- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
Trang Chủ ›
Hóa Học›
Hóa Học 10 Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa học lớp 10
9 trang tranhong 7393 4 Download Bạn đang xem tài liệu
"Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: HÓA HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: Hợp chất (SCN)2 được gọi là một trong các halogen giả vì nó có nhiều tính chất giống với halogen. Biết tính oxi hóa của (SCN)2 mạnh hơn I2 và yếu hơn Br2. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. NaSCN + Br2 → 2. NaI + (SCN)2 → 3. MnO2 + H2SO4 + NaSCN → 4. AgSCN + Br2 → 5. C2H4 + (SCN)2 → Câu 2: Ion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6. 1. Hãy viết cấu hình electron của X, xác định số electron độc thân trong một nguyên tử X. 2. Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí của X trong bảng HTTH, giải thích. 3. Nêu tính chất hoá học của X, viết phương trình phản ứng minh họa. 4. Khi sục không khí vào một dung dịch chứa hợp chất Y của nguyên tố X thu được đơn chất của nguyên tố X. Hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng. Câu 3: Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm (như hình vẽ). 1. Hãy nêu hiện tượng xẩy ra trong thí nghiệm, giải thích? 2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục. 3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí Cl2 thoát ra môi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên và giải thích cách làm. 4. Trong thí nghiệm trên ta không thể thay KMnO4 bằng chất nào trong số các chất sau đây: MnO2, KClO3, KNO3, H2SO4 đặc, tại sao? Câu 4: Trong công nghiệp H2O2 có thể điều chế bằng cách cho axit A hoặc axit B tác dụng với nước, sản phẩm của 2 phản ứng này đều là H2SO4 và H2O2. Biết 1 phân tử A có 8 nguyên tử, trong A nguyên tố oxi chiếm 70,18% khối lượng, phân tử B chứa nhiều hơn phân tử A 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O. 1. Xác định A,B và viết các phương trình hóa học xẩy ra. 2. Hãy viết công thức cấu tạo, cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử trong A và B (với các nguyên tử có lai hóa), xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong A và B. 3. Vì sao A và B đều có tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh. Một trong 2 axit là axit 1 nấc đó là axit nào, hãy giải thích. 4. Hãy viết phương trình phản ứng của KI lần lượt với A và B, cho biết phản ứng nào giải phóng I2 nhanh hơn, giải thích. Câu 5: 1. Cho một viên bi bằng nhôm nặng 16,2 gam vào 600ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam nhôm không tan. Cho m gam nhôm trên vào 196 gam dung dịch H2SO4 40% (loãng), đến khi phản ứng kết thúc, nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 9,533%. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl. 2. Hỗn hợp X gồm Al, BaCO3, MgCO3. Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra. Mặt khác lấy 0,2 mol X nung đến khối lượng không đổi thu được 3,584 lít khí ở (đktc) và hỗn hợp chất rắn không chứa cacbon. a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra. b. Tính % khối lượng các chất trong X. Câu 6: 1. Từ một hợp chất bền trong tự nhiên người ta có thể tách được một khí A có tính oxi hóa mạnh và một khí B có tính khử, A và B có thể phản ứng với nhau tỏa nhiều nhiệt. Từ A có thể điều chế trực tiếp chất C có tính oxi hóa mạnh hơn A, chất C thường được dùng làm chất diệt trùng. Trong thực tế người ta cũng có thể điều chế A bằng cách cho chất rắn D phản ứng với CO2. Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xẩy ra. 2. Bạc bromua được dùng sản xuất phim trong nhiếp ảnh, sau khi chụp ảnh phim được rửa bằng một dung dịch hóa chất (chất đó thường được gọi là chất xử lý ảnh). Em hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và giải thích cách làm. Câu 7: 1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuCO3, Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được hỗn hợp 2 khí ở (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 29,5 và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Tính m. 2. Viết công thức cấu tạo của SO2, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm nếu có. Hãy giải thích tại sao SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và tan tốt trong nước. Câu 8: Đốt cháy m gam hỗn hợp (A) gồm C và FeS2 trong V lít O2, sau phản ứng thu được chất rắn (B) và 16,8 lít hỗn hợp khí (C). Cho (C) qua dung dịch dung dịch Br2 dư, còn lại hỗn hợp khí (D). Cho (D) qua dung dịch HI, tạo ra tối đa 25,4 gam chất kết tủa. Khí ra khỏi bình HI hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 59,1 gam kết tủa (biết các phản ứng đều hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc). 1. Viết các phương trình hóa học xẩy ra. 2. Tính m và V. Câu 9: Có 3 muối A,B,C đều là muối của Na thỏa mãn điều kiện: - Trong 3 muối chỉ có A là tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2. - Trong 3 muối chỉ có muối B và C tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí. - Cả 3 muối khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đều cho kết tủa và sinh ra H2O. - Trong 3 muối chỉ B có thể làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Xác định A,B,C, viết các phương trình phản ứng. Câu 10: Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Tính thành phần % khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân. ----- HẾT----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học). - Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm. - Họ và tên thí sinh: ............................................................................Số báo danh:.......... Người ra đề: Nguyễn Quốc Nam Người phản biện: Nguyễn Thanh Hải SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CÂP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN HÓA HỌC LỚP-10 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2,0 điểm) Hợp chất (SCN)2 được gọi là một trong các halogen giả vì nó có nhiều tính chất giống với halogen. Biết tính oxi hóa của (SCN)2 mạnh hơn I2 và yếu hơn Br2. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. NaSCN + Br2 → 2. NaI + (SCN)2 → 3. MnO2 + H2SO4 + NaSCN → 4. AgSCN + Br2 → 5. C2H4 + (SCN)2 → HD: Câu 1 Nội dung Điểm a. 2NaSCN + Br2 → (SCN)2 + 2NaBr b. 2NaI + (SCN)2 → 2NaSCN + I2 c. MnO2 + 2H2SO4 + 2NaSCN → Na2SO4 + (SCN)2 + MnSO4 + 2H2O d. AgSCN + Br2 → AgBr + (SCN)2. e. C2H4 + (SCN)2 → CH2(SCN)-CH2(SCN) 2,0 Câu 2: (2,0 điểm) Ion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6. 1. Hãy viết cấu hình electron của X, xác định số electron độc thân trong một nguyên tử X. 2. Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí của X trong bảng HTTH, giải thích. 3. Nêu tính chất hoá học của X, viết phương trình phản ứng minh họa. 4. Khi sục không khí vào một dung dịch chứa hợp chất Y của nguyên tố X thu được đơn chất của nguyên tố X. Hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng. HD: Câu 2 Nội dung Điểm 1 1. * Nguyên tử X có ít hơn ion X- 1 electron nên X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d104s24p5. * Trong nguyên tử X có 1 electron độc thân. 0,5 2 X thuộc chu kỳ 4 vì có 4 lớp electron, X thuộc nhóm 7A vì nó là nguyên tố p và có 7 electron ở lớp ngoài cùng. 0,5 3 X có tính oxihoa mạnh và có tính khử 3Br2 + 2Al → 2AlBr3 5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + HBrO3 0,5 4 O2 + 4HBr → Br2 + 2H2O O2 là chất oxihoa, HBr là chất khử. 0,5 Câu 3: (2,0 điểm) Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm (như hình vẽ). 1. Hãy nêu hiện tượng xẩy ra trong thí nghiệm, giải thích? 2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục. 3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí Cl2 thoát ra môi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên và giải thích cách làm. 4. Trong thí nghiệm trên ta không thể thay KMnO4 bằng chất nào trong số các chất sau đây: MnO2, KClO3, KNO3, H2SO4 đặc, tại sao? HD: Câu 3 Nội dung Điểm 1 1. Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm; mẩu giấy màu ẩm bị mất màu dần. Giải thích: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dung với H2O trên mẩu giấy Cl2 + H2O HCl + HClO Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu tờ giấy. 0,5 2 2. Một số học sinh làm thí nghiệm nút cao su bị bật ra vì các lý do sau đây: * Đậy nút không đủ chặt, khắc phục bằng cách đậy chặt nút hơn. * Lấy hóa chất quá nhiều nên khí sinh ra nhiều làm áp suất trong bình tăng mạnh làm bật nút, khắc phục bằng cách lấy hóa chất vừa đủ. * Ống nghiệm quá nhỏ không đủ chứa khí, cách khắc phục thay ống nghiệm lớn hơn. 0,5 3 3. Để hạn chế Cl2 thoát ra gây độc sau khi làm xong thí nghiệm cần cho thêm lượng dư dung dịch kiềm (ví dụ NaOH) để trung hòa hết HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra môi trường. 0,5 4 4. Không thể thay KMnO4 bằng MnO2, KNO3, H2SO4 đặc vì: MnO2 cần đun nóng mới phản ứng với HCl. KNO3 không phản ứng với HCl được. H2SO4 đặc không phản ứng với HCl. 0,5 Câu 4: (2,0 điểm) Trong công nghiệp H2O2 có thể điều chế bằng cách cho axit A hoặc axit B tác dụng với nước, sản phẩm của 2 phản ứng này đều là H2SO4 và H2O2. Biết 1 phân tử A có 8 nguyên tử, trong A nguyên tố oxi chiếm 70,18% khối lượng, phân tử B chứa nhiều hơn phân tử A 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O. 1. Xác định A,B và viết các phương trình hóa học xẩy ra. 2. Hãy viết công thức cấu tạo, cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử trong A và B (với các nguyên tử có lai hóa), xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong A và B. 3. Vì sao A và B đều có tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh. Một trong 2 axit là axit 1 nấc đó là axit nào, hãy giải thích. 4. Hãy viết phương trình phản ứng của KI lần lượt với A và B, cho biết phản ứng nào giải phóng I2 nhanh hơn, giải thích. HD: Câu 4 Nội dung Điểm 1 A + H2O → H2SO4 + H2O2 B + H2O → H2SO4 + H2O2 Þ A, B đều chứa H, O và S. Gọi công thức của A là HaSbOc ta có a+b+c=8 (1) Þ a=8-b-c Þ Þ Vì a+b+c=8 Þ c tối đa =6 thử với c=1,2,3,4,5,6 ta có c 1 2 3 4 5 6 b - ... 0,25 0,5 0,75 1 1,25 a 2 Vậy A là H2SO5 B là H2S2O8 Phương trình phản ứng: H2SO5 + H2O → H2O2 + H2SO4 H2S2O8 + 2H2O → H2O2 + 2H2SO4 0,5 2 B -2 -2 -1 -1 -2 -2 +6 +6 -2 +1 -2 -1 -1 +1 +1 -2 -2 +6 -2 +1 S O O O H O H O A S O O O H O S O O H O O Trong các chất trên O có liên kết đơn đều lai hóa sp3, S lai hóa sp3 Số oxihoa của S là +6; O có số oxihoa -1 hoặc -2 (chú ý nếu xác định số oxihoa trung bình không cho điểm) 0,5 3 * Trong A và B đều chứa nhiều O liên kết với S tạo ra nhóm có hiệu ứng liên hợp hút electron làm cho liên kết O-H trong phân tử phân cực mạnh làm A và B có tính axit mạnh. Trong A và B nguyên tử oxi có số oxi hóa -1 và phân tử kém bền nên A và B đều có tính oxi hóa mạnh. * A là axit một nấc vì có 1 nhóm HO không tạo hiệu ứng liên hợp với gốc axit còn lại làm liên kết HO trong đó kém phân cực. 0,5 4 Phương trình phản ứng 2KI + H2SO5 → I2 + K2SO4 + H2O (1) 2KI + H2S2O8 → I2 + K2SO4 + H2SO4 (2) (1) giải phóng I2 nhanh hơn (2) vì H2SO5 có tính oxihoa mạnh hơn H2S2O8 do phân tử A kém đối xứng hơn B nên A có tính oxi hóa mạnh hơn B. 0,25 0,25 Câu 5: (2,0 điểm) 1. Cho một viên bi bằng nhôm nặng 16,2 gam vào 600ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam nhôm không tan. Cho m gam nhôm trên vào 196 gam dung dịch H2SO4 40% (loãng), đến khi phản ứng kết thúc, nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 9,533%. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl. 2. Hỗn hợp X gồm Al, BaCO3, MgCO3. Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra. Mặt khác lấy 0,2 mol X nung đến khối lượng không đổi thu được 3,584 lít khí ở (đktc) và hỗn hợp chất rắn không chứa cacbon. a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra. b. Tính % khối lượng các chất trong X. HD: Câu 5 Nội dung Điểm 1 nAl ban đầu=(1/3)nHCl+(2/3)nH2SO4 phản ứng.=16,2/27=0,6 Gọi số mol H2SO4 phản ứng là n ta có nH2SO4 ban đầu-n=nH2SO4 dư 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2 -n=0,09533*(196+23*n*27-2*n)98 Þ n=0,6 nAl ban đầu=0,6=(1/3) nHCl+(2/3)*0,6 Þ nHCl= 0,6Þ CHCl=nHCl/0,6=1M 1,0 2 a. Các phương trình hóa học xẩy ra: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O (2) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (3) t0 CaCO3 CaO + CO2 (4) t0 t0 MgCO3 CaO + CO2 (5) 2Al + 3CO2 Al2O3 + 3CO (6) Chú ý: Phương trình (6) học sinh không viết cũng cho điểm tối đa. b. Gọi số mol Al, BaCO3, MgCO3 trong 10,65 gam hỗn hợp lần lượt là a,b,c 27a+197b+84c=10,65 1,5a+b+c=0,11 Mặt khác ta có số mol hỗn hợp/số mol khí (a+b+c)/(b+c)=0,2/0,16=1,25 a=0,02 b=0,03 c=0,05 %mAl=5,07% %mBaCO3=55,49% %mMgCO3=39,44% 1,0 Câu 6: (2,0 điểm) 1. Từ một hợp chất bền trong tự nhiên người ta có thể tách được một khí A có tính oxi hóa mạnh và một khí B có tính khử, A và B có thể phản ứng với nhau tỏa nhiều nhiệt. Từ A có thể điều chế trực tiếp chất C có tính oxi hóa mạnh hơn A, chất C thường được dùng làm chất diệt trùng. Trong thực tế người ta cũng có thể điều chế A bằng cách cho chất rắn D phản ứng với CO2. Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xẩy ra. 2. Bạc bromua được dùng sản xuất phim trong nhiếp ảnh, sau khi chụp ảnh phim được rửa bằng một dung dịch hóa chất (chất đó thường được gọi là chất xử lý ảnh). Em hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và giải thích cách làm. HD: Câu 6 Nội dung Điểm 1 A, B, C, D lần lượt là O2, H2, O3, Na2O2 Các phương trình phản ứng 2H2O Điện phân 2H2 + O2 2H2 + O2 → 2H2O 3O3 uv 2O3 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2 Chú ý: Học sinh có thể thay Na2O2 bằng K2O2 hoặc KO2 và viết phương trình đúng vẫn cho điểm tối đa. 1,0 2 2AgBr AS 2Ag + Br2 (1) AgBr + 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr (2) Phản ứng (1) xẩy ra khi chụp ảnh (ánh sáng chiếu lên tấm phim phủ AgBr) sinh ra Ag bám lên tấm phim. Phản ứng (2) xẩy ra khi rửa ảnh (hòa tan AgBr còn lại trên phim) làm cho tấm phim chỉ còn lại Ag bám trên đó tạo hình ảnh âm bản cho tấm phim. 1,0 Câu 7: (2,0 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuCO3, Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được hỗn hợp 2 khí ở (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 29,5 và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Tính m. 2. Viết công thức cấu tạo của SO2, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm nếu có. Hãy giải thích tại sao SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và tan tốt trong nước. HD: Câu 7 Nội dung Điểm 1 Vì Mkhí=29,5*2=59 ⟹ hỗn hợp khí là CO2 và SO2 Gọi số mol CuCO3 và Fe lần lượt là và b ta có (44a+1,5b*46)/(a+1,5b)=2* 29,5 80a+80b=12 a=0,05 b=0,1 m=11,8 1,0 2 S O S O O O * Nguyên tử S lai hóa sp2. * SO2 tan tốt trong nước vì phân tử phân cực. * SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử vì trong SO2 lưu huỳnh có số oxi hóa +4 (trung gian) và phân tử chưa bền. 1,0 Câu 8: (2,0 điểm) Đốt cháy m gam hỗn hợp (A) gồm C và FeS2 trong V lít O2, sau phản ứng thu được chất rắn (B) và 16,8 lít hỗn hợp khí (C). Cho (C) qua dung dịch dung dịch Br2 dư, còn lại hỗn hợp khí (D). Cho (D) qua dung dịch HI, tạo ra tối đa 25,4 gam chất kết tủa. Khí ra khỏi bình HI hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 59,1 gam kết tủa (biết các phản ứng đều hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc). 1. Viết các phương trình hóa học xẩy ra. 2. Tính m và V. HD: Câu 8 Nội dung Điểm 1 Khí (D) qua dung dịch HI tạo ra kết tủa ⟹ trong (D) có O2 và chất rắn tạo thành là I2 ⟹ quá trình đốt cháy chỉ tạo CO2 và SO2. Vậy các phản ứng xẩy ra là C + O2 → CO2 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr O2 + 4HI → 2H2O + 2I2 CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O 1,0 2 Hỗn hợp (C) gồm CO2, SO2, O2 dư nCO2=nBaCO3=0,3=nC nO2 dư= (1/2)*0,1= 0,05 mol. nSO2=0,75-0,3-0,05=0,4 (mol) Þ nFeS2=0,2 Þ nFe2O3=0,1 m=0,3*12+0,2*(56+64)=27,6 (gam) nO2 đầu=0,3+0,15+0,4+0,05=0,9 V=20,16 (lít) 1,0 Câu 9: (2,0 điểm) Có 3 muối A,B,C đều là muối của Na thỏa mãn điều kiện: - Trong 3 muối chỉ có A là tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2. - Trong 3 muối chỉ có muối B và C tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí. - Cả 3 muối khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đều cho kết tủa và sinh ra H2O. - Trong 3 muối chỉ B có thể làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Xác định A,B,C, viết các phương trình phản ứng. HD: Câu 9 Nội dung Điểm A,B,C lần lượt là NaHSO4, NaHSO3, NaHCO3 Các phương trình phản ứng: NaHSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + NaNO3 + HNO3. 2NaHSO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2SO2 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NaOH + H2O. 2NaHSO3 + Ba(OH)2 → BaSO3 + NaOH + H2O. 2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O. 10NaHSO3 + 4KMnO4 + H2SO4 → 5Na2SO4 + 2K2SO4 + 4MnSO4 + 6H2O 1,0 1.0 Câu 10: (2,0 điểm) Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Tính thành phần % khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân. HD: Câu 9 Nội dung Điểm Gọi số mol KMnO4, KClO3 và MnO2 trong 30,005 gam X lần lượt là x, y,z * Ta có phương trình cho khối lượng X: mX = 158x + 122,5y + 87z = 30,005 gam. * Số mol HCl đã dùng là: nHCl dùng = 0,8 mol ⟹ nO trong Y =0,8/2= 0,4 mol; nO2 ↑ ra = (30,005 – 24,405)/32 = 0,175 mol. Bảo toàn O có số mol nguyên tử O trong X bằng số mol nguyên tử O thoát ra + số mol nguyên tử O trong Y ⟹ 4x + 3y + 2z = 0,175 × 2 + 0,4 = 0,75 mol. * Bảo toàn electron cả quá trình có: 5x + 6y + 2z = 4nO2 + 2nCl2 = 1,1325 mol. Giải hệ các phương trình trên có: x = 0,12 mol; y = 0,0875 mol và z = 0,00375 mol. MnO2 không nhiệt phân; ở đây dùng một lượng ít này làm chất xúc tác cho 0,0875 mol KClO3 nhiệt phân hoàn toàn tạo 0,13125 mol O2. ⟹ Còn cần 0,0875 mol KMnO4 phản ứng nhiệt phân nữa để tạo thêm 0,04375 mol O2 ⟹ %mKMnO4 nhiệt phân = 0,0875 ÷ 0,12 ≈ 72,92 %. 1,0 1.0 Chú ý: Nếu học sinh có cách giải khác hợp lý vẫn cho điểm. ------ HẾT------
Tài liệu đính kèm:
- De_va_dap_an_HSG_hoa_10_Ha_Tinh.docx
Đề thi liên quan Copyright © 2025 ThuVienDeThi.com, Thư viện đề thi mới nhất, Đề kiểm tra, Đề thi thử