Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2021 - Tìm đáp án
Có thể bạn quan tâm
Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8, giúp các em học sinh chuẩn bị ôn luyện và bổ trợ kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi sắp tới cũng như phát huy tư duy, năng khiếu về môn Ngữ văn. Mời các em tham khảo.
- Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Chiềng Lương, Sơn La
- Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Hội Nga, Nghệ An
- Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Thái Thụy, Thái Bình
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm)
Từ bài thơ “Ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên? Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về tác giả Vũ Đình Liên và văn bản “Ông đồ”?
Câu 2 (2 điểm)
Phân tích hiệu quả tu từ của đoạn thơ sau đây:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười”.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
Câu 3 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri là một trong những yếu tố gây hứng thú cho người đọc. Hãy chứng minh.
Đáp án Đề thi học sinh giỏi Văn 8
Câu 1:
Từ bài thơ “Ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên: Lòng thương người và tình hoài cổ
Viết đoạn văn ngắn thuyết minh:
Vũ Đình Liên (1913 – 1996) thường được gọi là nhà thơ của "Ông đồ", một trong những bài thơ để lại nhiều âm vang nhất của phong trào Thơ Mới. Nếu phải kể tên 10 nhà thơ tiêu biểu nhất của trào lưu thơ ca này thì có thể chưa có tên ông. Nhưng nói đến 10 bài Thơ Mới tiêu biểu nhất thì không thể thiếu "Ông đồ". Bài thơ được đánh giá là "một bài thơ tuyệt tác" và được nhiều nhà nghiên cứu khai thác từ nhiều góc độ: nhịp thơ ngũ ngôn, tính bi kịch, triết lý về thời gian, tình thương người, nỗi buồn hoài cổ, cảm hứng bi ca… Bài thơ đã được dịch sang tiếng Pháp và xung quanh nó có biết bao là đối thoại. Các bạn văn gọi Vũ Đình Liên là Ông đồ. Ông cũng tự nhận mình là "Ông đồ hiện đại" (lettre moderne). Theo Hoài Thanh, "Ông đồ" là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng tình thương người và lòng hoài cổ và có thể nó còn là hợp lưu của nguồn cảm hứng thứ ba, đó là nghề dạy học. Vũ Đình Liên là một nhà giáo lâu năm. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn viết nhiều sách giáo khoa. Cùng với một số người bạn cũng là nhà giáo, các ông thành lập Nhóm Lê Quý Đôn viết lịch sử văn học từ những năm 60 của thế kỷ trước và dịch các tác phẩm văn học Pháp. Hơn nửa thế kỷ dạy học, năm 1990 ông được nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Tham khảo thêm: Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Câu 2:
"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng mơ ngày mở hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười"
Gợi ý: Chỉ ra phép tu từ nói giảm, nói tránh trong câu thơ, tác giả Tố Hữu dùng từ "đi" để chỉ việc Bác Hồ đã mất.
Phân tích: Nhằm làm giảm đi nỗi đau, sự mất mát quá lớn của dân tộc Việt nam trước sự ra đi của Bác Hồ- vị Cha già của dân tộc ⇒ Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu và nói lên cảm nghĩ của em
Câu 3:
Bài tham khảo 1:
Truyện kể về cuộc sống của những người họa sĩ nghèo nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương, nhân từ và độ lượng.
Đọc “Chiếc lá cuối cùng” chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi những tình cảm cao thượng của chính những con người nghèo khó như Xiu, Bơ- men và kiệt tác của bác Bơ- men mà còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật xây dựng truyện hết sức độc đáo của tác giả: Nghệ thuật đảo ngược tình huống của truyện.
Trong truyện, tác giả đã hai lần đảo ngược tình huống. Đọc từ đầu cho đến gần hết truyện, người đọc chứng kiến được nỗi tuyệt vọng, chán đời của Giôn-xi ngày càng tăng. Cơn bệnh sưng phổi cùng với cuộc sống nghèo khổ là nguyên nhân của nỗi tuyệt vọng ấy. Giôn –xi nằm đếm những chiếc lá thường xuân đang rụng dần ngoài kia qua khung cửa sổ và thầm nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân trên bức tường kia rụng hết cũng là lúc cô từ giã cuộc đời này.
Người đọc lo âu, thương cảm cho nỗi tuyệt vọng ấy. thế nhưng đến cuối truyện, nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi đã được thay bằng niềm yêu đời, yêu cuộc sống và bệnh tật cũng dần qua cơn nguy hiểm. Bạn đọc như thở phào nhẹ nhõm, sự lo âu giờ không còn nữa. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất. Vậy lần đảo ngược tình huống thứ hai là gì? Trong câu chuyện, cụ Bơ- men mặc dù đã lớn tuổi nhưng so với Giôn-xi sức khỏe của cụ hơn hẳn. Trong cuộc đời họa sĩ của được. Trong đêm mưa gió, bão bùng, tuyết rơi dày đặc khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cụ đã bất chấp thời tiết vẽ nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Bức tranh chính là khát vọng, là ao ước chân chính của người học sĩ. Điều quan trọng hơn là bức tranh ấy đã chứa đựng không biết bao nhiêu tình cảm nồng ấm, sự hy sinh thầm lặng. Nó không chỉ vẽ bằng đường nét, màu sắc mà còn được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu. Bức tranh ấy đã đem lại sự sống cho Giôn- xi nhưng cũng chính vì nó, vì lòng thương người mà cụ Bơ-men phải từ giã cuộc đời. Cái chết của cụ làm cho mọi người phải sửng sốt, ngậm ngùi, xót xa.
Đó là hai lần đảo ngược tình thế. Nhờ nghệ thuật này tạo nên sự bất ngờ, hứng thú cho ngườiđọc. Cái thú vị, độc đáo của tác phẩm chính là ở đó. “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm thành công cả nội dung lẫn nghệ thuật. Phải chăng tác phẩm là tiếng lòng của chính nhà văn. Tình yêu thương, sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng chính là tình cảm của tác giả dành cho những người nghèo khổ trong xã hội. Qua tác phầm cho ta hiểu và thấm thía rằng cuộc sống không có gì quí bằng tình yêu thương, tình yêu thương sẽ trường tồn bất diệt trong thời gian.
Bài tham khảo 2:
Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyên đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là môt bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.Qua hai lần đảo ngược tình huống, truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri xứng đáng là kiệt tác.
Tham khảo thêm:
- Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ
Các bạn có thể tham khảo thêm những đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8 khác tại mục Thi học sinh giỏi 8. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Từ khóa » đề Thi Hsg Văn 8 Chiếc Lá Cuối Cùng
-
đề Thi Hsg Văn Lớp 8 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tuyển Tập Các đề Thi Môn Ngữ Văn Lớp 8 (có đáp án)
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Lớp 8 - Thư Viện Đề Thi
-
đề Thi Hsg Văn 8 Chiếc Lá Cuối Cùng | YopoVn.Com
-
"..."Chiếc Lá Cuối Cùng"... - Ôn Thi HSG Môn Ngữ Văn THCS | Facebook
-
Soạn Bài: Chiếc Lá Cuối Cùng - Học Sinh Giỏi Văn Lớp 8 - SoanBai123
-
Bộ 5 đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 8 Năm 2021 Trường THCS ...
-
NLXH: Chiếc Lá Cuối Cùng (ý Tưởng 1) - Thích Văn Học
-
ĐỀ Hsg 8.8 - Ngữ Văn 9 - Đỗ Thanh Lam - Thư Viện Đề Thi & Kiểm Tra
-
Đề Thi HSG Ngữ Văn 8 Huyện Vĩnh Tường 2013-2014 - Abcdonline
-
(PDF) ĐỀ HSG VĂN 8(2017-2018) | Trung Vũ
-
Đề Thi HSG Văn 8 - Ngữ Văn 8 - Đặng Thị Liên - Thư Viện đề Thi
-
Chiếc Lá Cuối Cùng - O Hen-ri - Tài Liệu Hay