Đề Thi Vào 10 Môn Ngữ Văn Tỉnh Hà Tĩnh Năm 2019 - Hoc24

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Trang chủ
  • Đề thi
  • Ngữ văn
  • Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 - 2020 Mã đề 01

Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này
  • Đề thi
  • Hướng dẫn giải
Bạn chỉ xem được hướng dẫn khi đã hoàn thành đề thi này! Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 - 2020 Mã đề 01

Đề thi khác:

Đề kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn 9, Phòng GD Đức Trọng năm học 2019-2020

Đề thi kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ Văn 9 năm học 2017-2018, Sở GD Quảng Nam

Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Phú Yên năm 2019 - 2020

Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Long An năm 2019 - 2020

Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Lâm Đồng (đề chuyên) năm 2019 - 2020

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 01 KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao bài) Câu 1 (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự mình hòa và cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi liền với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay. Thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. (Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 9) a. Xác định phương thức biểu đạt chính. b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. c. Em có đồng tình với ý kiến: “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường” không? Vì sao? Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.” (Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2014) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN Câu 1. a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. b. Nội dung đoạn trích: Lựa chọn trang phục sao cho phù hợp. c. - Em có đồng tình với ý kiến: “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường”. - Vì: Ăn cho mình, mặc cho người. Việc mặc cũng cần phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với môi trường mà mình đang sống, đang làm việc. Ví dụ, tới đám tang không thể bôi son đỏ, váy đỏ trông lòe loẹt sặc sỡ được. Hoặc khi đến bữa tiệc sang trọng không thể mặc đồ ngủ, đồ ở nhà được. Mặc sao cho phù hợp, không cần quá cầu kì, đắt tiền, nhưng cần phù hợp với hoàn cảnh. Mặc đẹp, lịch sử cũng là cách thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Câu 2. * Giải thích: - Một sự nhịn: Nhịn là kiềm chế, bình tĩnh, cư xử đúng mực, phải phép, thậm chí khiêm nhường. - Chín sự lành: Mang đến sự hài hòa, tránh những cuộc cãi cọ, xô xát,… - Cả câu: Câu có sử dụng vế so sánh: một – chín, nhịn – lành. Câu có hàm ý khuyên chúng ta phải cư xử nhã nhặn, bình tĩnh, đúng mực. Cái gì có thể bỏ qua được thì nên bỏ qua, không nên cố chấp, cãi cùn, chẳng tới đâu, chẳng mang lại lợi ích gì mà lại hao tâm phí sức. * Chứng minh: - Xưa các cụ đã dạy: “Lời nói chăng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” cũng là vì lẽ ấy. - Câu chuyện Thầy bói xem voi không chỉ khuyên chúng ta phải biết xem xét kĩ lưỡng, toàn diện mọi việc mà còn khuyên chúng ta nên biết cư xử, tôn trọng nhau để tránh gây ra xô xát. - Một sự nhịn, chín sự lành chính là lời khuyên đúng đắn ở mọi thời, mọi hoàn cảnh. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 * Bình luận: - “Nhịn” để “lành”, để đem lại không khí hài hòa, nhưng không có nghĩa là nhu nhược, nhịn tới cùng để người khác lấn tới, bắt nạt mình. “Nhịn” và nhún nhường những điều có thể chấp nhận được. - Nếu không biết “nhịn” để “lành” thì con người sẽ dễ sa vào đấu khẩu, xô xát, không đạt được hiệu quả khi giao tiếp cũng như thành công trong cuộc sống. - Làm thế nào để “nhịn” mà “lành”: đây chính lẽ nghệ thuật sống. Con người cần tiếp xúc nhiều, để biết khi nào cần nhu khi nào cần cương, khi nào cần nhường nhịn, khi nào cần cương quyết cứng rắn. - Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. Câu 3. 1. Giới thiệu chung: - Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện những suy nghĩ hồn nhiên, phóng khoáng, đậm chất miền núi. - Bài thơ Nói với con được sáng tác năm 1980, khi đất nước đã bước ra khỏi cuộc chiến và Y Phương cũng vừa sinh đứa con gái đầu lòng. - Khổ thơ trên là lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người là gia đình và quê hương. 2. Phân tích, cảm nhận chi tiết Điều đầu tiên cha muốn nói với con: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người chính là gia đình và quê hương. a. Nói về cội nguồn sinh dưỡng của con, trước tiên người cha muốn nói tới tình cảm gia đình. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành: (4 câu) “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười.” * Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 5 - Nhịp thơ 2/1/2, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái, một bước – hai bước, tiếng nói – tiếng cười. - 4 hình ảnh: cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười kết nối với nhau như một vành nôi ấm, nhịp nhàng với nhau thật ríu rít, tươi vui. Đứa con ở giữa, được sống trong chiếc nôi gia đình ngập tràn yêu thương, hạnh phúc. => Bằng hình ảnh cụ thể, bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt của gia đình với hình ảnh đứa con, cha và mẹ cùng đùa vui, đầy ắp tiếng cười. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận. b. Người cha còn nói cho con biết: Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. (7 câu) * Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình: “Người đồng mình yêu lắm con ơi! … Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. - Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê mình – “người đồng mình”. + Ba thanh huyền “người đồng mình” trầm ấm đi liền nhau, ngân vang như tiếng gợi thân thương. + Chữ “đồng” gợi những cánh đồng – không gian chung sống của những người cùng làng, cùng bản, cùng dân tộc. Chữ “mình” kéo mọi người thành một, cùng hòa hợp, gắn bó, keo sơn; chuyển không gian địa lí trở thành không gian nghĩa tình. + Ba chữ “người đồng mình” tạo điệp khúc làm cho nhịp điệu thơ vang ngân dạt dào, vừa như nhắc nhở và khiến người đọc man mác về nơi chôn rau cắt rốn, về nghĩa tình sâu nặng với quê hương. - Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh giàu nghĩa ẩn dụ: “Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát.” OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 6 + Đan lờ: Dụng cụ bắt cá của người miền núi. + Vách nhà: Gợi công việc xây cất nơi ăn chốn ở. + Động từ “cài”, “ken”: vừa diễn tả cụ thể, sinh động những động tác khéo léo trong lao động, vừa nói lên tình cảm, sự gắn bó, quấn quýt của người miền núi với quê hương. - Câu thơ đã biến không gian vật lí trở thành không gian mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Câu thơ “Vách nhà ken câu hát” thánh thót như nhịp điệu của cây đàn 3 dây – “đặc sản” của Cao Bằng. * Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của con người và rừng núi quê hương: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”. - Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ phong phú. - Điệp từ “cho” nói lên sự hào phóng của tự nhiên; thiên nhiên vô tư, vô điều kiện ban tặng cho con người cả kho của cải quý… - “Rừng cho hoa”: Rừng núi quê hương không chỉ cho người đồng mình biết bao sản vật, nuôi sống con người về đời sống vật chất mà còn nuôi dưỡng con người về tâm hồn. - “Con đường cho những tấm lòng”: phép nhân hóa đã gợi cho người đọc nhận thấy cái vẻ đẹp nghĩa tình mà con đường đã cho. => Thiên nhiên ấy ban tặng, che chở và nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống. - Người cha còn nhắc đến về những kỉ niệm đẹp về ngày cưới: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Đó là ngày mà cha mẹ đã quyết định gắn bó, gắn kết với nhau trong một mối liên hệ - gia đình. Đó là khởi điểm của tình yêu thương và là khởi nguồn sự sống tạo nên con. => Đoạn thơ đầu tiên cũng là lời mở đầu cha muốn nói với con: Gia đình, quê hương là cội nguồn sinh dưỡng. Con hãy biết nâng niu tình cảm, cội nguồn thiêng liêng ấy, hãy biết trân trọng gia đình, quê hương và hãy sống xứng đáng với những niềm yêu thương đó. "" Nộp bài 00:00:00

Từ khóa » đề Thi Vào 10 Môn Văn Bài Nói Với Con