Đề Thi Và đáp án Môn Ngữ Văn Tuyển Sinh Lớp 10 Của Sở GD&ĐT Hà ...

sach-giai-logo
  • Môn học
    • Toán học
    • Văn học
    • Vật lý
    • Hoá học
    • Lịch sử
    • Địa lý
    • Anh văn
    • Công nghệ
    • Sinh học
    • Tin học
    • Âm nhạc
    • Mĩ thuật
    • Thể dục
    • Công dân
    • Khoa học
    • Y khoa
    • Ngoại khoá
    • Gương sáng
    • Đề thi, đáp án
    • Thơ văn
    • Đề tài
    • Dạy và học
  • Sách
  • Hỏi đáp
  • Văn bản
  • Tìm kiếm
  • vnedu tra cứu điểm
  • Trang nhất
  • Đề thi, đáp án
Đề thi và đáp án môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017 2017-06-09T14:43:06+07:00 https://sachgiai.com/De-thi-dap-an/de-thi-va-dap-an-mon-ngu-van-tuyen-sinh-lop-10-cua-so-gd-dt-ha-noi-nam-hoc-2017-7903.html /themes/whitebook/images/no_image.gif Sách Giải Thứ sáu - 09/06/2017 14:22 Đề thi và đáp án môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09 tháng 6 năm 2017Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (4 điểm)Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y phương viết:Chân phải bước tới chaChân trái bước tới mẹMột bước chạm tiếng nóiHai bước tới tiếng cười(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên (1 điểm)2. Cách miên tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? (1 điểm)3. Hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người (2 điểm)Phần II (6 điểm)Cho đoạn trích:Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này (1 điểm)2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? (1 điểm)3. Xét mục đich nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện tình cảm công dân (1 điểm)4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến (3 điểm). ...................HẾT...................HƯỚNG DẪN GIẢIPhần I (4 điểm)Câu 1:7 dòng thơ tiếp theo:Người đồng mình yêu lắm con ơiĐan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hátRừng cho hoaCon đường cho những tấm lòngCha mẹ mãi nhớ về ngày cướiNgày đầu tiên đẹp nhất trên đờiCâu 2:- Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” là cách cảm nhận độc đáo. Việc dùng lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cặp câu thơ đăng đối đã tạo nên hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.- Y Phương đã tái hiện được một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc tràn đầy. Từng bước đi chập chững, từng tiếng nói cười bi bô của con đều được cha mẹ nâng đón với một tình yêu vô bờ.- Tác giả đã nói với con một cách giản dị mà xúc động: cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của con chính là gia đình, là tình yêu thương của cha mẹ.Câu 3:a. Về hình thức:- Học sinh viết đúng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận xã hội, bộc lộ rõ quan điểm của cá nhân; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng cụ thể.- Cách trình bày nội dung đoạn viết chặt chẽ- Diễn đạt trong sáng, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu; trình bày rõ ràng, sạch đẹp.- Độ dài đúng quy định: khoảng 12 câub. Về nội dung:- Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ quan điểm cá nhân về vấn đề: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. - Học sinh có thể tham khảo dàn ý đoạn viết sau:* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: con người được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc.* Thân đoạn:Có thể triển khai các ý nhỏ sau:- Giải thích: Tình cảm yêu thương là thái độ cảm thông, chia sẻ, chăm chút, nâng niu, tha thứ…của con người. Đó là thứ tình cảm xuất phát từ trái tim và cũng được cảm nhận bằng tâm hồn.- Biểu hiện của tình cảm yêu thương: + Trong gia đình: là tình cảm nâng niu, chăm chút, sẻ chia của ông bà, cha mẹ giành cho con cái; tình cảm biết ơn, sẻ chia của con cháu với ông bà, cha mẹ; của anh chị em… + Trong nhà trường: tình thầy trò, bè bạn + Ngoài xã hội: là tình yêu của con người với con người, của con người với thế giới xung quanh…- Khẳng định tình cảm yêu thương có ý nghĩa vô cùng lớn lao + Tình yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người. + Tình yêu thương là cầu nối con người với con người, là động lực giúp con người vượt qua gian nan, thử thách trên đường đời. + Tình yêu thương là nền tảng của những tình cảm tốt đẹp khác + Tình yêu thương sẽ giúp tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp- Thật bất hạnh khi con người không được sống trong tình yêu thương: những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, những người già không nơi nương tựa…- Phê phán những người sống thiếu tình thương yêu- Bài học về nhận thức và hành động: + Thấy giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống, trân trọng cuộc sống đầy yêu thương mình đang có + Hành động vì cuộc sống tràn đầy tình yêu thương.* Kết đoạn: liên hệ bản thânPhần II (6 điểm)Câu 1:- Đoạn văn được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân- Hoàn cảnh ra đười của tác phẩm: Truyện ngắn được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948.Câu 2:- Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại những từ, cụm từ trong đoạn trích: nghĩ ngợi, nghĩ về, nghĩ đến, muốn, nhớ.- Trong dòng cảm xúc ấy, có những kỉ niệm của ông Hai với làng kháng chiến: những ngày cùng làm việc với anh em, cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào, cũng cuốc, đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…Câu 3:- Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?”: Thuộc kiểu câu nghi vấn.- Nỗi trăn trở của ông lão thể hiện tình cảm công dân vì:+ Hình ảnh cái chòi gác ở đầu làng là hình ảnh tiêu biểu, là biểu hiện sống động và thực tế không khí kháng chiến ở làng Chợ Dầu, ở nông thôn Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.+ Nỗi trăn trở của ông lão về cái chòi gác không biết đã dựng xong chưa chính là sự quan tâm, nỗi niềm lo lắng đầy trách nhiệm của một công dân yêu nước với phong trào cách mạng của làng ông, cho cuộc kháng chiến của dân tộc.Câu 4:a. Về hình thức:- Học sinh viết đúng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận văn học: lập luận chặt chẽ, thuyết phục.- Cách trình bày nội dung đoạn viết theo đúng cách quy nạp.- Diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu; trình bày rõ ràng, sạch đẹp.- Độ dài đúng quy định: khoảng 12 câu.b. Về thực hành tiếng Việt:- Học sinh sử dụng thích hợp, chính xác, gạch chân và chú thích rõ ràng:+ Câu ghép.+ Sử dụng phép thế để liên kết câu.c. Về nội dung:- Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiếnHọc sinh có thể tham khảo dàn ý đoạn viết sau:* Thân đoạn:* Hình ảnh ông Hai với tình cảm yêu làng Chợ Dầu, yêu làng quê hài hòa, quyện thấm với tình yêu đất nước. Đây là vẻ đẹp đáng quý của nhân vật, cũng là điều tâm huyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc.* Hình ảnh ông Hai được miêu tả chủ yếu qua diễn biến nội tâm - Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ làng, theo dõi tin tức kháng chiến. - Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây: + Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Ông tìm cách lảng tránh, cúi gằm mặt xuống ra về. + Về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. + Suốt mấy ngày sau, ông bị ám ảnh nặng nề, không dám đi đâu… Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!. + Nghe mụ chủ đánh tiếng đuổi, chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.+ Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “Nhà ta ở làng chợ Dầu”, đồng thời ông nhắc con, cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.- Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính: hả hê khoe Tây đốt nhà mình, nỗi mất mát riêng chẳng thấm vào đâu so với hạnh phúc vì đó là minh chứng làng ông theo kháng chiến, ủng hộ cách mạng. Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật thiêng liêng, xúc động.* Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai:- Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt.+ Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng.+ Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.+ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại….) Như vậy, từ một nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành một công dân nặng lòng với đất nước.* Bên cạnh hình ảnh ông Hai, Kim Lân cũng khắc họa hình ảnh những người nông dân yêu nước, gắn bó với kháng chiến : những người tản cư từ dới xuôi lên, mụ chủ nhà… Dù chỉ vài nét thoáng qua nhưng họ đều góp phần tạo nên ấn tượng về những người nông dân chất phác, yêu nước, tha thiết với cuộc kháng chiến của dân tộc.Kết đoạn:- Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân là hình ảnh tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước thời kì kháng chiến chống Pháp.- Liên hệ bản thân.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/sach-giai-com.jpg Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn toán các năm từ 2009 - 2013 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

    /uploads/sach-giai-com.jpg Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013 - 2014 môn toán

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

    /uploads/sach-giai-com.jpg Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2017 của sở GD & ĐT Hà Nội

    /assets/news/2017_06/dap-an-de-thi-thpt-quoc-gia-2017.jpg Đáp án, đề thi THPT Quốc gia năm 2017 của Bộ GD&ĐT

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2017_01/bo-de-thu-nghiem-ky-thi-thpt-quoc-gia-2017.jpg Bộ 14 Đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017 (lần 3)

    /assets/news/2017_04/lich-su-dia-li-gdcd.jpg Đề thi môn: Khoa học xã hội, thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký

MÔN HỌC

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Trung cấp Cao đẳng Đại học

SÁCH HỌC

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Tuyển sinh Thơ Truyện Tử vi
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwiniwinhttps://789bet.kitchen/go 88truc tiep bong da xoilac tv mien philink trực tiếp bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nayhitclubhttps://nhatvip.rocksABC8https://ww88.supply/W88sin88.runTDTC789BETBJ8833win789clubBJ88789winhttps://789betcom0.com/https://hi88.baby/https://j88cem.com/iwiniwiniwin ⇔ ⇔ iwinko66iwinbet88iwin23winFB88Hb88BJ88Fun222789Bet789Bet33WIN ⇔ ⇔ kuwinVIPwinGo8823win789club69VNBJ88Kuwinhi88789BET77win tosafehttps://okvipno1.com/8K BETGo88789club69vnhi88j8899OKjun888 เครดิตฟรBet88https://88clb.promo/https://meijia789.com/BK833WINhttps://f8bet0.tv/https://choangclub.barhttps://vinbet.funhttps://uk88.rocksHay88https://33win.boutique/789clubBJ88ABC8iwinsunwinsunwinhi88hi88go 88go88go88sun winsun winsunwinsunwiniwinclubiwin clubiwiniwinclubiwin clubiwinhitclubhitclubv9betv9betv9 betv9betv9 betv9 betrikviphitclubhitclubGo88Go88SunwinSunwiniwiniwinrikviprikvip v9betv9betiWin23WINhttps://j88.so/https://projectelpis.org/https://33win103.com/SV66888B188BETJ88https://ww88vs.com/789BEThttps://188bethnv.com/https://win79og.com/CakhiatvCakhiaTVCakhia TVhttps://timnhaonline.net/https://vididong.com/https://obrigadoportugal.org/https://69vncom.pro/https://thoibaoso.net/https://hi88.report/https://margaretjeanlangstaff.com/https://sunwin214.com/789winmb.black789winhttps://88clb.lawyer/https://olicn.com/ © 2023 Sách Giải. All Right Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây cron

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » đề Thi Vào 10 Môn Văn Bài Nói Với Con