Đề Thi Học Sinh Giỏi : Chứng Minh Hai Nhận định Về Thơ

  • Nhà
  • Học sinh giỏi
  • Đề thi học sinh giỏi : Chứng minh hai nhận định về thơ

Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ thơ phải giản dị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh làm thơ là cần một  phần nghìn miligam quặng chữ. Quan điểm của em về vấn đề này? Gợi ý: Chọn một trong hai câu:“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi/  Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” hay “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên) để dẫn dắt theo định hướng đề (mở bài gián tiếp). 1/ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học (Goorki). Etmông Fabex nói: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Ngôn ngữ trong văn học giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc. Trong sự lao động của nhà văn có sự lao động về ngôn ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật có sự giày vò về ngôn từ. Thành công của tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả. 2/ Ngôn ngữ thơ giản dị là ngôn ngữ thơ giống như ngôn ngữ hằng ngày của đời sống nhân dân. Vì sao ngôn ngữ thơ phải giản dị: – Thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc. Một đất nước yêu thơ ca chứng tỏ quốc gia ấy có tâm hồn lành mạnh, sâu sắc và tinh tế. Chưa có dân tộc nào chối bỏ hay hạ thấp các nhà thơ chân chính, những người biết tôn vinh và chia sẻ với tổ quốc, đồng bào mình bằng thi ca. – Cũng không ai đánh giá, ghi nhận, xếp hạng nhà thơ chính xác, công bằng và sòng phẳng như đông đảo quần chúng nhân dân. Họ đọc thơ bằng trái tim và sự chiêm nghiệm, từng trải cuộc sống, bằng những linh cảm bản năng, bằng lòng yêu không gì có thể thay thế được với tiếng nói mẹ đẻ. – Với các thi sĩ chúng ta, tôi nghĩ, làm thơ, trước hết là để đi vào thẳm sâu hay bay cao trong cõi ngôn ngữ Việt. Sau đó mới là giao lưu, hội nhập với bè bạn bốn phương. Khó đạt tới sự thấu tỏ tuyệt đối về cảm xúc và ý tứ, về những lung linh của con chữ, về tiết tấu nhịp điệu mang dấu ấn văn hóa, lịch sử, phong tục, thói quen bản địa khi đọc thơ không nguyên văn ngôn ngữ nguồn cội của thi sĩ. Thơ không chỉ có nghĩa mà chủ yếu phải là tình, là hồn, những khái niệm ai cũng biết nhưng lý giải một cách thấu triệt và sâu sắc là vô cùng khó. Trong thơ có hơi thở, hồn vía của dân tộc mình, đồng bào mình. Nó chính là cái thấm sâu nhất, lâu nhất và đương nhiên chi phối nhiều hơn cả trong hành trình sáng tạo của người cầm bút. – Các nhà thơ đích thực ít ai không khởi đầu và đề cao chất truyền thống trong sáng tác thi ca, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ. Nhà văn không biết đến văn học dân gian là nhà văn tồi (M.Goorki) (dẫn chứng) 3/ Nhưng làm thơ còn là cần một phần nghìn mili gam quặng chữ: ngôn ngữ thơ ca phải tinh luyện, mang dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.

  • Vì sao ngôn ngữ thơ ca cần sáng tạo, tinh luyện:

+ Vì đặc trưng của ngôn ngữ thơ: hàm súc, cảm xúc, hình tượng (khác với văn xuôi). + Vì yêu cầu mỗi nhà thơ thứ thiệt cần có một vân chữ / không trộn lẫn (Lê Đạt). + Vì căn cứ vào đối tượng miêu tả, nội dung bài thơ và ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ=> lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. (Dẫn chứng- lựa chọn những từ đắt, hay trong một số bài thơ để phân tích. Ý này cần làm rõ hơn ý ngôn ngữ thơ giản dị.) 4/ Đánh giá

  • Hai ý kiến bổ sung cho nhau.

– Việc sử dụng lựa chọn ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của mỗi tác phẩm. – Bên cạnh ngôn ngữ hay, độc đáo bài thơ cần có nội dung sâu sắc và ý nghĩa được diễn đạt những qua ngôn ngữ đó. – Bài học với người sáng tao: lựa chọn và sáng tạo ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo trong sự kế thừa và cách tân. – Bài học cho người tiếp nhận: tìm hiểu thơ bắt đầu từ việc tiếp cận ngôn ngữ văn bản, bám vào đặc trưng của thơ, phong cách nghệ thuật nhà thơ để thấy đóng góp riêng trong sử dụng từ ngữ của người nghệ sĩ ngôn từ. Xem thêm : Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn văn

Lí luận văn học, Nghị luận ý kiến bàn về văn học Bấm vào đây để xem tiếp nội dung

Bài viết liên quan

Đề và đáp án HSG môn văn Sơn La 2024

Tháng Ba 21, 2024

Đề HSG theo hướng mới Thơ là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa

Tháng Hai 20, 2024

Đề và đáp án HSG quốc gia môn văn Quảng Bình 2023

Tháng Một 4, 2024

Đề thi chọn HSG tỉnh Ninh Bình , ngày thi 7/10/2023

Tháng Một 4, 2024

Đề thi HSG môn văn tỉnh Ninh Bình ngày thi 6/10/2023

Tháng Một 4, 2024

Đề HSG: viết một bài văn trả lời cho câu hỏi “Tuổi trẻ cần thắp lên ngọn lửa gì

Tháng Một 3, 2024 Xem tất cả các bài viết của admin →

Điều hướng bài viết

Đề thi học sinh giỏi: Chứng minh nhận định của Xuân Diệu về ThơĐề thi học sinh giỏi : Chứng minh hai nhận định về thơ lớp 12

2 bình luận trong “Đề thi học sinh giỏi : Chứng minh hai nhận định về thơ

  1. cô ơi cho e dẫn chứng về mỗi nhận định với ạ. E phân vân ko biết chọn bài nào để làm sáng tỏ nhận định

    Trả lời
    1. Nhận định 1: có thể lấy bài thơ nôm của Nguyễn Trãi( Cảnh ngày hè ), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Bính ( tương Tư), ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc. Nhận định 2 : có thể lấy ở các bài thơ hiện đại, ví dụ Vội Vàng- Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn mặc Tử, hoặc các bài thơ lớp 12 : Đàn ghi ta của Lorca- Thanh tHảo

      Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
  • Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
  • Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
  • Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu

Danh mục

  • Dạy văn
  • Đề thi Khối 10
  • Đề thi Khối 11
  • Đề thi Khối 12
  • Đọc hiểu + NLXH
  • Giáo án
    • Giáo án Ngữ văn 10
    • Giáo án Ngữ văn 11
    • Giáo án Ngữ văn 12
  • Học sinh giỏi
    • HSG 10
    • HSG 11
    • HSG 12
  • Học văn
    • khối 10
    • khối 11
    • khối 12
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • Tài liệu Khối 10
    • Tài liệu Khối 11
    • Tài liệu Khối 12
  • TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
  • Tổng hợp
  • Tuyển sinh vào 10
  • Uncategorized

Chuyên đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luận khuyen mai sieu re

Từ khóa » Giải Thích Vạt áo Của Triệu Nhà Thơ