Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Mới Nhất Hiện Nay - Luận Văn 2S

Giáo dục luôn là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm nên các sinh viên và học viên hiện nay có xu hướng lựa chọn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục ngày càng nhiều. Việc thực hiện các đề tài mang ý nghĩa khoa học và có tính ứng dụng cao chính là một bước đệm để hoàn thiện hệ thống giáo dục nước nhà. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, tiểu học, thcs... nhé.

Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

  1. Thực trạng và giải pháp công tác giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các trường mầm non hiện nay.
  2. Nghiên cứu cải tiến và thiết kế một số mẫu thiết bị dạy học, đồ chơi ở trường mầm non.
  3. Đánh giá về thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ.
  4. Các biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ từ 24-26 tháng tuổi tại các trường mầm non.
  5. Nghiên cứu thiết kế băng hình và tài liệu sử dụng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống thân thiện với môi trường cho trẻ mầm non.
  6. Thực trạng về đánh giá trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cuối chủ đề ở các trường mầm non.
  7. Thực trạng tổ chức hoạt động nhằm phát triển giác quan cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi tại các trường mầm non.
  8. Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non về cơ sở khoa học và giải pháp cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ.
  9. Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong quá trình hội nhập quốc tế.
  10. Xây dựng bộ tranh chủ đề và tài liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng bộ tranh trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường.
  11. Nghiên cứu thiết kế tranh động theo chủ đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo chương trình đổi mới giáo dục mầm non.
  12. Đánh giá hiệu quả công tác dạy học song ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.
  13. Khảo sát về tình trạng tổ chức cho sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục mầm non.
  14. Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non về nghiên cứu thực trạng và giải pháp phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  15. Đánh giá thực trạng trang bị, sử dụng đồ chơi và thiết bị tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  16. Thực trạng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
  17. Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi ở gia đình.
  18. Nghiên cứu thiết kế trang động theo chủ đề để phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 5-6 tuổi theo chương trình đổi mới giáo dục.

de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_luanvan2sMột số đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non

Bài viết cùng chuyên mục:

Các đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên mới nhất hiện nay

Một số đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học, thcs, thpt

  1. Xây dựng nghiên cứu một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học thực nghiệm theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
  2. Nghiên cứu thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học các môn khoa học tự nhiên trung học cơ sở.
  3. Thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu học tập một số chủ đề khoa học tự nhiên trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực người học.
  4. Xây dựng một số chủ đề tìm hiểu xã hội cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015.
  5. Đề tài nghiên cứu về đặc điểm bạn bè của học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
  6. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở tỉnh Lai Châu.
  7. Xây dựng và thử nghiệm các chủ đề học tập môn Mỹ thuật lớp 4, 5 theo hướng tiếp cận năng lực.
  8. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào việc thiết kế một số mẫu dạy học môn Tiếng Việt, và Toán lớp 3.
  9. Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục về thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử trong giáo dục phổ thông.
  10. Nghiên cứu lý thuyết siêu nhận thức và đề xuất khả năng ứng dụng trong giáo dục trung học.
  11. Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề học tập ở tiểu học theo hướng tiếp cận dạy học dự án.
  12. Đề tài nghiên cứu về dạy học phân hóa có hình thức tự chọn cho học sinh khối lớp 10 tại trường THPT Thực nghiệm.
  13. Một số giải pháp tổ chức dạy học hai buổi trên ngày ở cấp tiểu học phù hợp với đối tượng là học sinh các vùng miền.
  14. Các giải pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học cơ sở.
  15. Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ sách giáo khoa trong dạy học Địa lý bậc trung học phổ thông.
  16. Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh trung học phổ thông theo hướng hình thành năng lực.
  17. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế.
  18. Đánh giá năng lực giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên tiểu học khu vực miền Trung.
  19. Một số định hướng về dạy kỹ năng viết sáng tạo trong môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
  20. Phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay.
  21. Hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em nữ ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông.
  22. Thực trạng và giải pháp quản lý việc dạy học tiếng dân tộc ở cấp tiểu học hiện nay.

Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục đặc biệt

  1. Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 học hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
  2. Biện pháp phát triển khả năng nghe hiểu lời nói cho trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai.
  3. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản viết trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4 khó khăn về viết.
  4. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 học hòa nhập tại Hà Nội.
  5. Xây dựng hệ thống bài tập về phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.

Tips lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục hiệu quả

Lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học nói chung và lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để thực hiện không phải là điều đơn giản. Trên thực tế, không hẳn những người không có ý tưởng đề tài mới gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài mà cả đối với những người có rất nhiều ý tưởng đề tài đi chăng nữa, việc chọn ra một đề tài phù hợp với bản thân về kiến thức, kinh nghiệm, đáp ứng giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn là không hề đơn giản. Dưới đây là một số Tips lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mà bạn có thể áp dụng để việc chọn đề tài trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bước 1: Lập danh sách ý tưởng

Lập danh sách ý tưởng là việc đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nghiên cứu sinh. Điều này giúp cho bạn có thể nhận biết và xác định chính xác những vấn đề nổi trội trong lĩnh vực giáo dục nói riêng và trong xã hội nói chung một cách tổng quát và biến chúng trở thành những ý tưởng tuyệt vời cho đề tài nghiên cứu khoa học.

Các ý tưởng nghiên cứu này không phải là những điều quá xa vời mà nó tồn tại ngay trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, chẳng hạn như những tài liệu, nghiên cứu hay trong những bài giảng của thầy cô có liên quan đến giáo dục hay từ những nguồn thông tin đại chúng mà chúng ta vẫn thu nhận được hàng ngày.

Sau khi thu thập được danh sách ý tưởng mà bạn cảm thấy có hứng thú, hãy lưu tất cả chúng vào danh sách ý tưởng của bạn với độ ưu tiên giảm dần. (Lưu ý: Nên ghi chép ra giấy để tránh quên, sót ý tưởng)

Bước 2: Định hướng phương pháp nghiên cứu

Đến bước này, bạn vẫn chưa thực sự tìm được đề tài nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên, việc định hướng phương pháp nghiên cứu sẽ là giải pháp để bạn có thể loại trừ đi một số ý tưởng đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục không phù hợp với định hướng phương pháp nghiên cứu của bạn.

Bước 3: Tìm kiếm tài liệu, thông tin

Ở bước 1, bạn đã lựa chọn ra rất nhiều đề tài thú vị, đặc sắc. Tuy nhiên, không phải đề tài nào cũng có nguồn thông tin, tư liệu, tài liệu đủ để bạn phân tích. Do vậy, bạn cần tìm kiếm tài liệu, thông tin của từng ý tưởng đề tài sau đó loại bỏ dần các ý tưởng không có khả năng thực hiện.

Không nên chọn các đề tài thiếu thông tin, tài liệu tham khảo, khó tạo lập, khảo sát để có tư liệu mới, khó tiếp cận đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu rộng vì tính mạo hiểm rất lớn và khả năng không thực hiện được là rất cao.

Bước 4: Chọn đề tài nghiên cứu cuối cùng

Sau khi trải qua ba bước nêu trên, số lượng ý tưởng đề tài chắc chắn đã vơi đi rất nhiều. Vì thế, việc lựa chọn đề tài cũng dễ dàng hơn, nghiên cứu sinh chỉ cần chọn ý tưởng có thứ tự ưu tiên cao nhất với số lượng thông tin tìm được lớn nhất để phát triển thành đề tài nghiên cứu.

Trên đây là tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục đã công bố và nhận được những đánh giá tích cực cả về mặt lý thuyết lẫn khả năng ứng dụng thực tế. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nguồn cảm hứng và gợi ý để các bạn tìm được đề tài phù hợp với khả năng của bản thân. Nếu các bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, hãy để lại lời nhắn cho đội ngũ chuyên viên học thuật của Luận Văn 2S nhé.

Từ khóa » đề Tài Nckh Về Giáo Dục