Processing Import Export Corporation 4,99% 5,24% Mức thuế riêng biệt 4,38% 4,57% Mức thuế chung cả nước 25,76% 25,76% Nguồn: Bộ thuỷ sản Theo đó mức thuế áp dụng đối với sản phẩm tôm của doanh nghiệp “bị đơn bắt buộc” và “bị đơn tự nguyện” của Việt Nam tăng từ 0,17% đến 0,25% so với mức đã công bố ngày 30/11/2004. Cùng trong thông báo này, DOC đã công nhận thêm công ty Ngọc Sinh và Phương Nam được hưởng thuế suất riêng biệt như các bị đơn tự nguyện khác là 4,57%. Ngoài ra DOC vẫn cho rằng 3 doanh nghiệp bị đơn còn lại ( các công ty Tróc An, Hải Thuận, Nha Trang Fisheries Co. ) đã không chứng minh được rằng hoạt động của họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ và buộc 3 công ty này phải chịu mức thuế bằng với công ty Kim Anh và các doanh nghiệp Việt Nam khác là 25,76%. Được biết các mức thuế này có hiệu lực trong hai năm, sau đó sẽ có quá trình xem xét lại nhằm đánh giá hoạt động thương mại từ các nước vào Mỹ để điều chỉnh thích hợp. Theo tin của báo chí Mỹ, các cuộc điều tra chống bán phá giá của Bộ thương mại Mỹ ( DOC ) là hết sức phức tạp. DOC sử dụng các quy tắc rắc rối để có thể tùy tiện quy kết hành động bán phá giá của các nhà xuất khẩu nước ngoài. Hệ quả là một tỷ lệ lớn ( 70-90% hoặc hơn ) các vụ kiện chống bán phá giá do DOC điều tra đều kết thúc bằng việc áp đặt các mức thuế chống bán phá giá nhằm trừng phạt các nước xuất khẩu. Mét trong những quy tắc sai trái nhất là cách cư xử với các nước mà Mỹ cho là có nền kinh tế phi thị trường-những nước từng có sự kiểm soát của nhà nước đối với các ngành cụng nghiờp xuất khẩu, chẳng hạn như Trung Quốc và Việt Nam trong vụ kiện tôm hiện nay. Khi một nước bị quy kết là có nền kinh tế phi thị trường, DOC có thể bác bỏ hoàn toàn các báo cáo về chi phí và giá bán sản phẩm của công ty thuộc nước đó và tùy ý đưa ra một mức giá dựa trờn số liệu thu thập từ một nước thứ 3 được coi là có nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, điều này cho phép DOC chứng minh dễ dàng rằng có hành động bán phá giá xảy ra trên thị trường Mỹ. Bất kỳ công ty nào cũng có thể bị buộc tội là bán phá giá nếu cơ quan điều tra Mỹ có thể tùy tiện đưa ra các chi phí sản xuất mà họ muốn và sau đó buộc tội rằng công ty này bán sản phẩm với giá dưới chi phí sản xuất. Thực sự những quyết định thiếu hợp lý trờn đó gây trở ngại rất lớn cho hàng thuỷ sản Việt Nam. Dư luận Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức, cỏ nhõn...ở Việt Nam cũng như một số nước khác và ngay tại Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết định này. Hi vọng với sự trao đổi thông tin đa chiều chính phủ Mỹ sẽ có những quyết định đúng đắn hơn. 4.2.Sù khác biệt trong văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh của người Mỹ khác biệt rất nhiều so với người Châu Á nói chung. Một số cơ quan nghiên cứu đã đưa ra 18 điểm đối nghịch giữa văn hóa kinh doanh của người Mỹ và Nhật. Những điểm đó cũng rất tương thích khi so sánh văn hóa kinh doanh giữa người Mỹ và người Việt Nam. Hiểu được văn hóa kinh doanh của người Mỹ là một nhân tố quan trọng để xâm nhập sâu rộng vào thị trường Mỹ. 4.2.1 Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ Người Mỹ là một dõn tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng, hàng hóa dù chất lượng cao hay vừa đều có thể bán được trên thị trường Mỹ, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ nhưng cần sự đa dạng, sự đặc thù, hợp thị hiếu và tiện dụng. Với thu nhập cao, mua sắm không thể thiếu trong văn hóa hiện đại của nước này. Qua thời gian người tiêu dùng Mỹ có một niền tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lí bán lẻ, nơi họ có sự đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này là một thách thức với doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản Việt Nam. Bởi hiện nay hệ thống phân phối hàng thủy sản của ta còn quá nghèo nàn, chủ yếu là xuất khẩu FOB, chưa có nhiều nhà phân phối trực tiếp. Trong khi đó các nước khác như Mexicụ, Thái Lan... xâm nhập trước ta đã xây dựng được một hệ thống đa dạng cỏc kờnh phân phối. Ở Mỹ không có các lệ ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như những nước khỏc. Cỏc nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hóa, tôn giáo của mình và dần dần theo thời gian hòa trộn ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều này tạo ra sự khác biệt so với văn hóa tiêu dùng của người Châu Âu, cũng tôn trọng chất lượng nhưng sự thay đổi luôn là yếu tố chính làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ. Với sự thay đổi như vậy, giá cả trở nên có vai trò quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng hóa tiêu dùng từ một số nước đang phát triển có chất lượng kém hơn vẫn có chỗ đứng trong thị trường Mỹ ( điều này khó xảy ra tại Châu Âu ). Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam vì hàng thủy sản Việt Nam có lợi thế về giá so với các sản phẩm thủy sản cùng loại nhưng các mặt hàng chưa đa dạng, các sản phẩm giá trị gia tăng còn chiếm tỷ lệ thấp trong khi người Mỹ rất chú ý đến sự phong phú của sản phẩm. 4.2.2 Văn hóa trong hợp tác kinh doanh Khi làm việc với các đối tác mới, người Mỹ thường trông đợi đối tác công khai với họ những thông tin chính yếu về doanh nghiệp kể cả báo cáo tài chính công khai và được kiểm toán của doanh nghiệp. Họ cũng trông đợi các doanh nghiệp sử dụng các công cụ đáng tin cậy và hiện đại trong kinh doanh như: hệ thống thanh toán qua các ngân hàng có uy tín, tư vấn luật sư, tiếng Anh thông thạo, chuẩn xác trong ngôn ngữ hợp đồng... mà những lĩnh vực này doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu. Ngoài ra người Mỹ rất sợ các đối tác không hiểu luật. Hiện nay ở Mỹ có hơn một triệu luật sư. Công ty nào của Mỹ cũng có tư vấn luật trước, rà soát trước. Cái gì của Mỹ cũng dựa trờn pháp luật, nếu không áp dụng được điều này rất khó làm ăn với Mỹ. Họ lo sợ bên đối tác không hiểu biết pháp luật mà vẫn ký. Điều này thỡ cỏc doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam còn Ýt quan tâm và chưa có kinh nghiệm. Khắc phục sự thiếu hiểu biết những thãi quen không phù hợp và khoảng cách về văn hóa kinh doanh giữa hai bên là điều hoàn toàn không đơn giản đối với kinh doanh thủy sản nói riêng và các mặt hàng khác của Việt Nam nói chung khi thâm nhập thị trường Mỹ. Đổi mới trong cách nghĩ cách làm, thay đổi tác phong làm việc, phải có tác phong công nghiệp: giao hàng đúng thời hạn, địa điểm, thích ứng với nhiều phương thức kinh doanh cũng như phương thức thanh toỏn...khụng được giữ tác phong nông nghiệp trước đây. Đó là nhược điểm rất lớn trong văn hoá kinh doanh của người Việt Nam cần khắc phục khi tham gia kinh doanh trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung. 4.3.Sù cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ khác Mỹ là thị trường rất mở nhưng cạnh tranh cũng rất quyết liệt. Cã thể thấy, thuỷ sản Việt Nam chưa có sản phẩm giá trị gia tăng cao, chưa có những thương hiệu uy tín khẳng định chất lượng cao cho sản phẩm nên khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng thuỷ sản không vững chắc, sẽ luôn bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế. Kinh nghiệm của cá tra, cá Basa, tôm Việt Nam tại Mỹ không phải là cá biệt và các vụ kiện như vậy sẽ xuất hiện khi hàng việt Nam chiếm được thị phần đáng kể đe doạ đến vị trí của các doanh nghiệp Mỹ. Đó là áp lực từ phía các nhà sản xuất nội địa. Ngoài ra thuỷ sản Việt Nam đăc biệt là tụm cũn bị sức Ðp từ các nhà xuất khẩu khác như: Thái Lan, Trung Quốc, Ên Độ...thụng qua các biện pháp giảm giá, chào bán, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu...để chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn hàng thuỷ sản Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB, thanh toán ngay trong khi đối thủ của ta thường xuất khẩu của ta chào giá CFR. Thời hạn trả tiền 30-60 ngày kể từ ngày cấp vận đơn. Hơn nữa các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường thuỷ sản Mỹ cũng có lợi thế tương tự Việt Nam như: Thái Lan, Trung Quốc, Inđụnờxia... đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, cho nên chính phủ và doanh nghiệp các nước này đều ưu tiên tập trung dành thị phần trên thị trường Mỹ. Mặt khác họ vào thị trường Mỹ sớm hơn chúng ta, khi mà thị trường đã ổn định về người mua, mối bỏn, thói quen sở thích thỡ đõy được coi là thách đố đối với thuỷ sản Việt Nam. Đánh giá khả năng cạnh tranh về mặt hàng thuỷ sản của một số nước so với thuỷ sản Việt Nam ta có bảng sau: Tên nước Khả năng cạnh tranh so với hàng thuỷ sản Việt Nam Thái Lan khả năng cung cấp lớn sản phẩm đa dạng đã qua chế biến đưa vào Mỹ với nhiều kênh phân phối Mêxicô có hệ thống phân phối trực tiếp thời gian bảo quản ngắn chi phí vận tải thấp Nguồn: báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản 2004 Cạnh tranh là điều tất yếu khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế. Vấn đề đặt ra cho thuỷ sản Việt Nam là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh đứng vững trên thị trường Mỹ và thị trường thế giới. Đây không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng ngành thuỷ sản mà của hầu hết các ngành kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 4.4.Khoảng cách về địa lí Thị trường Mỹ ở quá xa Việt Nam, chi phí vận tải và bảo hiểm chuyên chở hàng xuất khẩu lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng thuỷ sản từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng thuỷ sản tươi sống bị giảm về chất lượng và tỷ lệ hao hụt tăng. Đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ so với hàng thuỷ sản từ các nước Châu Mỹ La Tinh có điều kiện khí hậu tương tự ta như: Canađa, Mờxicụ lại rất gần Mỹ. Thâm nhập thị trường Mỹ là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh: hợp tác với các đối tác mua, phân phối hàng của ta đồng thời đấu tranh cạnh tranh với các nhà sản xuất nội địa Mỹ được bảo hộ bởi hệ thống luật pháp và chính sách của chính phủ Mỹ cùng với rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ các nước khỏc. Thỏch thức cho hàng thuỷ sản Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên những khó khăn thách thức này cũng là tất yếu trong cuộc chơi chung toàn cầu mà các doanh nghiệp, các quốc gia đều phải đối mặt. Bảng tổng kết phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hàng thuỷ sản STT Điểm mạnh ( S ) Điểm yếu ( W ) Cơ hội ( O ) Thách thức ( T ) 1 Tiềm năng nguồn lợi thủy sản dồi dào Về nguyên liệu nguồn đầu vào chưa đảm bảo chất lượng giá thành cao Những ưu đãi Việt Nam được hưởng và tác động tích cực của BTA Sự phức tạp trong hệ thống pháp luật của Mỹ và thách thức từ các rào cản thương mại 2 Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của các nướưc nhập khẩu Về công tác thị trường Xu hướng tiêu dùng có lợi cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Sự khác biệt trong văn hoá kinh doanh của người Mỹ và người Việt Nam 3 Phát triển thị trường _phong phú về mặt hàng _mở rộng thị trường Cơ cấu mặt hàng: sản phẩm thô còn chiếm tỉ lệ cao Các quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ khác 4 Đã có một số công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tác động của một số sự kiện Khoảng cách về địa lí 5 Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật Những ưu đãi từ phía chính phủ Việt Nam 6 Vấn đề dịch vụ hậu cần CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THEO MÔ HÌNH SWOT 1. Chiến lược 1: S1O5W1 Phát huy tiềm năng thuỷ sản ( S1), tận dụng những ưu đãi của chính phủ Việt Nam ( O5 ) để khắc phục điểm yếu về nguyên liệu ( W1 ), hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Mỹ -Các giải pháp tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực quản lí việc đánh bắt cá xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản.Trước tình hình nguồn tài nguyờn ven bờ đã cạn kiệt do khai thác quá công suất trong thời gian qua thì việc tăng sản lượng khai thác đánh bắt xa bờ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để lùa chọn những chủng loại thuỷ sản mới đưa vào xuất khẩu. -Hỗ trợ doanh nghiệp và các cộng đồng ngư dân phối hợp xây dựng và phát triển cỏc vựng nuụi có tổ chức, tạo ra số lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, với các đối tượng chủ lực ( tụm sỳ, tôm thể chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, cá basa, cá rô phi ) theo phương thức đa dạng phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường, giá thành cạnh tranh. -Tăng cường cho ngư dân đầu tư cải tiến công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu, hỗ trợ phát triển đội tàu hậu cần dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh, nâng cao tỷ lệ sản phẩm đưa vào chế biến xuất khẩu. 2. Chiến lược2: S4O3W3,5 Dựa trên cơ sở một số công nghệ cao đó cú ( S4 )tận dụng sự hỗ trợ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ( O3 ) để nâng cao năng lực chế biến khắc phục điểm yếu về cơ cấu mặt hàng ( W3 ), và trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu(W5) để gia tăng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Giá hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhìn chung vẫn thấp chỉ bằng 70% mức giá cùng loại của Thái lan và Inđụnờxia nhưng vẫn khó cạnh tranh được với hàng xuất khẩu khác. Sở dĩ như vậy là do kỹ thuật chế biến hàng thuỷ sản Việt Nam còn hạn chế. Vấn đề nâng cao năng lực chế biến là một đòi hỏi bức thiết cần sự phối kết hợp từ phớa cỏc doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước. 2.1 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Việc gia nhập hiệp hội nghề cá các nước Đông Nam Á còng như gia nhập các tổ chức của khu vực và thế giới APEC, AFTA... các quan hệ hợp tác với các nước về phát triển thuỷ sản như Trung Quốc, Chi Lê... sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội vô cùng to lớn để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt chế biến và nuôi trồng thuỷ sản cũng như học hỏi kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngò cán bộ quản lí. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lí hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển thuỷ sản. Trong đó ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực sau: -Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, chợ cá, hệ thống thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống phũng trỳ bóo... -Các dự án về chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi thuỷ sản ( bao gồm cả nuôi nước mặn lợ, nuôi nước ngọt và nuôi biển ). -Các dự án nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến, dự án đầu tư sản xuất thức ăn, thuốc phòng chữa bệnh phục vụ nuôi trồng thuỷ sản với công nghệ và trang thiết bị tiên tiến. -Các dự án hỗ trợ kỹ thuật về đào tạo đội ngò cán bộ để đổi mới quản lí cho các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu... cung cấp nguồn nhân lực để nâng cao năng lực chế biến. Ngoài ra cần thu hút cỏc nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển thuỷ sản, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này. 2.2 Đẩy mạnh vai trò của công tác khoa học công nghệ -Nõng cấp các cơ sở nghiên cứu đào tạo với trang thiết bị hiện đại, đủ năng lực nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về công nghệ, về quản lí nguồn lợi, quản lí môi trường và an toàn vệ sinh. -Đẩy nhanh việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, cơ khí, dịch vụ cho thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. -Lùa chọn và du nhập các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài để rút ngắn khoảng cách về công nghệ sản xuất thuỷ sản, công nghệ nuôi và bảo vệ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời nhanh chóng đưa các công nghệ mới này áp dụng vào thực tiễn sản xuất. 2.3 Hỗ trợ của chính phủ và cơ quan chức năng để nâng cao năng lực chế biến Hỗ trợ về vốn của chính phủ là một nguồn rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản: doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế biến. Cụ thể chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ưu đãi tín dụng với các doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình công nghệ. Hoàn thiện hệ thống sản xuất giai đoạn 2001-2005 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước trong đó nhiệm vụ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản chiếm tổng vốn đầu tư 27,82 tỷ đồng. Các biện pháp trên nhằm xây dựng ngành thủy sản Việt Nam trở thành ngành có công nghệ cao và có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng lớn, để có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác. 3. Chiến lược 3: S2W4 Dựa trên những điểm mạnh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đó cú ( S2) tiếp tục phát huy và xây dựng các quy phạm mới khắc phục điểm yếu về vệ sinh an toàn thực phẩm( W4 ) 3.1.Giải pháp phũng ngừa dư lượng kháng sinh Mối lo và nguy cơ lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là chính sách “dư lượng bằng 0” của EU, Mỹ và các nước khác, việc hạ thấp ngưỡng phát hiện xuống mức 0,3 ppb hoặc thấp hơn nữa, trong khi chóng ta chưa có đủ năng lực kỹ thuật để kiểm tra phát hiện dư lượng kháng sinh ( nhất là các chất dẫn xuất của nitrofurans ) với hàm lượng thấp như vậy. Chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng một chính sách đồng bộ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực liên quan trong cả nước. Đề nghị Chính phủ, Bộ thuỷ sản và các bộ ngành khác coi vấn đề dư lượng kháng sinh là vấn đề sống còn của xuất khẩu thuỷ sản để khẩn trương áp dụng các biện pháp đồng bộ. Đề nghị Bộ chỉ đạo cục an toàn vệ sinh và thó y thuỷ sản có biện pháp tích cực để cải tiến chất lượng của chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong vùng nuôi và trong nguyên liệu thuỷ sản phục vụ hữu hiệu cho việc phát hiện sớm dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thuỷ sản. 3.2.Chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản Tiến hành việc kiểm tra chéo giữa các doanh nghiệp tại khu vực thu mua nguyên liệu để cùng nhau loại bỏ sự nghi ngờ về việc các xí nghiệp thu mua nguyên liệu tụm đó bị bơm chích tạp chất, tiến đến việc thực hiện nghiêm túc và tự nguyện các cam kết không mua tụm cú chứa tạp chất. Tỡm cỏc giải pháp ngăn chặn tình trạng tôm bơm nước. Xem xét việc tiến hành các nghiên cứu về tỷ trọng từng lụ tụm để tìm giải pháp đơn giản kiểm tra việc tôm bơm chích và ngâm nước. 3.3.Thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất Bộ thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn của ngành thuỷ sản 28TCN 130-1998 và 28TCN 129-1998 về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất thuỷ sản. Đề nghị Bộ thuỷ sản tăng cường kiểm tra các cơ sở chưa được yêu cầu và có chế tài quy định các doanh nghiệp thực hiện, đồng thời tiến hành phân loại doanh nghiệp về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tương ứng với chủng loại và nhóm sản phẩm. 4.Chiến lược 4: S2O2 Dựa trên ưu thế về một số sản phẩm và thị phần đã đạt được trên thị trường Mỹ ( S2 ) tiếp tục đa đạng hoá sản phẩm khai thác cơ hội khi xu hướng tiêu dùng hàng thủy sản của người dân Mỹ ngày càng tăng ( O2 ) để duy trì và nâng cao thị phần trên thị trường Mỹ 4.1.Đa dạng hoá mặt hàng Bên cạnh tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần đa dạng hoỏ cỏc mặt hàng xuất khẩu. Tận dụng nguồn tiềm năng thuỷ sản phong phú, các quan hệ hợp tác quốc tế nâng cao công nghệ chế biến tạo ra nhiều mặt hàng hơn nữa, đặc biệt là những mặt hàng tiện dụng, chất lượng cao như đồ hộp, đồ ăn liền... song song với việc tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực cần tạo ra nhiều mặt hàng mới đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng từ bình dân đến xa xỉ. Với số dân trên 280 triệu người chiếm 4.6% dân số thế giới, nước Mỹ đã tạo ra 20,8% GDP toàn thế giới, thì Mỹ quả thực là một thị trường khổng lồ có nhu cầu đa dạng từ trung bình đến cao. Việc đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng là một đòi hỏi tất yếu. Các nhà kinh doanh thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ cần quan tâm đến xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của người Mỹ và nhu cầu của họ. Nghiên cứu các giống mới mà thị trường Mỹ có nhu cầu nếu phù hợp với điều kiện nuôi trồng khí hậu ở Việt Nam thì có thể nhập khẩu giống, công nghệ nuôi trồng chế biến. Nhà nước cần hỗ trợ cho người nuôi trồng thực hiện những phương án này đồng thời phối kết hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường Mỹ với các nhà sản xuất thuỷ sản nước ta để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 4.2.Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam Khi các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam như tụm, cá tra, cá basa.. trở thành sản phẩm chủ lực và có thị phần đáng kể trên thị trường Mỹ thì cũng có không Ýt rủi ro đi kèm. Để hạn chế rủi ro, mét trong những nhân tố quan trọng là phải tăng sức cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường. Mà yếu tố góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm là thương hiệu. Do vậy chúng ta cần phải xây dựng thương hiệu uy tín cho các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy, để xây dựng thương hiệu cho một mặt hàng thuỷ sản Việt Nam chóng ta cần: -Thực hiện đồng bộ việc thiết lập hệ thống cảnh báo chất lượng gắn với thương hiệu mặt hàng thuỷ sản đó, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh của mặt hàng này. -Xây dựng quảng bá thương hiệu và dấu hiệu chất lượng. -Mọi chủ thể sản xuất mặt hàng đó phải tuân thủ thực hiện các tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành đồng thời phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cao hơn của sản phẩm bán lẻ được áp dụng tại các thị trường có thu nhập cao. Hai hệ thống tiêu chuẩn này cùng với thương hiệu sản phẩm là cơ sở để xây dựng ngành sản xuất mặt hàng thuỷ sản trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững. 5. Chiến lược5: S3O1,5W2T2 Dựa trên những kinh nghiệm đã đạt được về phát triển thị trường (S3), cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước (O5), tận dụng cơ hội từ quan hệ mở rộng hợp tác Việt_Mỹ(O1), thông qua những cầu nối hữu hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại, khắc phục điểm yếu về công tác thị trường(W2), vượt qua thách thức về sự khác biệt vă hoá kinh doanh ( T2 ) để tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ. Bé thương mại và thương vụ Việt Nam tại Mỹ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường giỳp cỏc doanh nghiệp định hướng sản xuất, kinh doanh và xây dựng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, mức giá bán là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như phương thức cạnh tranh của các đối thủ Êy để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. -Cho tuyên truyền bằng nhiều kênh thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức về thị trường thuỷ sản Mỹ, về pháp luật cũng như chớnh sỏch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ, tiêu chuẩn chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng Mỹ. -Thành lập quĩ hỗ trợ xúc tiến việc làm, tìm hiểu thị trường Mỹ và cử các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Mỹ đi khảo sát bằng nguồn hỗ trợ của Nhà nước. -Khuyến khích các doanh nghiệp thuỷ sản tự bỏ kinh phí ra để tiếp cận, khảo sát thị trường Mỹ. 6. Mét số điểm doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Mỹ -Tìm hiểu và nắm vững hệ thống pháp luật Mỹ. -Xác định khả năng của đối tác. Đây là bước đầu tiên mà luật sư của một công ty Mỹ làm để tránh cho thân chủ khỏi mất thỡ giờ và công sức đàm phán. Tuy nhiên các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam chưa quen làm việc này, dẫn đến trường hợp nhiều doanh nghiệp Việt Nam ký được hợp đồng nhưng không thực hiện được do đối tác không có khả năng thanh toán. Để kiểm tra khả năng thanh toán của đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ kiểm tra tài chính của các công ty thông tin tài chính thương mại chuyên nghiệp hoặc của các ngân hàng Mỹ. -Tìm hiểu tập quán kinh doanh của thương nhân Mỹ + Thương nhân Mỹ có bí quyết soạn thảo hợp đồng với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ về chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng và nhiều chi tiết có tính chất thủ thuật pháp lí để có thể buộc các đối tác nước ngoài ra toà mà tại đó họ dễ dàng thắng kiện. Vì vậy để tránh những khó khăn phát sinh doanh nghiệp kinh doanh hàng thuỷ sản Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ những điều khoản do thương nhân Mỹ lập ra. Trường hợp thấy bất ổn phải thương lượng điều chỉnh cho đến khi đạt được như ý muốn. +Trong ứng xử giao tiếp người Mỹ gần như tin tưởng tuyệt đối vào luật sư riêng của mình. Trong kinh doanh người Mỹ thường yêu cầu luật sư riêng của mình tham gia để trỏnh cỏc sơ hở có thể xảy ra trong quá trình kí kết hợp đồng. Người Mỹ rất coi trọng thời gian, không thích nói quanh co mà muốn đi thẳng vào vấn đề. Kinh nghiệm cho thấy để thành công trong thương lượng kinh doanh với người Mỹ là loại bỏ những lời lẽ rườm rà, đi ngay vào mục đớch.Trong giao tiếp, người Mỹ đánh giá cao sự thân mật và bình đẳng, sự bền bỉ tập trung kiên định của đối tác. +Chuẩn bị tài liệu chu đáo Khi chào hàng cho khách hàng là người Mỹ cần sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, giới thiệu sản phẩm bằng tiếng anh cùng với các điều kiện mua bán rõ ràng, điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp với tập quán buôn bán ở Mỹ. -Ngoài hiểu được tập quán kinh doanh của người Mỹ, các doanh nghiệp cần hiểu trách nhiệm của mình về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Người tiêu dùng Mỹ rất hay kiện cáo, trong khi đó nước Mỹ bảo vệ chặt chẽ quyền lợi người tiêu dùng. Theo luật này nhà sản xuất và người bán phải chiụ trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm bán ra trên thị trường như đạo luật về chống chất độc, vệ sinh an toàn thực phẩm...những luật này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thuỷ sản. Để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp thuỷ sản nên mua bảo hiểm cho hàng hoá tại các công ty bảo hiểm uy tín. Theo kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp Việt Nam nhận được giấy triệu tập từ toà án Mỹ yêu cầu trình diện thì không nên trả lời vội mà nhờ luật sư có kinh nghiệm tư vấn về pháp lý. Nhưng nếu khi xảy ra vụ kiện mà doanh nghiệp Việt Nam cố tình “khụng để ý” hoặc chỉ gửi thư từ chối không ra hầu toà thì toà án Mỹ vẫn có quyền ra một “bản án xử khuyết tịch” nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể bị tịch biên tài sản cho dù doanh nghiệp không ra hầu toà. Nói tóm lại, để nhanh chóng xâm nhập vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải có sự hiểu biết về hệ thống pháp luật Mỹ, các chính sách thương mại, hệ thống quản lý nhập khẩu thuỷ sản, cũng như hiểu biết về phong cách làm ăn của thương nhân Mỹ. KẾT LUẬN Thuỷ sản Việt Nam hiện đang được các cấp lãnh đạo nước ta quan tâm đầu tư phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mòi nhọn. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội và thách thức không chỉ cho riêng ngành thuỷ sản mà cả các ngành kinh tế khác, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, nghiên cứu tận dụng các cơ hội để vượt qua thách thức, khắc phục yếu điểm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chớnh sỏchnhằm tìm ra một hướng đi mới cho ngành thuỷ sản. Điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước và các doanh nghiệp để các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam tiếp tục “vựng vẫy” trên thị trường thuỷ sản thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường thuỷ sản thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng là điều không đơn giản. Những khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản còn rất nhiều. Nhưng với những nỗ lực của Bộ thuỷ sản, các doanh nghiệp và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chúng ta có thể tin tưởng hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ thu được thành công mới, để xuất khẩu thuỷ sản thực sự là thế mạnh của nền kinh tế quốc gia, đem lại một lượng ngoại tệ lớn để phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Với việc sử dụng mô hình SWOT để phân tích xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, tôi hi vọng đã đem đến những thông tin bổ Ých cho những ai quan tâm. Một lần nữa rất mong nhận được ý kiến đóng góp để xây dựng phát triển đề tài hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn và thực sự có ý nghĩa thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn ! BẢNG PHỤ LỤC Bảng 1: Thuế suất đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ Mã số hàng thuỷ sản Mặt hàng Thuế nằm trong diện hưởng quy chế NTR (%) Thuế không nằm trong diện hưởng quy chế NTR (%) 0301 Các loại cá sống 0 0 0302 Các bộ phận còn lại của cá sau khi lọc phi lê, kể cả gan cá tươi hoặc ướp lạnh 0 2.2 cent/kg đến 4.4 cent/kg tuỳ loai. 0303 Các bộ phận còn lại của cá sau khi lọc phi lê, kể cả gan cá đông lạnh 0 2.2 cent/kg đến 4.4 cent/kg tuỳ loai. 0304 Filê cá, thịt cá đã lọc xương tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 Một số loại 0%, một số loại 5.5 cent/kg 0305 Cá khô, cá ướp muối hoặc xông khói 4-7 25-30 0306.13 Tôm các loại 0 0 0306.14/24 Thịt cua đông lạnh hoặc không đông lạnh 7.5 7.5 0307 Các loại nghêu sò 0 0 0307.06 ốc 5 5 1601-0604 Các loại thực phẩm chế biến từ cá, thịt 0.9-6 cen/kg hoặc 2.1%-15% 6.6 cent/kg đến 22 cent/kg hoặc 20%-35% 1605.10.05 Cua chế biến chín 100% 20 1605.10.20 Thịt cua 0 22.5 1605.10.40 Các loại cua chế biến khác 5 15 1605.20.05 Tôm chế biến chín 5 20 1605.30.05 Tôm hùm chế biến chín 10 20 1605.30.10 Tôm hùm sơ chế có đông lạnh hoặc không đông lạnh 0 0 1605.90 Các nhuyễn thể khác ( nghêu, sò, ốc...) 0 20 Nguồn: Hải quan Mỹ Bảng 2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997-2001 Năm Sản lượng(tấn) Giá trị(triệu USD) Giá bình quân ( nghìn USD ) 1997 206.398 761,50 3,7 1998 200.556 818,00 4,1 1999 229.960 939,00 4,1 2000 291.923 1.478,60 5,1 2001 358.832 1.760,00 4,9 Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004 Bảng 3: Trữ lượng và khả năng khai thác tôm vỗ ở vùng biển Việt Nam Vùng biển < 50m 50 - 100m 100 - 200m > 200m Tổng cộng Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Trữ lượng, tấn Cho phép khai thác, tấn Vịnh Bắc Bộ 318 116 114 42 430 158 Miền Trung 7 3 2.462 899 13.482 4.488 34 12 15.985 5.402 Đông Nam Bé 8.160 2.475 2.539 927 6.092 2.224 1.852 676 18.641 6.300 Tây Nam Bé 9.180 3.351 166 61 9.346 3.412 Cộng 17.664 5.945 5.281 1.929 19.574 6.712 1.886 688 44.402 15.272 Nguồn: Viện nghiên cứu Hải Sản Làm tròn số: Trung tâm Thông tin KHKT và Kinh tế thuỷ sản Bảng 4. Trữ lượng và khả năng khai thác mực nang ở vùng biển Việt Nam Khu vực Trữ lượng và KN khai thác (tấn) < 50m 50 - 100m 100 - 200m > 200m Tổng cộng Vịnh Bắc Bộ Trữ lượng 1.500 400 1.900 Cho phép khai thác 600 160 760 Miền Trung Trữ lượng 3.900 3.840 4.500 1.300 13.540 Cho phép khai thác 1.560 1.530 1.800 520 5.410 Nam Bé Trữ lượng 24.900 10.800 7.400 5.600 48.700 Cho phép khai thác 9.970 4.300 2.960 2.250 19.480 Cộng Trữ lượng 30.300 14.990 11.900 6.910 64.100 Cho phép khai thác 12.130 5.990 4.760 2.770 25.650 Tỷ lệ (%) 47,3 23,3 18,6 10,8 100 Nguồn: Viện nghiên cứu Hải Sản Làm tròn số: Trung tâm Thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế quốc tế_GS.TS Đỗ Đức Bình (Chủ biên) Giáo trình kinh tế thương mại (Trường ĐH KTQD) Niên giám thống kê năm 2004 _Tổng cục thống kê Văn kiện đại hội Đảng IX Luật thủy sản Tạp chí thủy sản(từ tháng 1đến tháng 12 năm 2004 và cỏc thỏng 1,2,3 năm 2005) 7. Website: : 8. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004 MỤC LỤC Lời nói đầu1 1 Chương 1: Mô hình SWOT và vận dụng để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ2 2 Khái quát về chiến lược kinh doanh và mô hình SWOT2 2 Chiến lược kinh doanh2 2 Khái quát mô hình SWOT3 3 2. Vận dụng mô hình SWOT trong xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ4 4 Chương 2: Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức6 6 I. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ 6 6 1. Tình hình kinh tế Mỹ trong nhữn năm gần đây 6 6 2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ7 7 II. Hàng thủy sản Việt Nam nhìn từ góc độ mô hình SWOT khi thâm nhập thị trường Mỹ8 8 1. Thế mạnh của thủy sản Việt Nam 8 1.1 Tiềm năng của ngành8 8 1.1.1 Điều kiện tự nhiên8 8 1.1.2 Nguồn lợi thủy sản9 9 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam 10 10 1.2 Sản phẩm đã đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu11 11 1.3 Phát triển thị trường12 12 1.3.1 Phong phú về mặt hàng12 12 1.3.2 Thị trường ngày càng mở rộng13 13 1.4 Đó cú một số công nghệ cao trong chế biến15 15 2. Điểm yếu của thủy sản Việt Nam 16 2.1 Về nguyên liệu16 16 2.2 Về công tác thi trường17 17 2.3 Về cơ cấu mặt hàng18 18 2.4 Vấn đề về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm18 18 2.5 Vấn đề về áp dụng KHKT19 19 2.6 Vấn đề về dịch vụ hậu cần20 20 3. Những cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trương Mỹ 21 21 3.1 Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và những tác động của nã21 21 3.1.1 Mét số ưu đãi về thương mại hàng hóa 21 21 3.1.2 Tác động của BTA22 22 3.2 Những xu hướng tiêu dùng có lợi cho hàng thủy sản Việt Nam trên thi trường Mỹ23 23 3.3 Các quan hê hợp tác quốc tế về lĩnh vực thủy sản đang mở rộng26 26 3.4 Tác động của một số sự kiện27 27 3.5 Những ưu đãi từ phía chính phủ Việt Nam 28 28 4. Thách thức đối với thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ29 29 Sự phức tạp trong hệ thống luật pháp Mỹ là một thách thức lớn30 30 Hệ thống luật pháp Mỹ nói chung30 30 Những quy định của Mỹ về nhập khẩu thủy sản 31 31 Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh36 36 Trong văn hoỏ tiờu dựng36 36 Trong hợp tác kinh doanh37 37 Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác38 38 Khoảng cách về địa lí40 40 5. Các chiến lược xây dựng từ việc phân tích mô hình SWOT41 41 Chương 3: Các giải pháp thực hiện các chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.43 43 I. Định hướng và mục tiêu phát triển thuỷ sản Việt Nam đến 201043 43 1 Định hướng phát triển thuỷ sản Việt Nam đến 201043 43 2 Mục tiêu43 43 II. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Việt Mỹ44 44 1.Nhóm giải pháp về nguyên liệu44 44 2.Giải phỏp nõng cao năng lực chế biến45 45 2.1 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế46 46 2.2 Đẩy mạnh vai trò của khoa học kỹ thuật46 46 2.3 Hỗ trợ của chính phủ và cơ quan chức năng để nâng cao năng lực chế biến47 47 3 Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm47 47 3.1 Giải phỏp phũng ngừa dư lượng kháng sinh47 47 3.2 Chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản48 48 3.3 Thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở chế biến48 48 4 Giải pháp về mặt hàng48 48 4.1 Đa dạng hoá mặt hàng49 49 4.2 Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam 49 5 Giải pháp về thị trường51 51 5.1 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường51 51 5.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về thị trường Mỹ51 51 6 Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, hoàn thiện cơ chế quản lí theo hướng hiệu quả hơn53 53 7 Tích cực hơn, sáng tạo hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còng như mặt hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ53 53 8. Một số điểm doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Mỹ54 54 Kết luận57 57Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_xuat_khau_hang_thuy_san_viet_83_l1lxp0kcf5b5kf_083056_9867.doc
- Tìm hiểu về cấu trúc, tính chất, chức năng và ứng dụng của Alginate
25 trang | Lượt xem: 7918 | Lượt tải: 1
- Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và chất lượng cây rau xà lách romaine tại nền đất cát pha xã Hoà tiến, Hoà vang, Đà Nẵng
26 trang | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
- Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo và tính chất của màng polyme ứng dụng để bảo quản quả
25 trang | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 0
- Luận án Đặc điểm vận tải ẩm ở Việt Nam trong các đợt Enso
165 trang | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
- Đề tài Tổng quan về sản xuất cồn từ nguyên liệu giàu Cellulose
49 trang | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 1
- Luận văn Đánh giá phương pháp dvorak cải tiến để xác định cường độ bão từ ảnh mây vệ tinh địa tĩnh cho khu vực biển đông
73 trang | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0
- Thuyết minh Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Biểu B1 - 2a)
38 trang | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 2
- Tài liệu thi TOEFl danh cho ôn thi Cao hoc, thi lấy chứng chỉ
125 trang | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1
- Đề tài Bệnh tim học
60 trang | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 5
- Phát triển tư duy cho học sinh lớp 4 khi giải các bài toán điển hình bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
31 trang | Lượt xem: 11892 | Lượt tải: 6
Copyright © 2024 Chia sẻ Thư viện luận văn, luận văn thạc sĩ, tài liệu, ebook hay tham khảo
Chia sẻ:Từ khóa » Swot Xuất Khẩu
-
Phân Tích SWOT Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Thanh Long Tại Việt ...
-
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT - XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA ...
-
Mô Hình SWOT để Xây Dựng Chiến Lược đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng ...
-
Phân Tích Ma Trận Swot Của Ngành Xuất Khẩu Gạo ...
-
Phân Tích SWOT Cho Các Doanh Nghiệp May Xuất Khẩu Việt Nam
-
[PDF] NHẬP KHẨU NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẮC NINH
-
Phân Tích Ma Trận Swot Của Ngành Xuất Khẩu Gạo Việt Nam
-
Đề Tài: Sử Dụng Mô Hình Swot Gồm 4 Yếu Tố để Phân Tích điểm Mạnh ...
-
Nhận Diện Ngành Tôm Việt: Qua Công Cụ Phân Tích SWOT - Vasep
-
Ma Trận SWOT Và Phương Pháp 5 WHYS Trong Phân Tích Tình Hình ...
-
[PDF] TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
-
Năng Lực Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Ngành Công Nghiệp Phần ...
-
[PDF] Trường Hợp Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Dừa Bến Tre - UEF
-
Đề Tài: Mô Hình SWOT để Xây Dựng Chiến Lược ... - TAILIEUCHUNG
-
[PDF] Duong Nguyen Thao Nhi.pdf - Tra Vinh University
-
[DOC] Chiến Lược Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Thị Trường Nhật Bản Của Công ...
-
Đề Tài Phân Tích Ma Trận Swot Của Ngành Xuất Khẩu Gạo Việt Nam
-
[PDF] CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH VĨNH ...