Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Nam Định Có đáp án

(Chính thức) Đề thi thử Văn Nam Định 2024 lần 2Đáp án đề văn sở Nam Định 2024Tải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Đề tham khảo môn Ngữ Văn 2023 Nam Định

  • 1. Đề thi thử tốt nghiệp Văn 2024 Nam Định
  • 2. Đề thi thử văn sở Nam Định 2023 lần 2
  • 3. Đề thi thử THPT môn Văn tỉnh Nam Định 2023 lần 1
  • 4. Đáp án đề thi thử Văn THPT tỉnh Nam Định 2023 lần 1
  • 5. Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Nam Định môn Văn 2023
  • 6. Đề Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 1
  • 7. Đáp án đề thi thử Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 1
  • 8. Đề Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 2
  • 9. Đề Văn Nam Định 2022 lớp 12 đợt 2 đáp án

Đề thi thử tốt nghiệp Văn 2024 Nam Định - Hoatieu xin chia sẻ đế bạn đọc đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn Nam Định mới nhất. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn Nam Định sẽ là một trong những tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích cho các em học sinh khi ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 môn Ngữ văn.

  • Đáp án chi tiết đề minh họa 2024 môn Toán
  • Đề thi văn THPT quốc gia 10 năm gần đây
  • Đề thi thử Địa THPT quốc gia 2024 Nam Định có đáp án
  • Đề thi thử tiếng Anh - sở Nam Định 2024
  • Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2024 môn Toán Nam Định
  • Đề thi thử THPT Hải Phòng 2024 môn Văn
  • Phân tích phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng
  • Những quan điểm kiêng kị dân gian ngày thi cử

1. Đề thi thử tốt nghiệp Văn 2024 Nam Định

Lần 2

 Đề thi thử tốt nghiệp Văn 2024 Nam Định

 Đề thi thử tốt nghiệp Văn 2024 Nam Định

Lần 1

Sau đây là nội dung chi tiết đề chính thức thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 môn Ngữ văn tỉnh Nam Định, mời các em cùng tham khảo.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Sinh viên Ấn Độ hiểu rằng ngày nay họ không cạnh tranh trong thị trường lao động địa phương, mà họ phải cạnh tranh với mọi sinh viên trên thế giới và điều đó khuyến khích họ học tập. Họ hiểu rất rõ rằng với toàn cầu hóa, bất kỳ ai cũng có thể kiếm được việc làm tốt hơn, lương tốt hơn bằng việc phát triển tri thức và kỹ năng tốt hơn. [...]

Kỹ năng khác với tri thức. Kỹ năng là áp dụng tri thức để tạo ra kết quả mong muốn. Nhân công có kỹ năng là người có thể tạo ra những kết quả mong muốn bằng việc có tri thức đặc biệt và kinh nghiệm thực hành. Trường học cung cấp tri thức cần thiết, nhưng chỉ qua làm việc thực tế thì sinh viên mới phát triển được kỹ năng của họ. Đó là lý do tại sao ở Mỹ và một số nước Tây Âu, sinh viên đại học thường làm việc vào mùa hè để thu được những kỹ năng quan trọng đó. Ngày nay, phần chính của việc quản lý là quản lý kỹ năng. Quản lý kỹ năng bao gồm thu nhận và phát triển kỹ năng của nhân công để họ có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Một khi kỹ năng làm việc được xác định, người quản lý có thể lựa chọn nhân công cho công việc dựa trên các kỹ năng đó thay vì dựa vào bằng đại học. Chẳng hạn như, phỏng vấn việc làm ở Microsoft hay Google thường đòi hỏi các ứng cử viên giải quyết một số vấn đề về lập trình và thiết kế.

Quản lý kỹ năng bao gồm việc đo lường hiệu năng của nhân công thông qua một số công cụ đánh giá. Công ty tiến hành đào tạo một số nhân công tiềm năng, rồi chọn người giỏi nhất dựa trên việc họ làm tốt như thế nào với những thách thức trong quá trình đào tạo.

Người chủ công ty và những người quản lý cấp cao bao giờ cũng muốn biết công ty vận hành tốt thế nào, loại kỹ năng nào họ có và loại kỹ năng nào họ sẽ cần để họ có thể lập kế hoạch cho sự tăng trưởng trong tương lai của công ty. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, có nhân công có kỹ năng là yếu tố mấu chốt cho sự thịnh vượng.

(Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vũ, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2019, tr 88-89)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0.75 điểm). Theo tác giả, sinh viên Ấn Độ đã hiểu ra những vấn đề gì?

Câu 3 (0,75 điểm). Những câu văn sau, giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của kỹ năng trong quá trình làm việc của nhân công: Quản lý kỹ năng bao gồm việc đo lường hiệu năng của nhân công thông qua một số công cụ đánh giá. Công ty tiến hành đào tạo một số nhân công tiềm năng, rồi chọn người giỏi nhất dựa trên việc họ làm tốt như thế nào với những thách thức trong quá trình đào tạo?

Câu 4 (0.75 điểm). Từ ý kiến: Một khi kỹ năng làm việc được xác định, người quản lý có thể lựa chọn nhân công cho công việc dựa trên các kỹ năng đó thay vì dựa vào bằng đại học, anh/chị có suy nghĩ gì về định hướng nghề nghiệp cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự cần thiết của việc tự nâng cao kỹ năng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong tác phẩm “Việt Bắc”, nhà thơ Tố Hữu viết:

Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa... (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.110 -111)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu trong đoạn trích.

----------HẾT---------

Đề thi thử tốt nghiệp Văn 2024 Nam Định

2. Đề thi thử văn sở Nam Định 2023 lần 2

Đề thi thử văn sở Nam Định 2023 lần 2

Đề thi thử văn sở Nam Định 2023 lần 2

3. Đề thi thử THPT môn Văn tỉnh Nam Định 2023 lần 1

Đề thi thử THPT môn Văn tỉnh Nam Định 2023 lần 1Đề thi thử THPT môn Văn tỉnh Nam Định 2023 lần 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau

Mẹ dặn con những giọng cười đi mượnSớm muộn gì cũng phải trả người taMuối đã mặn đừng pha thêm nước mắtMồ hôi sẽ lọc mình tinh khiếtVà nụ cười trở lại sáng bờ môi [...]

Mẹ là mặt trời sớm mai vẫn mọcTừ trong bếp nhà mình rồi mới rạng khắp sânMẹ là trầm tích của những gian truânĐưa con đến bến bờ huyền thoạiBến bờ của những đứa con traiKhông chệch hướng giữa muôn trùng cửa ảiDẫu mưa quây khú cả nắng vàngBến bờ của những thân con gáiBiết dựng lâu đài trên mảnh đất hoangMẹ là trầm tích của làng quê hoa tráiCất giữ mọi giấc mơ rồi có mặt trên đời

Mẹ là trầm tích của bạt ngàn thương mếnXanh mát màu trời đượm ấm hương quêĐưa ngọn gió trở về xóm nhỏĐưa cơn mưa xuống mạch giếng làngĐưa mây trắng về trời khêu lại nắngĐưa nỗi buồn ra khỏi thôn trang

Mọi con đường trên trái đất rồi cũng võ vàngCon có thể đi cùng kiệtKhi chạm phải ba - ri - e của sự kiệt cùngCon sững sờ chạm phải bóng quê hương

(Trích "Những viên đá lẻ", Trầm tích, Hoàng Trần Cương, NXB Hội nhà văn, 1996)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, những gian truân trong đời mẹ có ý nghĩa như thế nào với đứa con?

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mẹ là trầm tích của bạt ngàn thương mếnXanh mát màu trời đượm ấm hương quêĐưa ngọn gió trở về xóm nhỏĐưa cơn mưa xuống mạch giếng làngĐưa mây trắng về trời khêu lại nắngĐưa nỗi buồn ra khỏi thôn trang

Câu 4. Những lời dặn của mẹ "Mồ hôi sẽ lọc mình tinh khiết/ Và nụ cười trở lại sáng bờ môi" gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc/hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tùy bút Người lái đò song Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

... Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng cái cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được.

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.189-190)

Anh/chị hãy phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn văn trên; từ đó, nhận xét quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về con người.

4. Đáp án đề thi thử Văn THPT tỉnh Nam Định 2023 lần 1

Đáp án chính thức

 Đáp án đề thi thử Văn THPT tỉnh Nam Định 2023 lần 1

 Đáp án đề thi thử Văn THPT tỉnh Nam Định 2023 lần 1

 Đáp án đề thi thử Văn THPT tỉnh Nam Định 2023 lần 1

Gợi ý

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên là: Tự do

Câu 2: Theo đoạn trích, những gian truân trong cuộc đời mẹ mang đến ý nghĩa đối với những đứa con là :

“Đưa con đến bến bờ huyền thoại

Bến bờ của những đứa con trai

Không chệch hướng giữa muôn trùng cửa ải

Dẫu mưa quây khủ cả nắng vàng

Bến bờ của những thân con gái

Biết dựng lâu dài trên mảnh đất hoang”

Câu 3: Biện pháp điệp được sử dụng với đoạn thơ là phép điệp từ “Đưa”

Tác dụng:

- Thể hiện vai trò, ý nghĩa , tầm vóc lớn lao trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Chính tình yêu thương của mẹ đưa ta về với những xóm nhỏ, về với những khung cảnh bình dị nơi quê nhà thân thuộc, quê hương yêu dấu.

- Tăng thêm sức hấp dẫn cho đoạn thơ, nhịp điệu, hấp dẫn bạn đọc. Làm cho câu văn thêm sinh động, phong phú hơn.

Câu 4: Lời dặn của mẹ “Mồ hôi sẽ lập mình tinh khiết /Và Nụ Cười Trở Lại Sáng môi” gợi trong em suy nghĩ rằng: Cuộc đời là một chuyến hành trình dài, để có thể bước đi trải nghiệm, học hỏi và chặng hành trình để hoàn thiện bản thân sẽ là những lúc chúng ta phải bỏ công sức ra, sẽ là sự lao lực, vất vả, đổ những giọt mồ hôi cho sự mệt nhọc. Nhưng sau chính những giọt mồ hôi ấy sẽ là thứ để chắt lọc, trải qua thách thức sẽ có thêm cho bản thân những bài học kinh nghiệm. Bản thân trở nên tốt hơn từng ngày với những công sức mồ hôi đã đổ ra và sau đó người ta nhận lại chính là nụ cười trở lại trên bờ môi, thành quả cho quá trình cố gắng.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

Mỗi chúng ta sinh ra đều có cho mình một gốc khác cội nguồn mang tên quê hương. Chính vì thế mà trong mỗi chúng ta mang sự gắn kết máu thịt với quê hương mình. Quê hương chính là cội nguồn nơi chúng ta được sinh ra, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, ta đã tồn tại nơi đây. Quê hương cho ta lớn lên, nuôi dạy, dẫn bước và đào tạo chúng ta thành người. Bắt nguồn nhỏ nhất từ tình yêu thương bố mẹ, gia đình rồi tình anh em, hàng xóm rộng ra là tình cảm với quê hương. Ai chẳng có cho mình một quê hương nơi để trở về chứ? Chính nơi đã tạo nên chúng ta, tiếp bước từng ngày ta lớn lên với những con đường làm quen thuộc, dòng sông xưa hay những bụi tre già. Là chốn làng quen thuộc ta qua từng ngày in dấu vào sâu trong tim mà chẳng thể nào quên. Quê hương cho ta học hỏi những truyền thống, văn hóa, hun đúc trong nhận thức những bài học để nuôi lớn lý tưởng trong ta .Mỗi người, ai cũng sẽ phải lớn lên. Có người sẽ ở lại nhưng cũng có người sẽ rời đi, sẽ phải xa chúng quê nhà để lập nghiệp nhưng bóng dáng quê hương vẫn mãi ở đó. Quê hương như mong muốn dáng mẹ già, vẫn ở đấy, chờ đợi ,hiền hòa và nằm sâu ký ức tận trái tim mỗi người. Đi xa để nhắc nhở cội nguồn ,sự gắn bó thâm tình mà tha thiết. Sự gắn kết giữa con người với quê hương kéo gần mối quan hệ giữa con người với nhau hơn trong cuộc sống. Dạy cho ta thêm những bài học, hoàn thiện bản thân từng ngày và là vạch xuất phát khởi điểm đầu tiên cho những bứt phá lấu sau này. Sự gắn kết tạo nên sức mạnh to lớn. Bởi những năm tháng kháng chiến sự gắn kết của con người với quê hương, tình yêu và niềm tin mãnh liệt với quê hương đất nước mình để rồi tất cả cùng chung lòng, đoàn kết, đấu tranh chống lại kẻ thù mà có nên hòa bình hôm nay .Quê hương đào tạo và là nơi bắt nguồn nên chúng ta, nếu không nhớ quê hương gốc các cội nguồn của mình làm sao thành người được? Một con người vô ơn đến quê hương mình còn chẳng để tâm thì làm sao làm nên được việc lớn cơ chứ? Xã hội phát triển con người ta có xu hướng rời xa quê hương để lập nghiệp, hướng đến một tương lai phát triển. Có người đi để rồi trở về phục vụ, phát triển quê hương mình. Tuy nhiên, vẫn có những con người quên đi nguồn cội của mình. Sự gắn kết chính là nguồn sức mạnh lớn lao. Lan tỏa niềm tin, gắn bó giữa bản thân với quê hương chính là khởi đầu cho những thành công lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Câu 2:

Tây Bắc, một mảnh đất trữ tình của thiên nhiên núi sông ta. Có nhiều duyên nợ với các nhà văn, nhà thơ. Mỗi người sẽ có một cách khám phá, nhìn nhận và khai thác riêng biệt với thiên nhiên Tây Bắc nơi đây. Một trong số đó phải nói đến Nguyễn Tuân, người đã khám phá nên vẻ đẹp đa chiều nơi chốn tây bắc xa xôi, rộng lớn tìm thấy được vẻ đẹp của "Chất vàng mười đã qua thử lửa" trong tâm hồn của những người dân lao động chốn này. "Người lái đò sông Đà" chính là món quà ý nghĩa mà tác giả dành tặng cho con người cùng thiên nhiên Tây Bắc sau quãng thời gian gắn bó.

Nguyễn Tuân quê Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cách mạng tháng tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ kháng chiến. Trước cách mạng, ông tìm đến cái đẹp ở một thế giới khác. Sau cách mạng, thỏa mãn với cái thú xê dịch, ông tìm đến với mảnh đất Tây Bắc để thỏa niềm đam mê. Nguyễn Tuân quan niệm :"cuộc đời là một trường du ký sống là chơi mà viết cũng là chơi" . Những gì ông khai thác phải là những cái đẹp nghệ thuật đạt đến trình độ tuyệt mĩ, khai thác đến những cái mà chưa ai khám phá nên. Trong mỗi trang văn, ông luôn muốn thể hiện tài năng và sự uyên bác của bản thân mình. Tiêu biểu cho phong cách của ông là "Người lái đò sông Đà" được viết những năm 1960 nhân chuyến đi thực tế lên mảnh đất Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Để lại cho tôi nhiều ấn tượng là vẻ đẹp người lái đò qua ba trùng vi thạch trận .

Không phải lần đầu tiên đến với Tây Bắc để viết nên tác phẩm. Trước đó, đã có lần Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc để tạo nên kiệt tác. Nãy trở lại lần nữa chính là khai thác Đà Giang trên góc nhìn khách quan, khái quát và toàn diện hơn. Say Sông Đà, ta say với lòng văn chương. Ngay từ bước chân đầu tiên:

" Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông "

Là tác phẩm ngỡ như miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên nhưng mở đầu lời đề từ Nguyễn Tuân ca ngợi chính là vẻ đẹp của những người dân lao động. Ca lên văn rồi trên dòng sông chính là tiếng hát của những người dân chốn Tây Bắc bao năm, tiếng hát của những con người lao động trên chốn Đà Giang rộng lớn này. Đúng với phong cách Nguyễn Tuân khi lựa chọn Sông Đà để viết:

"Chúng thủy dài Đông tẩu Đà Giang độc Bắc lưu"

Là một người thích tìm kiếm sự khác biệt, tác giả lựa chọn sông Đà. Một dòng sông mà chỉ mới mở đầu người đọc đã thấy ngay cá tính táo bạo bởi khi mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông riêng chỉ có sông Đà chảy về hướng Bắc. Cái riêng biệt ấy chính là yếu tố hấp dẫn bạn đọc đi sâu tìm hiểu sự khác lạ. Dự đoán trước một tính cách không mấy đơn giản của chốn sông rộng lớn này.

Sông đà là phụ nữ lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Nhập về Việt Nam tại Lai Châu. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà Phú Thọ. Sông Đà chính là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc. Một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc. Nó chạy qua những địa hình gập ghềnh, trắc trở. Chính vì thế sông đà có những đặc điểm riêng không lẫn với một dòng sông nào.

Quả đúng với con sông rộng lớn bao đời mệnh danh là loài thủy quái của chốn miền Tây Bắc. Sự hung bạo của Đà Giang hiện lên với thác đá chốn bờ sông dựng vách thành hết sức eo hẹp, trộn bột sống luôn tiến của những người lái đò qua chỗ này với thế "Tiến thoái lưỡng nan", lùi chẳng được tiến cũng chẳng xong. Tiếp đến Quang mặt gần hết lóng với âm thanh của tiếng nước xô đá , đá xô sóng ,sóng xô gió cuồn cuộn mà dữ tợn suốt năm làm sao. Là những cái hút nước xoáy sâu thịt đáy chốn Tà Mường Vát dữ tợn cùng âm thanh của tiếng nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn mà dữ tợn suốt năm làm sao. Là những cái hút nước xoáy sâu thịt đáy chốn Tà Mường Vát dữ tợn cùng âm thanh chờ đợi, sự ngỗ ngược và táo bạo như khiêu khích, chế nhạo nơi chốn thác nước Sông Đà .

Đến với thác đá, chốn này dường như đi vào sâu hơn. Đã ngàn năm đây ai phục trực sẵn. Dường như tồn tại nên sự dữ tợn của hình thái sông Đà không chỉ bởi tác động từ thiên nhiên mà con người cũng chính là một phần tạo nên cái dữ tợn ấy . Bởi trong những năm thực dân Pháp đánh chiếm ta đã dựng lên những cọc sâu dưới lòng sông để tạo nên địa thế hiểm trở hôm nay.

Nguyễn Tuân liên tưởng, tưởng tượng cuộc vượt thác sông đà như một cuộc chiến và sông đà như những kẻ địch mạnh dàn bày thạch trận để hãm hại và dìm chết người lái đò. Với trùng vi Thạch trận thứ nhất mở ra 5 cửa gồm 4 cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh năm lập lờ phía Tả Ngạn . Một trận chiến đấu không hề cân sức giữa con người nhỏ bé với thiên nhiên rộng lớn. Ấy thế mà "vậy là đã phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất". Con người lao động với chiếc thuyền đơn độc chiếc cán treo chênh vênh giữa miền nước rộng lớn ngỡ như lấy trứng chọi đá ấy vậy mà đã giành về cho mình chiến thắng vang dội. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng 2 và đổi luồng chiến thuật. Bởi có lẽ là một người lái đò lâu năm trên chốn Tây Bắc nơi đây mà người lái đò đã nắm một trong tay những binh pháp , chiến lược của chốn sông này. Ngày nào cũng thế, năm nào cũng vậy, nghìn năm chẳng khác nên dường như mọi sự phục kích dữ tợn nơi đây không có gì là quá xa lạ cả. Việc vượt quá chị hẳn là tốn một ít công sức cho sự tập trung và kiên cường, bản lĩnh. Với người đọc, Chiến Thắng làm sao nổi giữa một trận chiến lệch pha đến vô độ như thế, làm sao con người ấy có thể chiến thắng lại với thiên nhiên kia cơ chứ. Chỉ là những vật dụng bình thường, chất lượng yếu ớt mà đòi chống lại với sự chuẩn bị kỹ càng đón trực chờ sẵn, cái dữ tợn ,mạnh bạo của thiên nhiên đại ngàn. Vậy mà chính sự dũng cảm, trí tuệ và lòng quyết tâm đã mang về chiến thắng cho người lao động. Thể hiện một tâm thế ngạo nghễ, tư thế làm chủ, đình ngữ là thiên nhiên của nhân dân lao động trong thời kỳ miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội .

Đến vòng thứ hai, tặng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Đúng loại thủy quái mang danh bao đời. Nào nhân dân lao động có làm gì nên tội với nó mà nó cứ ngộ ngược muốn bao lần làm hại đến người dân chúng miền nước này đến thế? Cửa sinh, con đường sống sót dành cho người lái đò lần này bố trí lịch qua phía bờ Hữu Ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà , phải cưới đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác Hùng béo đang Hồng học tím mạnh trên sông đá. Miêu tả dòng sông mà Nguyễn Tuân liên tưởng trạng thái của nó như một con người thực thụ. Thiên nhiên càng dữ tợn, độc giữ bao nhiêu vẻ đẹp của con người càng được thể hiện một cách rõ nét bấy nhiêu. Ông lại đò " nắm chắc được cái bờm sống đúng luồng rồi, ông lái đò ghì cương lái, bản chất lấy luôn nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh mà lại mệt một đường chéo về phía cửa đá ấy ". Những con người ấy quả thật nhanh tay, tí Dũng và kiên cường hơn tôi vẫn tưởng. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải Nước bên bờ trái liền xô ra định lí thuyền lao vào tập đoàn cửa tử. Những làm sao vùi dập được, bởi ông lái đò vẫn nhớ mặt bọn này, đùa thì ông tránh mà bơi chèo lên, đứa thì ông sẵn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những ngôn từ giờ đây đã bỏ lại sau thuyền. Quả thật tài tình cho tài tí của người lái đò , thật xuất chúng với phong cách Nguyễn Tuân khi khai thác đến những cái đẹp nghệ thuật đạt đến trình độ tuyệt mỹ - đúng là vẻ đẹp của người lái đò. Nếu chỉ là một người lái đò thương thôi thì sẽ chẳng có gì giá trị với tác phẩm Nguyễn Tuân. Bởi thiên nhiên dữ tợn, hiểm trở và táo bạo đã kiến tạo nên vẻ đẹp người lao động trong văn phong Nguyễn Tuân. Sau cùng chị còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dù cái thằng đá đứng chỗ cửa vào đã điều nhiều cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đánh trúng cửa sinh mà nó trấn lấy.

Còn trùng vi thạch trận cuối cùng, trùng vi thạch trận thứ ba này ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả. Cải lương sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Chẳng có sự lựa chọn nào khác với người lái đò cả, bởi trái phải đều là chốn chết, chị có cách là phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vượt qua cổng đã cánh mở cánh khép. Vút , vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên, vừa tự động lái lượn được. Bài tình làm sao Tài năng xuất chúng của những con người lao động thầm lặng ấy. Vậy là công việc thường ngày mà họ phải làm. Vậy mà đối với họ là một điều hết sức bình thường.

Nguyễn Đình Thi từng nói " tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại nhưng người nghệ sĩ không chỉ nói cái đã có rồi mà còn muốn nhắn nhủ thêm một điều gì mới mẻ ". Quả đúng là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác với người nghệ sĩ tài ba khi lấy hiện thực là sự hung bạo của Đà Giang dữ tợn, ác liệt mang danh bao đời nhưng không chỉ dừng lại ở đấy. Sâu trong cái thiên nhiên hoang bảo ấy chính là vẻ đẹp trong tâm hồn những con người lao động hết sức bình dị nhưng sức mạnh trí tuệ hơn người.

Bằng kiến thức phong phú của mình về khả năng quan sát, Địa Lý , kết hợp chỉ liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa một cách phong phú. Nguyễn Tuấn đã dựng lên một bức tranh sông Đà rộng lớn, hùng vĩ để từ đó bộc lộ vẻ đẹp con người. Cũng chính là những phát hiện mới mẻ trong cách nhìn nhận con người của Nguyễn Tuân chính là tư thế làm chủ, tâm thế vững vàng, kiên định, lý trí đanh thép. Sức mạnh cùng sự dũng cảm đã tạo nên cho họ những chiến thắng vang dội trước loại thủy quái nơi hướng tây bắc bao đời này. Vẻ đẹp con người được nâng lên một tầm cao mới. Cả người vẻ đẹp của những con người lao động đã góp phần gây dựng lên đất nước, tiền tao lấy một xã hội đi lên trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội.

Sự thành công của đoạn trích đã góp phần tạo nên thành công chung cho cả tác phẩm. Có lẽ Vi thế mà qua hàng nghìn lớp bụi của thời gian, "Người lái đò sông Đà" vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Nguyễn Tuân có được tên tuổi và vị trí xứng đáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

5. Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Nam Định môn Văn 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. NAM ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 2 trang)

ĐỂ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 THPT

Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Con người sống ở trên đời, thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn như vậy hoặc là tận hưởng một cuộc sống thoải mái và dễ chịu, hoặc là trải nghiệm một thế giới mới lạ nhưng đầy thử thách? Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng có thể nhiều hơn một ước ma. Bạn hy vọng đạt được bao nhiêu ước mơ trong đời? Đừng mù quảng chờ đợi cái gọi là thời cơ, quan trọng bạn phải có sự lựa chọn thông minh để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đắng cả đời, nhưng sẽ đắng trong từng giai đoạn. Có nhiều lúc chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái nhưng cơ hội để khám phá những điều chưa biết và trải nghiệm cách sống tuyệt vời thì không phải lúc nào cũng có. Đứng trước những ước mơ và cơ hội, đôi khi chúng ta cần biết cách tạm từ bỏ cuộc sống thoải mái và lựa chọn cố gắng hết mình để nếm trải hương vị khổ tận cam lai của tách trà cuộc đời.

Đại bàng sinh ra là để sải cánh bay lượn trên trời cao, nếu sống cùng với đàn gà, trải qua cuộc sống "thức ăn đưa đến tận miệng" thì làm sao có thể trải nghiệm được sự tự do bay lượn trên bầu trời? Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đỏ. Đừng chỉ ngồi yên và chờ đợi quyết định tự đến với mình. Khi cơn mưa qua đi, trời quang mây tạnh, bạn sẽ không chỉ được trải nghiệm sự thú vị và tráng lệ của cuộc sống mà khi đó, bản thân bạn cũng căng tràn sức sống. Bạn nói xem, kiểu cuộc sống như thế, không phải là một sự hưởng thụ độc đáo sao?

(Trích Không làm người ỷ lại, Nguyễn Thu Phương, NXB Văn học, 2022, tr.12)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, "sống ở trên đời" con người “thường sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn" nào?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn:

“Thực ra, đời người cũng giống như một tách trà, sẽ không đẳng cả đời, nhưng sẽ đẳng trong từng giai đoạn. "

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với lời khuyên của tác giả: "Đứng trước những cơ hội, hãy dũng cảm dấn thân vào đầu sóng ngọn gió của cuộc đời và vững vàng vượt qua những cơn sóng đó. "? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bỏ xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời minh, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phẻ từng hơi, không biết mê hay tinh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

– Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.13-14)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài qua đoạn trích.

6. Đề Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNHĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT 1 CUỐI NĂM HỌC 2021 – 2022Môn: Ngữ văn – lớp 12 THPT(Thời gian làm bài: 120 phút)Đề khảo sát gồm 02 trang.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Trăm trứng mẹ Âu Cơ, những quả trứng vũ trụ

Và một ngày nở ta

Ta đẫm hương một chiều sen xanh mướt

Mẹ ru ta ngàn xưa tiếng Việt

Hạt gạo trắng nuôi ta mặn mòi châu thổ

Tóc ta bay cùng phấp phới cánh cò

Gom rơm mục đồng về lót gối

Hành trình dài, thao thức cơn mơ

Gặt mùa nắng chín

Châu thổ Cửu Long nghiêng bến

Trường Sơn điệp trùng cuộn lời

Hồng Hà phù sa ta

Ta đã qua bao phố phường tráng lệ

Paris ánh sáng hay London cổ kính

Lòng vẫn trôi về bến

Cội nguồn văng vẳng à ơi

Mái đình cong trăng khuyết

Triền sông mướt câu hò

Đường làng rơm thơm vào trí nhớ

Rặng tre già măng non ta

Về dòng thác người cuộn về muôn hướng

Chảy không nguôi dòng máu Lạc Hồng

Giấc mơ nào từng ôm ấp biển Đông?

(Trích Là Việt, Tập thơ Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Phụ nữ, 2015, tr 14 – 15)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu đoạn trích, tuổi thơ của nhân vật trữ tình gắn liền với những hình ảnh nào của quê hương?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình khi ở cách xa quê hương?

Lòng vẫn trôi về bếnCội nguồn văng vẳng à ơiMái đình cong trăng khuyếtTriền sông mướt câu hòĐường làng rơm thơm vào trí nhớRặng tre già măng non ta

Câu 4. Nội dung của những dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

Về dòng thác người cuộn về muôn hướngChảy không nguôi dòng máu Lạc Hồng

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ1 mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt2 bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất3 tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông4 dưới.

(Trích Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2021, tr.186, 187)

Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Tuân.

7. Đáp án đề thi thử Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 1

I. ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng là: Biểu cảm

2. Những hình ảnh quê hương gắn liền với tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ đầu của đoạn trích là: chiều sen xanh mướt; hạt gạo; mặn mòi châu thổ; phấp phới cánh cò; rơm; đồng.

Lưu ý:

- HS trả lời được 05 - 06 ý cho 0,75 điểm.

- HS trả lời được 03 - 04 ý cho 0,5 điểm.

- HS trả lời được 01 - 02 ý hoặc trích dẫn nguyên văn các dòng thơ cho 0,25 điểm

3. Những dòng thơ đã khắc họa hình ảnh của quê hương trong kí ức của nhân vật trữ tình như: mái đình; triền sông; câu hò; đường làng thơm; rặng tre già măng non

- Những dòng thơ giúp ta hiểu về tâm trạng của nhân vật trữ tình:

+Nỗi nhớ da diết; niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương. (0.5 điểm)

+ Tình yêu quê hương sâu sắc, chân thành. (0,25 điểm)

4. Nội dung hai dòng thơ: Những con người Việt Nam cho dù có đi muôn nơi trên thế giới thì vẫn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

- Ý nghĩa:

+ Giúp mỗi chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về cội nguồn của chính mình. Đều mang trong mình dòng máu Việt, dòng máu Lạc Hồng. (0.25 điểm)

+ Đánh thức trong chúng ta tình yêu, niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm đối với cội nguồn dân tộc. (0.25 điểm)

II. LÀM VĂN

1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn.

Có thể triển khai theo hướng:

- Hướng về cội nguồn có ý nghĩa sâu sắc cho mỗi cá nhân con người trong cuộc sống hôm nay: khơi gợi lòng biết ơn, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta; làm nên nét đẹp riêng, giá trị riêng cho mỗi cá nhân; tạo nên sức mạnh tinh thần giúp ta đứng vững trước khó khăn, thử thách; xoa dịu mọi mất mát đau thương, thắp lên niềm lạc quan, hi vọng vào tương lai.

- Hướng về cội nguồn còn tạo nên sức mạnh cho đất nước, con người Việt Nam đứng vững trước những biến động của thế giới; giữ vững nền độc lập, chủ quyền, phát triển và hội nhập với thế giới.

d. Chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Cảm nhận hình tượng Sông Đà qua đoạn văn. Từ đó nhận xét sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Hình tượng Sông Đà qua đoạn văn; nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao fitác lập luận, kết hợp chặt chẽ gữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

*/ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò Sông Đà” và đoạn văn

*/ Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn văn

- Hình tượng Sông Đà hùng vĩ, hung bạo:

+ Vách đá bờ sông dựng vách thành tạo nên những quãng sông âm u (chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời); đá chẹt lòng sông tạo nên quãng sông nhỏ, hẹp (như một cái yết hầu, có quãng nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia); lạnh lẽo (Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh...)

+ Ghềnh nước dài (hàng cây số), nước, đá, sóng, gió xô nhau tạo nên những luồng nước gùn ghè như kẻ đòi nợ vô cớ, ngông cuồng (đòi nợ xuýt...)

+ Hút nước to lớn (cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu); với cường lực ghê gớm (nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào); nhấn chìm tất cả những gì bị cuốn vào đó (Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuynh sống dưới...)

- Hình tượng Sông Đà được khắc hoạ bằng từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh; những câu văn dài; nghệ thuật nhân hóa, so sánh tạo những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, thú vị kết hợp với tả, kể với các điệp từ, điệp ngữ...

*/ Nhận xét về sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân có cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa: Sử dụng từ ngữ độc đáo, tinh tế, gợi cảm, kết hợp vốn từ của nhiều ngành nghề; sử dụng câu văn linh hoạt, co duỗi nhịp nhàng, giàu giá trị tạo hình; sử dụng sáng tạo nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp...

- Cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa cho thấy sự công phu trong lao động nghệ thuật, phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân; góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt giàu có, tinh tế hơn.

d. Chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

8. Đề Văn Nam Định 2022 THPT quốc gia đợt 2

Đề khảo sát chất lượng môn Văn lớp 12 Nam Định 2022 (lần 2)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có lẽ bạn muốn trở thành mặt trời nhưng bạn chỉ là một ngôi sao. Có lẽ bạn muốn thành cây lớn nhưng bạn lại là một ngọn cỏ. Có lẽ bạn muốn trở thành một con sông lớn nhưng bạn lại chỉ là một con suối nhỏ… Thế là bạn tự ti với những gì mình có. Thực ra bạn chẳng giống như những người khác, bạn cũng là một phong cảnh đẹp, cũng có không khí, cũng có bốn mùa xuân hạ thu đông, cũng là một phần đặc sắc của thế giới này. Bình thường đâu phải là đáng xấu hổ. Chỉ cần có vai trong cuộc sống là đã có vị trí thuộc về mình thực sự và bạn sáng lấp lánh từ vị trí ấy của mình....

Mỗi chúng ta đều là một sự mới mẻ, độc nhất vô nhị. Nếu chúng ta muốn độc lập tự do, muốn phát triển đặc điểm của mình thì chỉ có đưa vào chính bản thân mình. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phải xây dựng những cái mới lạ đặc biệt, cũng không có nghĩa là chúng ta ăn mặc quái dị, có những hành vi lạ lùng. Thực ra chỉ cần chúng ta tuân thủ những quy định của tập thể với điều kiện là gìn giữ cái tôi của mình, không tát nước theo mưa, không tranh thủ giấu đổ bìm leo thì bạn sẽ vẫn chính là bản thân mình...

Việc gìn giữ bản sắc riêng cũng giống như lịch sử lâu đời của loài người, Angelo Patrick người đã viết mười ba cuốn sách và nhiều bài báo liên quan đến việc dạy dỗ trẻ con, nói "Điều tồi tệ nhất của con người chính là không thể trở thành chính mình và không giữ được cái tôi trong thể xác và tinh thần của mình"...

Mọi nghệ thuật đều là cách thể hiện cái tôi, vậy thì chúng ta phải hát về mình, vẽ về mình, làm nên bản thân mình. Chỉ khi nào chúng ta chăm chút cho mảnh đất nhỏ bé là cuộc sống của bản thân thì mới có thể thể hiện tốt vai trò của mình trong cuộc đời.

(Theo Giáo dục thành công kiểu Harvard, Thủy Trung Ngư - Vương Nghệ Lộ - Đặng Chi, NXB Lao động, 2018, tr. 310-314)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả trong câu “Thực ra bạn cũng giống như những người khác, bạn cũng là một phong cảnh đẹp, cũng có không khí, cũng có bốn mùa xuân hạ thu đông, cũng là một phần đặc sắc của thế giới này"?

Câu 4. Nhận định “Mọi nghệ thuật đều là cách thể hiện cái tôi, vậy thì chúng ta phải hát về mình, vẽ về mình, làm nên bản thân mình" trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:

– Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

– Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối..

– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

– Vậy sao không lên bờ mà ở–Đẩu hỏi.

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu.. Giá mà lão uống rượu.. thì tôi còn đỡ khổ.. Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh..

– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông..

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 75 – 76)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện qua đoạn trích.

9. Đề Văn Nam Định 2022 lớp 12 đợt 2 đáp án

I. Đọc Hiểu

1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Những hình ảnh biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống: mặt trời, cây lớn, con sông lớn, Trả lời được 3 hình ảnh cho 0,75 điểm; trả lời được 2 hình ảnh cho 0,5 điểm; trả lời được 1 hình ảnh cho 0,25 điểm,

3. Quan điểm của tác giả:

- Mỗi người đều có vẻ đẹp, sự sống và giá trị riêng.

- Mỗi người đều có vị trí đặc biệt, không thể thay thế trong đời sống. Trả lời đúng 1 ý cho 0,5 điểm, đúng 2 ý cho 1,0 điểm Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng hiểu đúng ý vẫn cho điểm tối đa

- Nội dung nhận định: Nghệ thuật thể hiện bản sắc cá tính của người sáng tạo, sống và thể hiện bản thân là cách chúng ta bộc lộ bản sắc, dấu ấn của mình.

- Bày tỏ suy nghĩ của bản thân, có thể theo hướng: Nhận định gợi suy nghĩ về cách sống, về sự cần thiết phải sống là chính mình, phải biết thể hiện và bộc lộ bản thân... Nêu nội dung nhận định cho 0,25 điểm; Bày tỏ suy nghĩ đúng hướng cho 0,5 điển, bày tỏ suy nghĩ chưa thật đúng hướng cho 0,25 điểm.

II. Làm văn

1.Viết đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng chính mình

a, Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bảy đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành..

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết phải trân trọng chính mình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn để theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng chính mình, Có thể trình bày theo hướng sau:

- Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người biết sống một cách tích cực, biết tin vào giá trị của bản thân, biết chăm sóc và làm chủ cuộc đời mình.

- Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người xác định được giá trị sống phù hợp, cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.

d. Chỉnh tả, ngữ pháp, Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện qua đoạn trích.

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nếu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", đoạn trích và hình tượng người đàn bà hàng chải,

* Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích - Hoàn cảnh, số phận: nghèo khổ, xấu xí, là nạn nhân của bạo lực gia đình (Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại ở mặt, sau một bận lên đậu mùa; các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối, Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh.

- Vẻ đẹp, phẩm chất

+ Nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha: không trách chồng mà nhận lỗi về phía mình (lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, thà thuyền lại chật ; thương con, muốn tránh cho các con không bị tổn thương (tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đảnh).

+ Sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời: hiểu bản chất của chồng (một anh con trai cục tỉnh nhưng hiền lành), hiểu người chồng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh (nghèo khổ, túng quẫn vì trốn lính, vì đông con, vì gánh nặng nhưu sinh ; hiểu thiên chức của người đàn bà và vai trò của người đàn ông, từ đó, thay đổi cách nhìn của Đẩu và Phùng về cuộc sống, con người (Là bởi vì các chứ không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chỉ biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông ...

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống nhận thức, khắc hoạ nhân vật từ điểm nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, xây dựng đối thoại để nhân vật tự bộc lộ hoàn cảnh, phẩm chất; ngôn ngữ giản dị mà đậm chất triết lí ...

* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn:

- Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu: khám phá, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp của con người giữa đời thường, thể hiện sự thấu hiểu, xót thương và lo âu trăn trở cho số phận của những người xung quanh.

- Tư tưởng nhân đạo đã tạo nên giá trị, sức sống của tác phẩm; thể hiện tâm huyết, trách nhiệm và sự đổi mới của nhà văn trong cách tiếp cận cuộc sống con người.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập lớp 12 mảng Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » đọc Hiểu Theo Báo Trí Thức Trẻ