Đề Tài Sử Dụng Hiệu Quả Hình Thức Trắc Nghiệm Khách Quan Vào Quá ...

Đề tài Sử dụng hiệu quả hình thức trắc nghiệm khách quan vào quá trình kiểm tra đánh giá môn Toán ở trường THCS

Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm

Các câu hỏi trắc nghiệm có thể được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức nào cũng có những ưu khuyết điểm của nó và vấn đề quan trọng đối với người soạn thảo là biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức câu trắc nghiệm nào thích hợp nhất cho việc khảo sát khả năng hay kiến thức mà ta dự đo lường. Phần này sẽ giới thiệu một số hình thức câu trắc nghiệm thông dụng nhất.

a. Loại câu trắc nghiệm Đúng – Sai

Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (Sai). Lọai câu này rất thông dụng vì nó có vẻ như dễ sử dụng, nhưng cũng là loại dễ bị chỉ trích nhiều nhất. Dưới đây là một số chỉ trích ấy:

(1) Khuyết điểm trước tiên của loại câu Đúng – Sai, là học sinh có may rủi 50% chọn đúng câu trả lời hoàn toàn bằng lối đoán mò.

(2) Các câu trắc nghiệm loại này thường bị chê là tầm thường, sáo ngữ. Điều này có thể xảy ra, nếu người soạn thảo trích ra những câu có sẵn trong sách giáo khoa, rối chép nguyên văn câu ấy làm câu trắc nghiệm.

(3) Những câu Đúng – Sai được trích ra từ sách giáo khoa có thể khuyến khích và tưởng thưởng những học sinh học thuộc lòng như vẹt mà chưa hiểu thấu đáo, hay chỉ nhận ra một số chữ quen thuộc trong sách cũng đủ biết câu nào đúng sai.

(4) Có những câu phát biểu thoạt tiên trong có vẽ như là đúng, hoặc sai, dưới con mắt của người soạn trắc nghiệm, nhưng khi đem ra sử dụng thì lại gặp những thắc mắc nhiều khi chính xác của học sinh về tính cách đúng hau sai của các câu phát biểu ấy, Nguyên nhân là vì lời văn, lối dùng từ không chính xác hay thiều một số thông tin căn bản khả dĩ giúp học sinh, hay ngày cả nhà chuyên môn, có thể quyết đoán những câu phát biểu ấy là đúng hay sai.

(5) không giống như loại câu có nhiều lựa chọn, các câu Đúng – Sai bị tách khỏi văn bản và không có căn bản để so sánh và thẩm định tính cách đúng hay sai tương đối của chúng.

(6) Cũng có một nhà giáo dục cho rằng việc sử dụng những câu phát biểu sai, mà lại được trình bày như là đúng, có thể gây hiệu quả tiêu cực đối với học sinh, khiến cho chúng có khuynh hướng tin và nhớ những câu phát biểu sai, như vậy bất lợi cho sự học tập của chúng. Tuy nhiên, nhiều cuộc nghiên cứu thực nghiệm đã bác bỏ lời chỉ trích này.

 

Từ khóa » Các Dạng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Môn Toán