Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2020 Môn Ngữ Văn Mẫu Số 4 - Đọc Tài Liệu
Có thể bạn quan tâm
Đề thi thử THPTQG 2020 môn Ngữ văn số 4 có đáp án là một trong những tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các thầy cô và các em học sinh lớp 12 trong quá trình chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Đề bao gồm hai phần: phần Đọc hiểu (4 câu) và phần Làm văn (2 câu) được biên soạn bám sát cấu trúc đề tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Đề thi thử THPTQG 2020 môn Ngữ văn số 4
Phần I - ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
(1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”. Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức.
Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ.
Tiếp đó, hàng loạt người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”.
Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc như: mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường…
(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết bấm like này.
(3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like. Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Nhân tiện, làm luôn thước đo của việc tự thiêu hay những việc như đốt trường, chạy truồng… Hóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là mong người ta bấm like?
(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 14 tháng 10 năm 2016)
Câu 1. Xác định cách trình bày đoạn văn ở đoạn (1)? (0,5 điểm).
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).
Câu 3. Nhà văn Trang Hạ đã dùng những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của những người liên quan đến hiện tượng xã hội được đề cập trong đoạn trích trên? Theo anh (chị), nhà văn bộc lộ quan điểm, thái độ gì khi sử dụng những từ ngữ đó? (1,0 điểm).
Câu 4. Anh (chị) rút ra bài học gì sau khi đọc xong đoạn trích trên? (1,0 điểm).
Phần II - Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trào lưu “Like là làm”được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12).
Đáp án đề thi thử THPTQG 2020 môn Ngữ văn mẫu số 4
Phần I - ĐỌC HIỂU
Câu 1
Cách trình bày đoạn văn ở đoạn (1): diễn dịch. Câu 2
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận.
Câu 3
- Những người liên quan đến hiện tượng được đề cập trong đoạn trích là: những thanh niên câu like và những người bấm like. Những từ ngữ được Trang Hạ sử dụng: “ngông cuồng” (để nói về hành vi của “một bộ phận thanh niên trên mạng”) và từ “thiếu nhân văn” (để nhận xét hành vi của “những người bấm like”). (0,5 điểm).
- Qua đó, nhà văn bộc lộ thái độ phê phán, bất bình với những hành vi trên.
Câu 4
Học sinh rút ra bài học bổ ích cho mình sau khi đọc đoạn trích. Có thể là những bài học như sau:
- Cần cảnh giác, tỉnh táo trước những trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội; tránh a dua học đòi, mù quáng, gây sốc.
- Cần phê phán những “anh hung bàn phím”, những kẻ hiếu kì dung nút like để kích động người khác thực hiện những hành vi xấu, dại dột,…
- Phấn đấu tích cực trong mọi hoạt động có ý nghĩa để khẳng định giá trị đích thực của bản thân.
Phần II - LÀM VĂN
Câu 1
Trình bày suy nghĩ về trào lưu “Like là làm” được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh sống chân thành, có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực; luôn lạc quan và hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luâṇ theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:
* Giải thích:
- Hiện tượng “Like là làm” là một hình thức “câu” like người đăng bài viết ra yêu cầu đủ số like (hoặc share) nhất định sẽ thực hiện một hành động nào đó như: châm xăng tự đốt, mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường…
* Thực trạng: - Gần đây trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ, mở đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”.
Bài viết thu hút gần 100.000 like, “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ….
- Nhà văn, Trang Hạ không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên, nhưng kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết bấm like, dùng like làm thước đo của cuộc sống.
* Nguyên nhân:
- Do sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ, muốn thể hiện bản thân, chơi ngông, nhanh chóng được nổi tiếng hoặc thiếu tự tin, thếu bản lĩnh ngoài thực tế dẫn đến sống ảo…
- Do đám đông vô cảm, vô tâm, vô tình, like không chỉ là ủng hộ mà châm dầu vào lửa, thách thức để xem thử mày làm thế nào? Có dám không? Có giữ lời hứa không?...
* Hậu quả (tác hại):
- Ảnh hưởng đến tính mạng, tình cảm, danh dự, nhân cách, trí tuệ, tài sản.
- Sống ảo dễ tiếp xúc với thông tin không lành mạnh, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
- Tốn thời gian, công sức vào những việc vô bổ…
* Giải pháp:
- Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, không sống ảo, có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực; luôn lạc quan và hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.
- Cha mẹ nên quan tâm hơn đến con mình:
+ Luôn gần gũi, chia sẻ, động viên giúp đỡ con trong cuộc sống.
+ Sát sao với con để kịp thời uốn nắn những biểu hiện tiêu cực.
+ Quản lí giám sát các nội dung trên mạng xã hội để xử lí nghiêm khắc những hành vi nguy hiểm.
- Nhà trường và các cơ quan đoàn thể vào cuộc;
+ Bằng những hành động thiết thực cụ thể để thanh niên có những sân chơi bổ ích, lí thú, lành mạnh để cống hiến sức trẻ cho quê hương, đất nước.
+ Tuyên truyền về pháp luật và giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lí tình huống, cách thức sử dụng mạng xã hội hiệu quả.
* Bài học:
- Mạng xã hội không xấu, không có hại mà phải biết dùng mạng xã hội đúng cách, biết chọn lọc những trang bổ ích, coi đó là phương tiện kết nối với bạn bè để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Không sống ảo, giành thời gian để giúp đỡ những người xung quanh.
- Học tập rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội
>> Xem thêm: Nghị luận về tác hại của mạng xã hội Facebook đối với giới trẻ hiện nay
Lưu ý
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ .
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Bài làm mẫu nghị luận về trào lưu like là làm:
Có nhu cầu muốn khẳng định bản thân nhưng không đủ tài năng, trí tuệ, tri thức... nên nhiều bạn trẻ chơi trò “câu like” điên rồ, phản cảm, lố bịch chỉ để được nhiều người biết đến lệch lạc trong suy nghĩ. Facebook là mạng xã hội được người dùng đông đảo nhất hiện nay. Tất tần tật mọi thông tin “thượng vàng hạ cám”; hỷ, nộ, ái, ố của người dùng đều được chia sẻ trên mạng xã hội này. Những hình ảnh, lời nói, tâm trạng... sau khi đăng lên Facebook sẽ được cộng đồng mạng ủng hộ bằng cách like (thích) hoặc comment (nhận xét), share (chia sẻ) cho người khác trong vòng “luân chuyển” không hồi kết. Không ai phủ nhận mặt tích cực của Facebook trong kết nối cộng đồng. Thế nhưng gần đây, trên Facebook nổi lên trào lưu “câu like” bằng mọi giá của nhiều bạn trẻ trong thế giới ảo. Khi nhận được nhiều người like thì được xem là “đẳng cấp”. Có nhiều cách “câu like”, từ đơn giản như khoe áo đẹp, xe đẹp, món ăn ngon, nhà cửa, ảnh “tự sướng” đến khoe những hình ảnh sốc, những câu nói lạ, những chuyện giật gân. Không ít thanh niên không có tài cán, “câu like” bằng cách vừa chửi vừa ghi hình, xem đó là thú tiêu khiển. Đặc biệt, gần đây rộ lên hình thức kiếm like qua lời thách đố “đủ like là làm”. Một thanh niên bỗng dưng đưa ra điều kiện: “Nếu nhận đủ 40.000 like sẽ dùng xăng tự thiêu”. Một thanh niên khác thách: “Đủ 60.000 like, 15.000 share sẽ mặc quần lót nhảy xuống sông và uống hết một ca nước sông”. Một nữ sinh tuyên bố: “7.000 like, 77 bình luận, 777 share thì mình sẽ không mặc gì chạy 7 vòng quanh Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn”. Một nam sinh khác cũng hưởng ứng mạnh với lời hứa tương tự: “Đủ 100.000 like sẽ post lên mạng clip quan hệ sắc nét”... Sốc hơn nữa, một nữ sinh trung học cơ sở ở Khánh Hòa hứa: “Nếu được 1.000 like sẽ châm lửa đốt trường”. Tưởng chỉ là đùa cho vui, hay ít ra nhận được những lời can gián, nào ngờ cộng đồng mạng like nhiệt tình, số lượt like hơn cả con số “thách đấu”, thậm chí còn thách thức, thúc ép, gây áp lực để người câu like phải thực hiện cho bằng được để họ quay clip đăng Facebook. Thấy gì từ phong trào này? Trước hết, đó là sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ. Muốn chơi ngông, nhanh chóng được nổi tiếng, những người câu like sẵn sàng vì mấy ngàn lượt like mà làm liều, làm quấy, đánh đổi danh dự, lòng tự trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và vi phạm pháp luật. Còn với đám đông vô tâm, vô tình, like không chỉ là ủng hộ mà còn châm dầu vào lửa để “xem thử mày làm thế nào”, “có dám không”, “có giữ lời không”… Trào lưu này không chỉ dừng lại ở mức độ đùa vui mà đang ngày càng biến tướng, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, lối sống của giới trẻ và thật sự nguy hiểm nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nguồn: Sưu tầm
Câu 2
a. Yêu cầu
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận so sánh về chi tiết có trong tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác gia Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo ; tác giả Tô Hoài và truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ", học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau
b. Dàn ý
** Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và các đối tượng so sánh:
- Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Chí Phèo (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ khi viết đề tài Mịền núi, trong đó có tác phẩm Vợ chồng A Phủ - đạt giải Nhất, Giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi”.
** Làm rõ các đối tượng so sánh
* Chi tiết "tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá"
+) Về nội dung:
- Cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về sinh lí lẫn tâm lý. Từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên Chí Phèo hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Và lần đầu tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
- Khi tỉnh táo, Chí phèo đã nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lần đầu tiên tỉnh táo, suy nghĩ, Chí nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.
+) Về nghệ thuật:
- Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật.
- Qua chi tiết này, Nam cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính.
* Chi tiết "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi"
+) Về nội dung:
- Mùa xuân trên Mịền núi Tây Bắc được Mịêu tả rất đẹp: Thiên nhiên Tây Bắc vào xuân, màu sắc của những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị. Ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu và hạnh phúc.
- Khi nghe tiếng sáo, Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp, nhận thức được hiện tại, thấm thía thân phận và dẫn đến hành động (uống rượu, thắp đèn cho sáng căn buồng, lấy váy hoa để đi chơi, …) nhưng A Sử dập tắt ý định của Mị một cáh bạo tàn. Trong khi bị trói, Mị vẫn không biết mình đang bị trói, tâm hồn Mị vẫn nương theo tiếng sáo để đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Tiếng sáo đã xúc tác mạnh tới tâm hồn Mị, đẩy tình huống truyện lên cao trào, ý muốn tự do của cô Mị lên đỉnh điểm, để cho tới khi quyết tâm cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm đông và cùng bỏ trốn thì nút thắt của câu truyện được hóa giải.
+) Về nghệ thuật:
- Là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lý của nhân vật.
- Là chi tiết góp phần khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn Mị, góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
>> Tham khảo: Ý nghĩa tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
* So sánh
+) Sự tương đồng
- Đó là những âm thanh hết sức kì lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát khao sống mãnh liệt.
- Đây cũng là những chi tiết góp phần tô đậm giá trị nhân đạo cho hai tác phẩm
- Là những chi tiết cho thấy sự tài năng của hai nhà văn.
+) Sự khác biệt
- Tiếng chim hót trong truyện ngắn "Chí Phèo" là âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm hay, Chí mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới được đánh thức. Âm thanh ấy thổi bùng khát khao được làm người lương thiện của Chí.
- Tiếng sáo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là âm thanh gợi cho Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và khát khao một cuộc sống tự do. Tiếng sáo làm cho sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt.
+) Lý giải sự khác biệt:
- Do sự khác biệt về bối cảnh mà chi tiết tồn tại.
- Do sự khác biệt về phong cách của hai nhà văn.
** Khái quát vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Với đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn số 4, Đọc Tài Liệu hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt vũ môn thành công. Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!
- Tuyển tập đề thi thử THPT quốc gia môn Văn -
Từ khóa » đọc Hiểu Theo Báo Trí Thức Trẻ
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - File Word Có Lời Giải Chi Tiết
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Năm 2020 Môn Ngữ Văn Trường Yên Lạc 2
-
Hoàng Hoa, Theo Trí Thức Trẻ, Ba Bài Học đáng Suy Ngẫm Về Thành ...
-
Đọc Hiểu - Đề Số 64 - THPT - Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa
-
Đề Số 52 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Nam Định Có đáp án
-
Đề Thi Học Kì 2 Ngữ Văn Lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống ...
-
34 đề đọc Hiểu Môn Ngữ Văn Theo Cấu Trúc đề Thi THPT Quốc Gia ...
-
Gợi ý đáp án đề Thi Tham Khảo Môn Văn Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT 2022
-
Đề 58 Câu 1. Chỉ Ra Phương Thức Biểu đạt Chính được Sử Dụng ...
-
Đọc Hiểu Tuổi Trẻ Là đặc ân Vô Giá Của Tạo Hóa Ban Cho Bạn - Đề Số 2
-
Bàn Về Dạy Học Môn Tiếng Việt ở Tiểu Học Theo Hướng Tiếp Cận Năng ...
-
: Đọc Báo Tin Tức 24h Của Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch
-
Đề Thi Và Gợi ý đáp án Môn Ngữ Văn Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT 2022