Đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 10 Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội - Thư

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội vừa được Tìm Đáp Án sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi được tổng hợp gồm 6 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận có đáp án đi kèm, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn vật lý lớp 10 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

  • Phương pháp giải bài tập Vật lý lớp 10 học kì 2 theo chủ đề
  • Bài tập ôn thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10
  • Công thức vật lý lớp 10 đầy đủ

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 có đáp án

  • Đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn vật lý THPT Đa Phúc - Đề 1
  • Đáp án đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn vật lý - Đề 1
  • Đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn vật lý THPT Đa Phúc - Đề 2
  • Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 - Đề 2

Đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn vật lý THPT Đa Phúc - Đề 1

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Mã đề: 132

(HS phải ghi mã đề thi vào bài làm)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2Môn: Vật lý - Lớp: 10

Thời gian: 45 phút

Họ tên :..................................................................................................... STT: ...................

Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Áp suất ban đầu của khí là giá trị nào sau đây:

A. 1,65atm  B. 1,75 atm  C. 2,5atm  D. 1,5 atm

Câu 2: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ của khối khí sẽ

A. tăng 4 lần  B. không đổi
C. tăng 2 lần  D. giảm 2 lần

Câu 3: Quả cầu khối lượng m1 đang chuyển động đều với vận tốc \overrightarrow {{v_1}} thì va chạm mềm xuyên tâm với quả cầu có khối lượng m2 đang nằm yên. Nhiệt tỏa ra trong va chạm có biểu thức

A. \frac{1}{2}(  \frac{{{m_2}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2  B. \frac{1}{2}(\frac{{{m_1}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2
C. \frac{1}{2}(\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2 D. bằng không

Câu 4: Tập hợp 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.

A. Thể tích, khối lượng, áp suất.  B. Áp suất, thể tích, động lượng.
C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.  D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.

Câu 5: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10m/s2.

A. 10 kg.m/s.  B. 5,0 kg.m/s. 
C. 4,9 kg.m/s.  D. 0,5 kg.m/s.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Một hệ gọi là hệ cô lập khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.

B. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.

C. Hệ gồm hai vật đang rơi tự do không phải là hệ cô lập.

D. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ cô lập khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác( Mặt Trời, các hành tinh ...).

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

B. Động lượng là một đại lượng vectơ

C. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

D. Động lượng của vật chuyển động thẳng đều luôn không đổi.

Câu 8: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc \overrightarrow {{v_1}} va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc \overrightarrow {{v_2}}. Ta có

A. {m_1}{\vec v_1} = \frac{1}{2}({m_1} + {m_2}){\vec v_2} B. {m_1}{\vec v_1} = {m_2}{\vec v_2}
C. {m_1}{\vec v_1} = ({m_1} + {m_2}){\vec v_2} D. {m_1}{\vec v_1} =  - {m_2}{\vec v_2}

Câu 9: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:

A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

B. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

C. Vô hướng, chỉ có thể dương hoặc bằng không.

D. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.

Câu 10: Một vật được ném ngang từ độ cao h, trong quá trình vật chuyển động thì

A. Động năng và thế năng đều tăng.  B. Động năng và thế năng đều giảm.
C. Động năng không đổi, thế năng giảm.  D. Động năng tăng, thế năng giảm.

Câu 11: Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là:

A. 1000N  B. 360N  C. 104N  D. 2778N

Câu 12: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá trình: 

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

A.Đẳng tích B. đẳng áp
C. đẳng nhiệt  D. bất kì không phải đẳng quá trình

Câu 13: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là:

A. 10W  B. 5\sqrt 3W C. 5W  D. 10\sqrt 3W

Câu 14: Cho đồ thị p – T biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối khí xác định như hình vẽ. Đáp án nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ về thể tích:

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

A. V1 ≥ V2.  B. V1 = V2.  C. V1 > V2.

 D. V1 < V2.

Câu 15: Quả cầu khối lượng m1 đang chuyển động đều với vận tốc \overrightarrow {{v_1}} thì va chạm mềm xuyên tâm với quả cầu có khối lượng m2 đang nằm yên. Động năng của hệ 2 quả cầu sau va chạm có biểu thức

A. \frac{1}{2}{(\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}})^2}{v_1}^2 B. \frac{1}{2}(  \frac{{{m_2}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2
C. \frac{1}{2}(\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2 D. \frac{1}{2}(\frac{{{m_1}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2

Câu 16: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà NộiA. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt

B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt

C. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt

D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt

Câu 17: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực \overrightarrow F. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là

A. \vec P = \frac{{\vec Ft}}{m} B. \vec P = \vec Ft
C. \vec P = \vec Fm D. \vec P = \vec Fmt

Câu 18: Nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?

A. 2 lần.  B. 2.5 lần.
 C. 1.5 lần.  D. 3 lần.

Câu 19: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công:

A. 40\sqrt 3 B. 40J  C. 20\sqrt 3J  D. 20J

Câu 20: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động đi lên của vật thì:

A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

B. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.

C. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Phần tự luận (5,0 điểm)

Bài 1 (3,0 điểm) Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài l = 1m, vật nặng có khối lượng m = 0,2kg. Kéo vật nặng lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho phương của sợi dây tạo với phương thẳng đứng một góc α = 600 rồi buông nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng của con lắc.

a. Tính cơ năng của vật tại vị trí thả vật và vận tốc của vật khi nó đi qua vị trí cân bằng.

b. Viết biểu thức lực căng T của dây treo vật theo: m, α. Khi α biến thiên trong đoạn \left[ {{0^0};{{60}^0}} \right], hãy tính lực căng dây lớn nhất.

Bài 2 (2,0 điểm) Đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của lượng khí lí tưởng trong hệ tọa độ (p,T)

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

a. Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó.

b. Tính p2,V3. Biết V1 = 40cm3, p1 = 2atm, T1 = 300K, T2 = 2T1.

…….Hết……..

Đáp án đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn vật lý - Đề 1

1D

2A

3C

4C

5A

6A

7A

8C

9A

10D

11C

12B

13B

14D

15D

16B

17B

18B

19C

20D

Phần tự luận

Bài 1:

a. Tính được độ cao của vật so với VTCB: z = l\left( {1 - \cos {\alpha _0}} \right) = 0,5m

Tính được cơ năng của vật: {W_0} = mgl\left( {1 - \cos {\alpha _0}} \right) = 1J

Cơ năng của vật khi nó đi qua VTCB: W = \frac{{m{v^2}}}{2} = {W_0}

Tính được v = \sqrt {2gl\left( {1 - \cos {\alpha _0}} \right)}  = \sqrt {10}  \approx 3,16m/s

b. Lực căng dây T = mg\left( {3\cos \alpha  - 2\cos {\alpha _0}} \right)

Lực căng dây lớn nhất khi \alpha  = {0^0},T = mg\left( {3 - 2\cos {\alpha _0}} \right) = 4N

Bài 2:

a. Quá trình biến đổi T{T_1} \to T{T_2}: Đẳng tích

T{T_2} \to T{T_3}: đẳng nhiệt

T{T_3} \to T{T_1}: đẳng áp 

b. T{T_1} \to T{T_2}: đẳng tích

\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = 4atm

T{T_3} \to T{T_1}: đẳng áp 

\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{{V_3}}}{{{T_3}}} \Rightarrow {V_3} = 80c{m^3}

Đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn vật lý THPT Đa Phúc - Đề 2

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ HỌC KỲ II LỚP 10

Môn: VẬT LÍ (Mã đề 006)

(Thời gian: 45 phút)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Theo nguyên lý II nhiệt động lực học thì:

A. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật lạnh hơnB. Động cơ nhiệt có thể chuyển hóa toàn bộ phần nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.C. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịchD. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn

Câu 2: Năng lượng mà vật có được do chuyển động gọi là

A. Thế năng  B. Động lượng C. Động năng  D. Cơ năng

Câu 3: Hệ thức của nguyên lý nhiệt động lực học là

A. ΔU = Q - A  B. Q = A + ΔU
 C. A = Q + ΔU  D. Q + A = ΔU

Câu 4: Định luật Bôi lơ – Mari ốt áp dụng cho quá trình nào:

A. Đẳng quá trình  B. Đẳng tích
 C. Đẳng nhiệt  D. Đẳng áp

Câu 5: Động năng được tính bằng biểu thức:

A. Wđ = mv2/2  B. Wđ = mv/2 
C. Wđ = m2v/2  D. Wđ = m2v2/2

Câu 6: Hệ số nở dài của một chất rắn, phụ thuộc vào yếu tố nào:

A. Nhiệt độ B. Bản chất và nhiệt độ của chất rắn.C. Chất liệu của chất rắn. D. Môi trường bên ngoài và bản chất của chất rắn

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1: Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m = 100g được treo bằng dây có chiều dài l = 2m vào 1 điểm cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đến vị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả không vận tốc ban đầu. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí, lấy mốc thế năng là mặt phẳng ngang đi qua vị trí cân bằng của vật. Lấy g = 10m/s2.

a. Tính cơ năng của vật tại vị trí ban đầu.

b. Tính lực căng của dây treo khi vật qua vị trí cân bằng.

Bài 2: Một lượng khí trong xi lanh của một động cơ nhiệt ở 270C, áp suất 5 atm và thể tích khí là 40cm3. Pitong nén sao cho thể tích lúc này là 20 cm3, áp suất tăng lên đến 18 atm. Tính nhiệt độ của khí lúc này?

Bài 3: Một xe chở cát khối lượng 19kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 2m/s (đối với mặt đất). Một vật nhỏ khối lượng 1kg bay ngang với vận tốc 12m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Xác định vận tốc mới của xe biết vật bay đến cùng chiều xe chạy.

------- Hết -------

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 - Đề 2

I. Trắc nghiệm

1. D  2. C  3. D  4. C  5. A  6. C

II. Tự luận

Bài 1:

\begin{matrix}  h = 1 - 1\cos {\alpha _0} = 1m \hfill \\  W = {W_d} + {W_t} = mgh = 1J \hfill \\ \end{matrix}

Tính lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí cân bằng

Hai lực tác dụng vào vật \overrightarrow P ;\overrightarrow T

Hợp lực \overrightarrow F  = \overrightarrow P  + \overrightarrow T  = m.\overrightarrow {{a_{ht}}}

\begin{matrix}    \Rightarrow m\dfrac{{{v_0}^2}}{l} =  - P + T \hfill \\    \Rightarrow T = m\dfrac{{{v_0}^2}}{l} + mg \hfill \\    \Rightarrow T = 3mg - 2mg\cos {\alpha _0} = 2N \hfill \\  \end{matrix}

Bài 2:

\begin{matrix}   T{T_1} \hfill \\   {T_1} = 27 + 273 = 300K \hfill \\   {V_1} = 40c{m^3} \hfill \\   {p_1} = 5atm \hfill \\  \end{matrix}

\begin{matrix}   T{T_2} \hfill \\   {V_2} = 20c{m^3} \hfill \\   {p_2} = 18atm \hfill \\  \end{matrix}

 

Áp dụng PTTT khí lí tưởng ta có: \frac{{{p_1}.{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}.{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {T_2} = 540K

Bài 3:

Bảo toàn động lượng:

\begin{matrix}   \left( {M + m} \right)v = M{V_0} + m{v_0} \hfill \\   V = \dfrac{{M{V_0} + m.{v_0}}}{{M + m}} = 2,5\left( {m/s} \right) \hfill \\  \end{matrix}

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán lớp 10, Hóa học lớp 10...

Từ khóa » đề Thi Môn Lý Lớp 10 Cuối Học Kì 2