Đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 1 (Có đáp án)

5/5 - (3 bình chọn)

Mục Lục

Toggle
  • Đề 1 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7
    • Đáp án đề 1 thi Vật lý 7 học kì 1
  • Đề 2 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7
    • Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Vật lí 7
  • ĐỀ 3 KIỂM TRA HỌC KÌ I
    • MÔN: VẬT LÍ 7
  • Đề 4 thi Học kì 1
    • I. Phần trắc nghiệm
    • II. Phần tự luận
    • Đáp án và Thang điểm
    • I. Trắc nghiệm
    • II. Tự luận
  • Đề 5 thi Giữa học kì 2
  • Đề 6 thi Học kì 2
  • Đề 7 thi vật lý lớp 7 học kì 1
  • Đề 8 thi vật lý lớp 7 học kì 1
    • Đáp án đề 8 thi vật lý lớp 7 học kì 1
    • Đề 9 thi vật lý lớp 7 học kì 1
    • Đáp án đề 9 thi vật lý lớp 7 học kì 1
  • Giải đề 10 thi học kì 1 lý lớp 7 PGD quận 6
  • Giải đề 11 thi học kì 1 lý lớp 7 trường THCS huyện Duyên Hải
  • Đề 12 thi học kì 1 lý lớp 7 Phòng GDĐT Phú Vang
  • Đề số 13 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7
  • Đề số 14 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7
  • Đề số 15 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7
  • Đề số 16 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7
  • Đề số 17 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7
  • Đề số 18 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7
  • Đề 19 kiểm tra Vật lý 7 học kì 1
    • Đáp án đề thi Lý 7 học kì 1
  • ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
  • 40 Đề Thi Học Kỳ 1 Vật Lý 7 Có Đáp Án
  • Đề thi học kì 1 môn Vật lí 7 có đáp án – Trường TH&THCS Sơn Định
  • Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 7 (Có đáp án)
  • Đề thi học kì 1 môn Vật lí 7 có đáp án – Trường THCS Trần Quý Cáp
  • Đề thi học kì 1 môn Vật lí 7 có đáp án – Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn

Đề 1 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7

Câu 1: Hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối là do ánh sáng …………..và bị vật cản chắn lại :

A. truyền thẳngB. truyền congC. tán xạD. phản xạ

Câu 2: Khi nhật thực xảy ra, (1) ………………. là vật cản, người trên trái đất (trong vùng bóng tối hoặc bóng nửa tối) không nhìn thấy được (2) …………………..

A.(1)mặt trăng – (2)mặt trăngB. (1) mặt trời – (2) mặt trăngC.(1)mặt trăng – (2) mặt trờiD. (1) mặt trời – (2) mặt trời

Câu 3: Chiếu một tia sáng tới gương.Tia sáng bị gương hắt trở lại gọi là:

A.tia tớiB.tia phản xạC.góc tớiD.pháp tuyến

Câu 4: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ …………. góc tới

A.lớn hơnB. Nhỏ hơnC.bằngD. Khác

Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng là :

A.ảnh thật vì hứng được trên màn chắnB.ảnh thật vì không hứng được trên màn chắnC.ảnh ảo vì hứng được trên màn chắnD.ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn

Câu 6: Ảnh tạo bởi gương phẳng luôn …………. vật

A.nhỏ hơnB. lớn hơnC.ngượcD. Bằng

Câu 7: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi luôn …………. vật

A.nhỏ hơnB. lớn hơnC.ngượcD. Bằng

Câu 8: Ở những đoạn đường cong, để giúp dễ quan sát người ta cho đặt tại đó vật gì?

A.Gương phẳngB.Gương cầu lồiC.Gương cầu lõmD. Gương dị dạng

Câu 9: Tần số dao động càng lớn khi:

A.Vật dao động càng mạnhB.Vật dao động càng yếuC.Vật dao động càng nhanhD.Vật dao động càng chậm

Câu 10: Siêu âm là những âm có tần số

A. Lớn hơn 20 HzB.Lớn hơn 20.000 HzC. Nhỏ hơn 20 HzD.Nhỏ hơn 20.000 Hz

Câu 11: Khi nói trong phòng nhỏ ta không nghe tiếng vang nhưng nói trong phòng lớn thì ta nghe được tiếng vang, hỏi trong phòng nào có âm phản xạ:

A.Phòng nhỏB. Phòng lớnC. Cả hai phòngD. Không có phòng nào

Câu 12: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần vận tốc truyền âm trong các môi trường:

A.rắn, lỏng, khí.B. khí, lỏng, rắn.C.lỏng, khí, rắn.D. rắn, khi, lỏng.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 13 (2,0đ) : Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 14 (1,5đ): Gương cầu lõm có những tác dụng gì? ứng dụng để làm gì?

Câu 15 (1,5đ): Âm truyền dược trong môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường?

Câu 16 (2,0đ) : Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Đáp án đề 1 thi Vật lý 7 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

Câu123456789101112
Đáp ánACBCDDABCBCB

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 13.

– ĐL truyền thẳng của ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng (1 điểm)

– ĐL phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới.(1điểm)

Câu 14:Gương cầu lõm có tác dụng:

– Biến đổi chùm tia tới // thành chùm tia phản xạ hội tụ trước gương. Nên ứng dụng để nung nóng các vật, nấu chín thức ăn. (0,75 điểm)

– Biến đổi chùm tia tới phân kì ở vị trí thích hợp thành chùm tia phản xạ // nên ứng dụng đểv làm các đèn chiếu xa trên oto xe máy…. (0,75 điểm)

Câu 15:

Âm truyền dược trong các môi trường rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong môi trường chân không? 0,75đ

-Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn chất khí. 0,75đ

Câu 16:

Thời gian ngắn nhất để nghe được tiếng vang là 1/15 giây. ( 0,5đ)

Quảng đường âm truyền đi từ người nói đến bức tường và phản xạ trở lại là:

S = 340. 1/15 = 22,66 m. ( 1đ )

Vậy khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang là:

11,33 m ( 0,5 đ)

Đề 2 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7

Câu 1: Bóng tối là nơi nằm ở … vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tuyền tới :

A. phía trướcB. phía sauC. bên phảiD. bên trái

Câu 2: Khi nguyệt thực xảy ra, (1) ………………. là vật cản, người trên trái đất không nhìn thấy được (2) …………………..

A.(1)mặt trăng – (2)trái đấtB. (1) mặt trời – (2) mặt trăngC.(1)mặt trăng – (2) mặt trờiD. (1) trái đất – (2) mặt trăng

Câu 3: Chiếu một tia sáng tới gương.Tia sáng bị gương hắt trở lại gọi là:

A.tia tớiB.tia phản xạC.góc tớiD.pháp tuyến

Câu 4: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ …………. góc tới

A. nhỏ hơnB. lớn hơnC. bằngD. Khác

Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng là :

A. ảnh thật vì hứng được trên màn chắnC. ảnh thật vì không hứng được trên màn chắnB. ảnh ảo vì hứng được trên màn chắnD. ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn

Câu 6: Ảnh tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây:

A. Luôn nhỏ hơn vậtB. Luôn lớn hơn vậtC. Luôn ngược chiều với vậtD. Luôn Bằng vật

Câu 7: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây:

A.Luôn nhỏ hơn vậtB. Luôn lớn hơn vậtC. Luôn ngược chiều với vậtD. Luôn Bằng vật

Câu 8: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước ?

A. Bằng nhauB. Rộng hơnC. Hẹp hơnD. Lớn hơn hoặc bằng

Câu 9: Tần số dao động càng lớn khi:

A.Vật dao động càng mạnhB.Vật dao động càng yếuC.Vật dao động càng nhanhD.Vật dao động càng chậm

Câu 10: Hạ âm là những âm có tần số

A. Lớn hơn 20 HzB.Lớn hơn 20.000 HzC. Nhỏ hơn 20 HzD.Nhỏ hơn 20.000 Hz

Câu 11: Khi nói trong phòng nhỏ ta không nghe tiếng vang nhưng nói trong phòng lớn thì ta nghe được tiếng vang, hỏi trong phòng nào có âm phản xạ:

A. Phòng nhỏB. Phòng lớnC.Cả hai phòngD.Không có phòng nào

Câu 12: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần vận tốc truyền âm trong các môi trường:

A. rắn, lỏng, khí.B. khí, lỏng, rắn.C.lỏng, khí, rắn.D. rắn, khi, lỏng.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 13 (2,0đ) : Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 14 (1,5đ): Gương cầu lõm có những tác dụng gì? ứng dụng để làm gì?

Câu 15 (1,5đ): Âm truyền dược trong môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường?

Câu 16 (2,0đ): Một tàu phát ra sóng siêu âm truyền xuống đáy biển và thu được âm phản xạ của nó sau 2 giây. Tính gần đúng độ sâu của biển. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s.

Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Vật lí 7

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

Câu123456789101112
Đáp ánBDBCDDABCCCA

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 13.

– ĐL truyền thẳng của ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng (1 điểm)

– ĐL phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. (1điểm)

Câu 14: Gương cầu lõm có tác dụng:

– Biến đổi chùm tia tới // thành chùm tia phản xạ hội tụ trước gương. Nên ứng dụng để nung nóng các vật, nấu chín thức ăn. (0,75 điểm)

– Biến đổi chùm tia tới phân kì ở vị trí thích hợp thành chùm tia phản xạ // nên ứng dụng đểv làm các đèn chiếu xa trên oto xe máy…. (0,75 điểm)

Câu 15:

– Âm truyền dược trong các môi trường rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong môi trường chân không? (0,75 điểm)

– Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn chất khí. (0,75 điểm)

Câu 16:

Quảng đường siêu âm truyền đi từ tàu đến đáy biển và phản xạ trở lại là:

S = 1500. 2 = 3000 m. ( 1đ )

– Vậy độ sâu của biển là 1500 m ( 1đ)

ĐỀ 3 KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: VẬT LÍ 7

I./ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm).

Câu 1. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy. C. Đèn điện đang sáng

B. Mặt Trăng. D. Mặt Trời

Câu 2. Ta nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn vì:

A. Vật đó phát ra ánh sáng màu đen

C. Ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen

B. Vật đó hắt lại ánh sáng màu đen

D. Vật đó hút tất cả các ánh sáng chiếu vào nó

Câu 3. Trong môi trường trong suốt ánh sáng truyền theo đường nào?

A. Có thể theo nhiều đường khác nhau. C. Theo đường cong.

B. Theo đường gấp khúc. D. Theo đường thẳng.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng?

A. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới

B. Góc phản xạ bằng góc tới.

C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.

D. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới

Câu 5. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.

B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.

Câu 6. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau

A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn vật

B. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật

D. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bằng vật.

Câu 7. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

A. Tường bêtông

B. Cửa kính hai lớp

C. Rèm treo tường

D. Cửa gỗ

Câu 8. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng

A. Nhìn rõ các vật đằng sau B. Soi hành khách ngồi đằng sau

C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn D. Để cho đẹp

Câu 9. Vật phát ra âm thấp khi?

A. Vật dao động mạnh hơn. B. Tần số dao động nhỏ hơn

C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Tần số dao động lớn hơn

Câu 10. Chọn câu sai:

A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm.

C. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường.

B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm.

D. Thép truyền âm tốt hơn gỗ.

Câu 11. Âm không thể truyền được trong môi trường nào?

A. Không khí B. Tường bê tông

C. Chân không D. Nước biển

Câu 12.Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?

A.Tiếng sấm rền.

B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.

C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.

II./ TỰ LUẬN (7điểm).

Bài 13 (1,5 điểm)

a) Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng ?

b) Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ vuông góc với tia tới. Giá trị của góc tới là bao nhiêu?

Bài 14 (2 điểm)

Hãy vẽ và trình bày cách vẽ chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới như hình vẽ

(Vẽ tia phản xạ IR và I’R’ ứng với tia tới SI và S’I’)

Bài 15 (2 điểm)

a) Âmcó thể truyền được qua môi trường nào ? Nêu ví dụ về từng môi trường truyền âm.

b)Thông thường, âm truyền đi trong môi trường nào nhanh nhất, chậm nhất ?

c) Trong khi lan truyền, độ to của âm thay đổi như thế nào?

Bài 16 (1,5 điểm) Một con lắc dao động được 1200 lần trong 2 phút. Tính tần số dao động của nó?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I./ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu123456789101112
Đáp ánBCACCACCBBCD

II./ TỰ LUẬN (7 điểm).

 

Bài 13 (1,5 điểm)

a)

 Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

0,5 đ

b)

Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ

Vì tia phản xạ vuôn góc với tia tới nên: i + i’ = 900

Theo Định luật phản xạ ánh sáng ta có: i = i’  

=> i = i’ = 450   

 

0,5 đ

0,5 đ

 

Vẽ đúng hình

0,75 đ

 

Nêu cách vẽ đúng:

– B1: Dựng pháp tuyến tại điểm tới I và I’

– B2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho góc phản xạ bằng góc tới

– B3: Vẽ tia phản xạ I’R’ sao cho góc phản xạ bằng góc tới

Đánh dấu tên các điểm, ký hiệu các góc, dấu mũi tên chỉ hướng tia sáng …

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Bài 15 (2 điểm)

a)

– Âm có thể truyền qua các môi trường rắn, lỏng, khí.

Ví dụ tùy học sinh                                                                

-Vận tốc truyền âm trong chất rắn là tốt nhất đến chất lỏng và đến chất khí.   

– Độ to của âm sẽ nhỏ dần khi lan truyền                                                          

1 đ

0,5 đ

0,5đ

Bài 16 (1,5 điểm

Gọi n là số lần dao động của con lắc trong 2 phút:

            n = 1200 lần

Thời gian dao động là: t = 2phút = 120s

Tần số dao động của con lắc là:   

   f = n/t = 1200/120 = 10 (Hz)

0,25 đ

0,25 đ

1 đ

Đề 4 thi Học kì 1

Năm học 2021 – 2022

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I. Phần trắc nghiệm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. Anh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât.

C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.

D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật.

Câu 2: Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm

A. Dây đàn dao động.

B. Mặt trống dao động.

C. Chiếc sáo đang để trên bàn.

D. Âm thoa dao động.

Câu 3: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào

A. Độ căng của mặt trống.

B. Kích thước của rùi trống.

C. Kích thước của mặt trống.

D. Biên độ dao động của mặt trống.

Câu 4: Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là

A. Dùi trống.

B. Mặt trống.

C. Tang trống.

D. Viền trống.

Câu 5: Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:

A. Ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 6: Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.

B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để cho học sinh không bị chói mắt.

D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.

Câu 7: Ta nghe được âm to và rõ hơn khi

A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.

B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.

C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.

D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.

Câu 8: Mặt Trăng ở vị trí nào trong hình vẽ dưới thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất nhìn thấy nguyệt thực?

A. Vị trí 1 C. Vị trí 3

B. Vị trí 2 D. Vị trí 4

II. Phần tự luận

Câu 9: (1,5 điểm)

a, Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b, Hãy xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng được biểu diễn bởi hình 1?

Câu 10: (1,5 điểm) Âm phản xạ là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ?

Câu 11: (2 điểm) Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn? Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho khu Nội Trú em ở

Câu 12: (1 điểm) Nếu nghe thấy tiếng sét sau 2 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, thì em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chổ sét đánh là bao nhiêu không? “V = 340m/s’

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm

Câu12345678
Đáp án (0,5đ/1câu)ACDBDDBA

II. Tự luận

Câu 9: (1,5 điểm)

a. Tia phản xạ nằm cùng mặt phẳng chứa tia tới và dường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Góc phản xạ bằng góc tới.

b. Dựa vào hình vẽ ta thấy:

– Tia tới SI,

– Tia phản xạ IR,

– Pháp tuyến IN;

– Góc tới ∠SIN = i,

– Góc phản xạ ∠NIR = i’.

Câu 10: (1,5 điểm)

Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây, Những vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) Ví dụ: Mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch.

Câu 11: (2 điểm)

a. Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên:

– Tác động và nguồn âm (0,5 điểm)

– Ngăn chặn đường tryền âm (0,5 điểm)

– Phân tán âm trên đường truyền (0,5 điểm)

b. HS tự suy nghỉ và nêu ra (0,5 điểm)

Câu 12: (1 điểm)

V = 340m/s; t = 2s

Ta có: S = v.t = 340 x 2 = 680 m

Vậy khoảng cách từ nơi phát ra tiếng sét đến tai người nghe là 680m

Đề 5 thi Giữa học kì 2

Năm học …

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

Câu 1:Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Câu 2. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:

A. Không hút, không đẩy nhau

B. Hút lẫn nhau

C. Vừa hút vừa đẩy nhau

D. Đẩy nhau

Câu 3. Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì?

A. Hút nhau

B. Đẩy nhau

C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau

D. Không có lực tác dụng

Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin………, cực âm của pin ……

A. Đẩy, hút B. Đẩy, đẩy

C. Hút, đẩy D. Hút, hút

Câu 5. Chọn câu phát biểu đúng

Chiều dòng điện là chiều……………

A. Chuyển dời có hướng của các điện tích

B. Dịch chuyển của các electron

C. Từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

D. Từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện

Câu 6. Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương ứng với mạch điện thực tế:

A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 3 D. 2 và 4

Câu 7. Tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ điện nào sau đây khi nó hoạt động bình thường

A. Quạt điện B. Máy thu hình (tivi)

C. Nồi cơm điện D. Dây dẫn điện

Câu 8. Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:

A. Vật trung hòa

B. Vật nhiễm điện dương (+)

C. Vật nhiễm điện âm (-)

D. Không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai

Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa:

A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện

B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện

C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế

D. Giúp các điện tích nhận ra đúng đường di chuyển

Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng họat động bình thường?

A. Bóng đèn bút thử điện B. Quạt điện

C. Công tắc D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non

Câu 11. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Câu 12. Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 13. Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong:

a) 0,1m3 vật dẫn điện

b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0.2mm và chiều dài 10m

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Trái Đất hút được các vật là do tính hấp dẫn của vật chất chứ không phải do bị nhiễm điện, nên kết luận B là sai

Câu 2. Chọn B

Mảnh lụa và mảnh len nhiễm điện trái dấu nên đưa lại gần nhau thì hút lẫn nhau

Câu 3. Chọn A

Hai quả cầu, nhiễm điện khác loại, giữa chúng có tác dụng hút nhau

Câu 4. Chọn C

Điền vào chỗ trống: Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin hút, cực âm của pin đẩy

Câu 5. Chọn C

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

Câu 6. Chọn C

Sơ đồ mạch điện 1 và 3 đều tương ứng với mạch điện thực tế đã cho (lưu ý cực của pin)

Câu 7. Chọn C

Đối với các dụng cụ điện đã nêu tác dụng nhiệt là có ích đối với nồi cơm điện

Câu 8. Chọn B

Một vật trung hòa bị mất bớt electron sẽ trở thành vật nhiễm điện dương

Câu 9. Chọn D

Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện không có tác dụng giúp các điện tích nhận ra đúng đường dịch chuyển. Câu D phát biểu sai

Câu 10. Chọn A

Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bóng đèn bút thử điện khi chúng hoạt động bình thường

Câu 11. Khi xe chạy, do hành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rấ nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữaππ

Câu 12. Sau khi quả cầu chạm vào thanh , mộ số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau

Câu 13. a) 0,1m3 = 0,1.109mm3

Số electron chứa trong thể tích này là: n = 0,1.109.30.109 = 3.1018 (hạt)

b)Thể tích của sợi dây: V = πr2l = π.0,12 10.103 = 314mm3

số electron chứa trong thể tích này: n’ = 314.30.109 = 9,42.1012 (hạt)

Đề 6 thi Học kì 2

Năm học 2021 – 2022

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Cánh quạt điện mặc dù thổi gió bay nhưng sau một thời gian lại có bụi bám vào, đặc biệt ở mép cánh quạt vì:

A.Gió cuốn bụi làm bụi bám vào

B.Điện vào cánh quạt làm nó nhiễm điện nên hút được bụi

C.Khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên nó hút bụi, làm bụi bám vào

D.Cánh quạt càng quay liên tục thì va chạm càng nhiều với các hạt bụi

Câu 2. Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng:

A.Chúng nhiễm điện cùng loại

B.Chúng nhiễm điện khác loại

C.Chúng đều bị nhiễm điện

D.Chúng không nhiễm điện

Câu 3. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau (như ở hình vẽ) thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A.Hút nhau

B.Không hút cũng không đẩy nhau

C.Đẩy nhau

D.Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau

Câu 4. Dòng điện trong kim loại là…………………..

A.Dòng điện tích chuyển dời có hướng

B.Dòng các electron tự do

C.Dòng các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương của nguồn điện ngược với chiều quy ước của dòng điện

D.Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Câu 5. Chọn câu phát biểu sai. Vật dẫn điện là…………….

A.Vật cho dòng điện đi qua

B.Vật cho electron đi qua

C.Vật cho điện tích đi qua

D.Vật có khả năng nhiễm điện

Câu 6. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 34. Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp nào dưới đây?

A.Cả ba công tắc đều đóng

B.K1, K2 đóng, K3 mở

C.K1, K3 đóng, K2 mở

D.K1 đóng, K3 và K2 mở

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây vừa có sự phát sáng và tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua:

A.Sấm sét B.Chiếc loa

C.Chuông điện D.Máy điều hòa nhiệt độ

Câu 8. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây có thể hút

A.Các vụn nhôm B.Các vụn thép

C.Các vụn đồng D.Các vụn giấy

Câu 9. Trường hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng?

A.220V = 0,22kV B.50kV = 500000V

C.1200V = 12kV D.4,5V = 450mV

Câu 10. Nếu hai bóng đèn như nhau được mắc song song thì:

A.Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau

B.Cường độ qua hai bóng đèn khác nhau và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau

C.Cường độ qua hai bóng đèn bằng nhau và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn khác nhau

D.Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn khác nhau

Câu 11. Hãy biến đổi các đơn vị sau:

230mA = ………………A

12μA = ………………..mA

1,23mA =………………μA

0,099A=………………..mA

680mA=…………………A

Câu 12. Trong mạch điện như hình 35, ampe kế A1 chỉ 0,65A. Hãy cho biết:

Chiều dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1, Đ2?

Số chỉ của ampe kế A2

Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1, Đ2

Câu 13. Cho mạch điện như hình sau.

Hiệu điện thế ở hai đầu các bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 là:

U1 = 3,5V U2 = 4V

U3 = 1V U4 = 3,5V

Hỏi:

A.Hiệu điện thế của nguồn điện

B.So sánh hai bóng đèn Đ1 và Đ4

C.So sánh độ sáng hai bóng Đ2 và Đ3

Câu 14. Cho mạch điện như sơ đồ (hình 37). Biết rằng U13 = 8,5V, U12 = 4,5V và khi công tắc k đóng ampe kế A1 chỉ 0,25A

14.1/ Hãy chọn số thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

I1 = I2 =

U13 = U12 + U23 =

U23 =

14.2/ Nêu cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. Vôn kế đó phải có giới hạn đo tối thiểu là bao nhiêu?

14.3/ Vì sao U13 không bằng 9V?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn C

Cánh quạt điện mặc dù thổi gió bay sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào, bởi vì khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên nó hút bụi, làm bụi bám vào

Câu 2. Chọn B

Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng chúng nhiễm điện khác loại

Câu 3. Chọn C

Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau chúng sẽ đẩy nhau

Câu 4. Chọn C

Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương của nguồn điện ngược với chiều quy ước của dòng điện

Câu 5. Chọn D

Mọi vật đều có khả năng nhiễm điện nhưng chỉ một số là vật dẫn điện. Câu D là không đúng

Câu 6. Chọn B

Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp K1, K2 đóng, K3 mở

Câu 7. Chọn A

Sám sét là hiện tượng vừa có sự phát sáng và tỏa nhiệt khi có dòng điện đi qua

Câu 8. Chọn B

Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây có thể hút các vụn thép

Câu 9. Chọn A

Đổi đơn vị đúng: 220V = 0,22kV

Câu 10. Chọn A

Nếu hai bóng đèn như nhau được mắc song song thì cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau

Câu 11. Biến đổi các đơn vị:

220mA = 0,230A

12 μA = 0,012mA

1,23mA = 1230 μA

0,099A = 99mA

680mA = 0,680A

Câu 12.

Ta vẽ lại hình và đánh dấu các chốt của ampe kế (+); (-)

(+) nối cực dương; (-) nối cực âm. Dòng điện chạy qua từ Đ2 đến Đ1

Số chỉ của ampe kế A2 là I2 = I1 = 0,65A

Cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn là như nhau và bằng 0,65A

Câu 13. a. nguồn điện có hiệu điện thế 12V

b.Hai bóng đèn Đ1 và Đ4 là như nhau

c. Hai bóng đèn Đ2 và Đ3 sáng không như nhau

Câu 14. 1. Chọn số thích hợp điền vào chỗ trống:

I1 = I2 = 0,25A

U13 = U12 + U23 = 8,5V

U23 = 4V

Cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. Mắc vôn kế song song với Đ2 vào hai điểm 2,3 sao cho chốt + ở vị trí 2 và chốt – ở vị trí 3. Vôn kế đó phải có giới hạn đo (GHĐ) tối thiểu là 3V

U13 không bằng 9V là do các ampe kế, dây nối có điện trở, nên trên chúng có hiệu điện thế

………………………………

………………………………

………………………………

Đề 7 thi vật lý lớp 7 học kì 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:

A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.

D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.

Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo phương thẳng?

A. Trong môi trường trong suốt.

B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

C. Trong môi trường đồng tính.

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20o

B. 80o

C. 40o

D. 60o

Câu 5. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.

A. d = d’

B. d > d’

C. d < d’

D. Không so sánh được.

Câu 6. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A. Song song

B. Hội tụ

C. Phân kì

D. Không truyền theo đường thẳng

Câu 7. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống.

B. Dùi trống.

C. Mặt trống.

D. Không khí xung quanh trống.

Câu 8. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.

C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.

D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.

Câu 9. Vật phát ra âm to hơn khi nào?

A. Khi vật dao động nhanh hơn.

B. Khi vật dao động mạnh hơn.

C. Khi tần số dao động lớn hơn.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Khí, rắn, lỏng.

C. Lỏng, khí, rắn.

D. Khí, lỏng, rắn.

Câu 11. Vật nào dưới đây phản xạ âm kém?

A. Đệm cao su.

B. Mặt đá hoa.

C. Mặt gương.

D. Thép.

Câu 12. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.

B. Tiếng sấm rền.

C. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.

D. Tiếng sóng biển ầm ầm.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 13. Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 14. Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình ? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/s.

Câu 15. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng.

a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).

b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương.

Đáp án Đề 7 thi vật lý lớp 7 học kì 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 1 điểm)

1D2D3C4A5A6B
7C8A9B10D11A12C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13: (1 điểm) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn giúp cho người lái xe quan sát vùng phía sau xe được một khoảng rộng hơn.

Câu 14: (1.5 điểm) Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng (1/15)giây. Trong khoảng thời gian (1/15)giây, âm đi được một quãng đường là :

s = v.t = 340. (1/15) = 22,7 (m)

Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất:

d = 22,7 : 2 = 11,35 (m)

Câu 15: (1.5 điểm)

a. Vẽ SS’ vuông góc với gương cắt gương tại H sao cho SH = HS’.

b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IA đi qua A.

Đề 8 thi vật lý lớp 7 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM

Điền chữ cái đứng trước đáp án mà con chọn vào bảng sau: (5 điểm)

Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2: Vật nào sau đây không phải là vật sáng?

A. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời.

B. Con mèo dưới ánh nắng mặt trời.

C. Con người dưới ánh nắng mặt trời.

D. Bảng đen dưới ánh nắng mặt trời

Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4: Góc phản xạ luôn:

A. Lớn hơn góc tới

B. Nhỏ hơn góc tới

C. Bằng góc tới.

D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị

A. 600

B. 400

C. 300

D. 200

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.

Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14 cm

B. 8cm

C. 16 cm

D. 20cm

Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn

C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.

D. Ảnh thật, không hứng được trên màn

Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A. ảnh ảo lớn hơn vật

B. ảnh thật nhỏ hơn vật

C. ảnh thật lớn hơn vật

D. ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?

A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn

B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật

C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng

D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước

Câu 11: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:

A. Dây đàn

B. Hộp đàn

C. Ngón tay gảy đàn

D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn

Câu 12 : Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn

D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 13: Nguồn âm của cây sáo trúc là:

A. Các lỗ sáo

B. Miệng người thổi sáo

C. Lớp không khí trong ống sáo

D. Lớp không khí ngoài ống sáo

Câu 14: Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:

A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp

B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh

C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng

D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được

Câu 15: Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là:

A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động.

B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.

C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động.

D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.

Câu 16: Ta nghe được những âm có tần số

A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz

B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.

C. từ 2 Hz đến 2000 Hz.

D. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.

Câu 17: Âm phản xạ là:

A. Âm dội lại khi gặp vật chắn

B. Âm đi xuyên qua vật chắn

C. Âm đi vòng qua vật chắn

D. Các loại âm trên

Câu 18: Chọn đáp án đúng

A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn

B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra

C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây

D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây

Câu 19: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp

B. Đệm cao su

C. Rèm nhung

D. Cửa kính

Câu 20: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền

B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

D. Tiếng sóng biển ầm ầm

Câu 21: Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai: (1đ)

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí2. Nước không truyền được âm3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Câu 21: Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai: (1đ)

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí
2. Nước không truyền được âm
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Câu 22: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống:

(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là……………………………….

2. Đơn vị đo độ to của âm là…………………….

3. Âm càng…………………………thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng………………………….thì biên độ dao động càng nhỏ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được không? Tại sao?

b) Em hãy nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

Câu 2. Em hãy quan sát chiếc trống khi đánh, và cho biết tại sao trống lại phát ra được âm thanh?

Câu 3. Tần số là gì? Đơn vị? Khi nào một vật phát ra âm cao (bổng) âm thấp (trầm).

Đáp án đề 8 thi vật lý lớp 7 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM – Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
CDBCACCADD
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
ABCBDBADDB

Câu 21: Mỗi ý đúng 0,25đ

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khíS
2. Nước không truyền được âmS
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khíĐ
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao suĐ

Câu 22: Mỗi từ điền đúng 0,25đ

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động

2. Đơn vị đo độ to của âm là dB

3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

+ Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được với điều kiện cho từng điểm một trên gương.

b) Nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

+ Ta chia vật thành nhiều điểm A, B, C…

+ Vẽ ảnh A’ của A đối xứng với A qua gương, B’ của B đối xứng với B qua gương…

+ Nối các điểm lại ta có ảnh của vật.

Câu 2. Trống phát được âm thanh là do mặt da trống dao động khi bị đánh.

Câu 3.Tần số là số lần dao động được trong một giây.

– Đơn vị: Héc (Hz)

– Vật phát ra âm càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.

– Vật phát ra âm càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Đề 9 thi vật lý lớp 7 học kì 1

Câu 1 (3 điểm)

a) Âm truyền được qua những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong những môi trường đó.

b) Quan sát một người đang gảy đàn ghi ta, hãy cho biết chi tiết nào của đàn đã phát ra âm thanh?

Câu 2 (3 điểm):

a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng .

b. Nêu 2 ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

c. Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 15cm. Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm. Ảnh A’B’ của AB sẽ cách AB một khoảng bằng bao nhiêu ?

Câu 3 (2 điểm): Một ống thép dài 150m. Một học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được 2 tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,415s.

a. Giải thích vì sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được 2 tiếng?

b.Tính vận tốc âm truyền trong không khí? Biết vận tốc âm trong ống thép là 6000m/s.

Câu 4 (2 điểm): Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600.

a. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.

b. Tính số đo góc tới.

Đáp án đề 9 thi vật lý lớp 7 học kì 1

Câu 1 (3 điểm)

a.

– Âm truyền được qua 3 môi trường rắn , lỏng , khí

– Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, vận tốc truyền âm trong chất khí là nhỏ nhất.

b. Dây đàn dao đông phát ra âm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2 (3 điểm)

a. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

b. Ứng dụng:

-Trồng cây thẳng hàng

– Lớp trưởng so thẳng hàng

c. Ảnh A’B’ của AB sẽ cách AB một khoảng bằng 40cm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 10 THI HK1 VẬT LÝ 7 TRƯỜNG THCS PHƯỚC HÒA

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong

phòng khi:

  1. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.
  2. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.
  3. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.
  4. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.

Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo phương thẳng?

  1. Trong môi trường trong suốt.
  2. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
  3. Trong môi trường đồng tính.
  4. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

  1. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.
  2. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
  3. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
  4. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới

một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?

  1. 20o
  2. 80o
  3. 40o
  4. 60o

Câu 5. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách

gương một khoảng d’. So sánh d và d’.

A. d = d’ B. d > d’ C. d < d’ D. Không so sánh được.

Câu 6. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia

phản xạ có tính chất nào dưới đây?

  1. Song song
  2. Hội tụ
  3. Phân kì
  4. Không truyền theo đường thẳng

Câu 7. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

  1. Tay bác bảo vệ gõ trống.
  2. Dùi trống.
  3. Mặt trống.
  4. Không khí xung quanh trống.

Câu 8. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất ?

  1. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
  2. Trong1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.
  3. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.
  4. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.

Câu 9. Vật phát ra âm to hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động nhanh hơn.
  2. Khi vật dao động mạnh hơn.
  3. Khi tần số dao động lớn hơn.
  4. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

  1. Rắn, lỏng, khí.
  2. Khí, rắn, lỏng.
  3. Lỏng, khí, rắn.
  4. Khí, lỏng, rắn.

Câu 11. Vật nào dưới đây phản xạ âm kém?

  1. Đệm cao su.
  2. Mặt đá hoa.
  3. Mặt gương.
  4. Thép.

Câu 12. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

  1. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
  2. Tiếng sấm rền.
  3. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài
  4. Tiếng sóng biển ầm ầm.
  5. II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 13. Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương lồi ở phía trước người lái xe để

quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 14. Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang

tiếng nói của mình ? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/s.

Câu 15. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng.

  1. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).
  2. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương.

ĐÁP ÁN, BIÊU ĐIÊM CHẤM BÀI KIÊM TRA HỌC KÌ I

VẬT LÝ – LỚP 7

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 1 điểm)

  1. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13: (1 điểm) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía

trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng vì gương

cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn giúp cho người lái xe quan sát vùng phía sau xe

được một khoảng rộng hơn.

Câu 14: (1.5 điểm) Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra

đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng (1/15)giây. Trong khoảng thời gian

(1/15)giây, âm đi được một quãng đường là :

s = v.t = 340. (1/15) = 22,7 (m)

Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất:

d = 22,7 : 2 = 11,35 (m)

Câu 15: (1.5 điểm)

  1. Vẽ SS’ vuông góc với gương cắt gương tại H sao

cho SH = HS’.

  1. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt

gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IA đi qua A.

Giải đề 10 thi học kì 1 lý lớp 7 PGD quận 6

Câu 1:(2,0 điểm)

a) Hình 1 mô tả hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực? Muốn quan sát được hiện tượng này, ta cần đứng ở vị trí nào trên Trái Đất?

b) Để xảy ra hiện tượng ở câu a thì vị trí của Mặt trăng và Trái Đất phải như thế nào?

Câu 2:(2,0 điểm)

Ở chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương như hình 2.

a) Gương đó là loại gương nào?

b) Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? Tại sao?

Câu 3: (2,0 điểm)

Vật A thực hiện được 18001800 dao động trong 66giây, vật B thực hiện được 140140 dao động trong 22 giây.

a) Tính tần số dao động của hai vật trên.

b) Âm do vật nào phát ra cao hơn? Vật nào dao động chậm hơn?

Câu 4: (2,0 điểm)

Hãy cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm trong các trường hợp dưới đây?

a) Đàn ghi-ta đang đánh.

b) Cây sao đang thổi.

c) Thầy giáo đang giảng bài.

d) Cái trống đang đánh.

Câu 5:(2,0 điểm)

Một người cao 1,6m1,6m đứng cách gương phẳng 0,8m0,8m như hình 3. Để đơn giản khi vẽ hình, ta có thể vẽ người đó bằng mũi tên AB với A là đỉnh đầu, B là chân còn O là mắt của người đó như hình 4.

a) Chiều cao ảnh của người đó trong gương và khoảng cách từ người đó đến ảnh của mình là bao nhiêu?

b) Em hãy vẽ tia sáng từ chân của người đó đến gương sao cho tia phản xạ truyền vào mắt người đó.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về nhật thực – nguyệt thực SGK VL7 trang 10

Cách giải:

a) Hình 1 mô tả hiện tượng nhật thực.

Muốn quan sát được hiện tượng này ta cần đứng ỏ chỗ bóng tối (để quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần) hoặc đứng chỗ bóng nửa tối (để quan sát hiện tượng nhật thực một phần).

b) Để xảy ra hiện tượng ở câu a thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải thẳng hàng (Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất)

Câu 2 (NB+TH):

Phương pháp:

a) Vận dụng lí thuyết về các loại gương

b) Sử dụng lí thuyết về gương cầu

Cách giải:

a) Gương đó là gương cầu lồi

b) Gương cầu lồi đó giúp cho người lái xe quan sát được các phương tiện, người di chuyển và các vật cản bị che khuất ở trên đường dẫn đến tránh được các tai nạn.

Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng.

Câu 3 (VD):

Phương pháp:

a) Tần số là số dao đọng trong một giây.

b) Vận dụng lí thuyết độ cao của âm

Cách giải:

a)

+ Tần số dao động của vật A: 1800/6=300Hz

+ Tần số dao động của vật B: 140/2=70Hz

b)

Âm do vật A phát ra cao hơn do tần số của vật A lớn hơn vật B.

Vật B dao động chậm hơn do tần số của vật B nhỏ hơn vật A.

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

Vận dụng lí thuyết về nguồn âm

Cách giải:

Bộ phân dao động phát ra âm trong các trường hợp là:

a) Dây đàn ghi-ta dao động khi ta đánh

b) Không khí dao động trong ống sáo

c) Thanh quản của thầy giáo dao động phát ra âm

d) Mặt trống dao động khi bị đánh

Câu 5 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Cách giải:

a)

Chiều cao của người đó trong gương bằng 1,6m1,6m

Khoảng cách từ người đó đến ảnh của mình là 0,8.2=1,6m0,8.2=1,6m

b)

Giải đề 11 thi học kì 1 lý lớp 7 trường THCS huyện Duyên Hải

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật được chiếu sáng

B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật

C. Khi vật phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng

B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất

C. Mặt trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trăng chiếu sáng

Câu 3: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là

A. lớn bằng vật

B. lớn hơn vật

C. nhỏ hơn vật

D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi

Câu 4: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. dao động B. điện

C. ánh sáng D. nhiệt

Câu 5: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. miếng xốp B. rèm nhung

C. mặt gương D. đệm cao su

Câu 6: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A. khoảng chân không

B. tường bêtông

C. nước biển

D. tầng khí quyển bao quanh Trái Đất

Câu 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 800. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 200 B. 400

C. 600 D. 800

Câu 8: Chiếu một tia sáng vuông góc với một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 00 B. r = 450

C. r = 900 D. r = 1800

Câu 9: Âm thanh được phát ra từ một nguồn âm dao động có tần số 250 Hz. Hỏi trong 2 giây nguồn âm này đã thực hiện được mấy dao động?

A. 25 dao động B. 50 dao động

C. 250 dao động D. 500 dao động

Câu 10: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A. 170m B. 340m

C. 1700m D. 1800m

II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: Phát biểu định luận truyền thẳng ánh sáng.

Câu 2: Thế nào là bóng tối?

Câu 3: Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì?

Câu 4: Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được siêu âm phản xạ ngược trở lại từ đáy biển sau thời gian là 1,6 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500 m/s.

Câu 5: Dựa vào tính chátảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB có dạng mũi tên như hình vẽ.

Lời giải chi tiết

Phần I: Trắc nghiệm

1. D2. C3. B4. A5. C
6. A7. B8. A9. D10. C

Câu 1:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta.

Chọn D

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhật thực là do Mặt trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

Chọn C

Câu 3:

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Chọn B

Câu 4:

Âm thanh được tạo ra nhờ dao động.

Chọn A

Câu 5:

Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề mặt nhẵn => mặt gương phản xạ âm tốt.

Chọn C

Câu 6:

Âm không thể truyền trong môi trường chân không.

Chọn A

Câu 7:

Ta có:

Tia phản xạ tạo với tia tới một góc 800, mà góc phản xạ và góc tới bằng nhau nên giá trị của góc tới là: 80 : 2 = 400.

Chọn B

Câu 8:

Khi chiếu tia tới vuông góc với mặt gương phẳng, tia tới trùng với pháp tuyến, góc tời bằng góc phản xạ và bằng 00.

Chọn A

Câu 9:

Số dao động nguồn âm thực hiện được trong 2 giây là:

N = 2f = 2. 250 = 500 (dao động)

Chọn D

Câu 10:

Khoảng cách người đó đứng cách nơi xảy ra sét là:

S = v.t = 340. 5 = 1700 m

Chọn C

II. Phần tự luận

Câu 1:

Nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng:

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo mọi đường thẳng.

Câu 2:

Bóng tối nằm ở phía sáu vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 3:

– Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.

– Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

Câu 4:

Quãng đường của siêu âm trong nước truyền đi và về là:

S = v.t = 1500. 1,6 = 2400 (m)

Độ sâu của đáy biển là:

h=s/2=2400/2=1200(m)

Câu 5:

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

– Là ảnh ảo

– Có kích thước lớn bằng vật

– Đối xứng với vật qua gương phẳng.

=> Ta vẽ được ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng như hình vẽ:

Đề 12 thi học kì 1 lý lớp 7 Phòng GDĐT Phú Vang

Câu 1 (2,0 điểm):

Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b) Nêu điểm giống và khác nhau của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

Câu 3 (3,0 điểm):

Cho một điểm sáng S và một điểm A đặt trước mặt phản xạ của một gương phẳng (ở hình dưới).

a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ đó.

b) Vẽ một tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua điểm A và nêu cách vẽ đó.

Câu 4 (3,0 điểm): Nguồn âm A phát ra âm với tần số 50 Hz, nguồn âm B phát ra âm với tần số 40 Hz.

a) Nguồn âm nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

b) Tính số dao động của mỗi nguồn âm trong 2/3 phút.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng.

Cách giải

– Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng,…

– Vật sáng là vật hắt lại ánh sáng từ nguòn sáng truyền tới. Ví dụ: tờ giấy, cái bàn, cái ghế,…

Câu 2:

Phương pháp

– Vận dụng lý thuyết bài “Định luật phản xạ ánh sáng”

– Vận dụng lý thuyết về ảnh tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

Cách giải

a)

Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

– Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

b)

– Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và cùng chiều với vật.

– Khác nhau:

+ Gương cầu lõm: độ lớn của ảnh lớn hơn vật.

+ Gương cầu lồi: độ lớn của ảnh nhỏ hơn vật.

Câu 3:

Phương pháp

– Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật và đối xứng với vật qua gương phẳng.

– Các tia sáng từ điểm sáng

Cách giải

a)

Từ điểm S lấy đối xứng qua gương ta được điểm S’ là ảnh của S qua gương phẳng.

b)

* Các bước tiến hành:

– Bước 1: Xác định ảnh S’ của điểm sáng S qua gương.

– Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh S’ của điểm sáng và điểm A cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới I.

– Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng S đến điểm tới I ta được tia tới SI cho tia phản xạ đi qưua A.

Câu 4:

Phương pháp

– Số dao động trong một giây là tần số.

– Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

– Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Cách giải

a)

Vì: fA=50Hz>fB=40Hz nên nguồn A phát ra âm cao hơn nguồn B.

b)

Đổi 2/3phut=40(s)

Số dao động của nguồn âm A trong 40 giây là:

NA=40.fA=40.50=2000 (dao động)

Số dao động của nguồn âm B trong 40 giây là:

NB=40.fB=40.40=1600 (dao động)

Đề số 13 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Nguồn sáng là gì?

A. Là những vật tự phát ra ánh sáng.

B. Là những vật sáng.

C. Là những vật được chiếu sáng.

D. Là những vật được nung nóng bằng ánh sáng Mặt Trời.

Câu 2. Chọn cụm từ thích hợp điều vào chỗ trống:

Trong một môi trường trong suốt…………………ánh sáng truyền đi theo đường.. .…………

A. đồng tính; cong.

B. không như nhau; thẳng,

C. đồng tính; thẳng. D. cả A, B và c đều sai.

Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng. Thế nào gọi là vùng bóng nửa tối?

A. Là vùng ở sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B. Là vùng nằm sau vật cản.

C. Là vùng trên màn chắn chỉ nhận được ánh sáng của một phần nguồn sáng truyền tới.

D. Là vùng nằm trên màn chán sáng.

Câu 4. Chọn cụm từ thích hợp theo thứ tự điền vào các chồ trống của cảu sau đây:

Sự phản xạ ánh sáng là hiện tượng……………một gương phẳng, bị hắt lại theo…………

A. tia sáng truyền tới; hướng khác

B. tia sáng truyền tới; một hướng xác định

C. tia sáng gặp; hướng ngược lại

D. ánh sáng chiếu vào; nhiều hướng khác nhau

Câu 5. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 25° thì góc phản xạ là:

A. 30° B. 45° C. 50° D. 65°

Câu 6. Một người cao l,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 1,5m B. 1,25m C. 2,5m D. l,7m

Câu 7. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:

A. nhìn vào gương.

B. nhìn thẳng vào vật.

C. ở phía trước gương.

D. nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.

B. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.

C. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm nhưng không hứng được trên màn chắn thì đó là ảnh ảo.

D. Vật đặt ở vị trí bất kì nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.

Câu 9. Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá, thì ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. dùi gõ.

B. dùi gõ và các thanh đá.

C. các thanh đá.

D. do lớp không khí xung quanh ta.

Câu 10. Gió bão thổi qua khe cửa thì rít lên. Âm thanh phát ra do:

A. các cánh cửa dao động khi gió thổi qua.

B. luồng khí thổi qua.

C. tòa nhà dao động.

D. cánh cửa và cả tòa nhà phát ra.

Câu 11. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?

A. Hz là đơn vị của tần số.

B. khi tần sổ dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.

C. khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.

D. khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.

Câu 12. Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng

A. to. B. bổng.

C. thấp. D. bé.

Câu 13. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây dàn:

A. dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.

B. dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.

C. biên dộ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.

D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng lo.

Câu 14. Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất đê điền vào chỗ trống trong câu sau:

Độ to của âm phụ thuộc vào…………….

A. nhiệt độ của môi trường truyền âm.

B. biên độ dao động.

C. tần số dao động.

D. kích thước của vật dao dộng.

Câu 15. Hãy xác định kết luận nào sau đây là sai?

Môi trường truyền được âm thanh

A . là khí, lỏng và rắn.

B . là chân không, khí, lỏng và rắn.

C . tốt nhất là chất rắn.

D . tốt là môi trường khi âm truyền qua biên độ của âm giảm ít nhất.

Câu 16. Ban đêm người ta bắn một viên đạn pháo. Sau khi đo được khoảng thời gian giữa âm thanh và tia chớp lệch nhau là 2 giây, người ta đã tính được khoảng cách từ vị trí khẩu pháo đến họ với các kết quả là:

A. 340m. B. 170m.

C. 680m. D.1500m.

Câu 17. Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:

A .Lớn hơn 11m C. 12m

B .Nhỏ hơn 11m D. Lớn hơn 15m

Câu 18. Hãy chọn câu sai:

A. Vật phản xạ âm tốt là: mặt giếng, mặt đá phẳng, tường gạch phẳng. mặt bàn phẳng, mặt tấm nhựa phẳng.

B. Vật hấp thụ âm tốt là: len, dạ. bông, mền. tường gạch sần sù, cát.

C. Mặt nước cùng là mặt phản xạ âm.

D. Rừng cây phản xạ âm tốt.

Câu 19. Câu nào sau đây là sai?

A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.

B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to cua âm thanh đến tai người nghe.

C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.

D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 20. Hãy xác định câu nào sau dây là đúng?

A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất.

B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất.

C. Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.

D. Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiếng ồn.

Lời giải chi tiết

12345
ACABD
678910
BDDCB
1112131415
DBCBB
1617181920
CADDC

Đề số 14 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Chọn cụm từ điền vào chồ trống để kết luận dưới đây là đúng nhất:

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi……………………

A. xung quanh ta có ánh sáng.

B. có ánh sáng truyền vào mắt ta.

C. ta mở mắt.

D. không có vật chắn sáng.

Câu 2. Chọn câu đúng:

A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng.

B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.

C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng.

D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.

Câu 3. Chùm sáng nào dưới đây (Hình 9) là chùm sáng hội tụ?

A. Hình a. B. Hình c. C. Hình b. D. Hình d.

Câu 4. Vùng bóng tối là vùng

A. nằm trên màn chắn không được chiếu sáng.

B. nằm trước vật cản.

C. ở sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. không được chiếu sáng.

Câu 5. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 1,6 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 0,8m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,6m

Câu 6. Một gương phẳng đặt nghiêng góc 45° so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới theo phương nằm ngang lên mặt gương. Hỏi gương tạo ra chùm tia phản xạ như thế nào?

A . song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.

B. song song, ngược lại.

C. phản xạ xiên góc 30° với gương.

D. là chùm sáng phân kì.

Câu 7. Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là:

A. ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.

B. nhìn rõ hơn.

C. ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.

D. vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.

Câu 8. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt………………

A. ngoài của một phần mặt cầu. B. cong.

C. trong của một phần mặt cầu. D. lõm.

Câu 9. Khi gẩy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe, được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. hộp đàn.

B. dây đàn dao động.

C. ngón tay gảy đàn.

D. không khí xung quanh dây đàn.

Câu 10. Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó. Ta nghe âm thanh. Nguồn âm là:

A. sợi dây cao su.

B. bàn tay.

C. không khí.

D. Tất cả các vật nêu trên.

Câu 11. Theo em kết luận nào sau đây là sai?

A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.

B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20HZ.

C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.

D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.

Câu 12. Chọn phát biểu đúng:

A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây.

B. Đơn vị tần số là đề xi ben.

C. Tần số là số lần dao động trong 10 giây.

D. Tần số là đại lượng không có đơn vị.

Câu 13. Hãy chọn câu trả lời sai:

A. Biên độ dao dộng là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí ban đầu (không dao động).

B. Biên độ dao động của dây dàn phụ thuộc độ to, nhỏ của dây đàn.

C. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.

D. Đê xi ben (dB) là đơn vị đo độ to cùa âm.

Câu 14. Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ;

B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ;

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai;

D. Cả ba trường hợp trên.

Câu 15. Những câu sau đây, câu nào là không đúng?

A. Trong hang động, nếu có nguồn âm. thì sẽ có tiếng vang.

B. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn thì dội ngược lại gọi là âm phản xạ.

C. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau 115115 giây so với âm phát ra.

D. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm.

Câu 16. Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây:

A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.

B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề phản xạ âm tôt.

C. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.

D. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.

Câu 17. Những vật hấp thụ âm tốt là vật:

A. phản xạ âm tốt. B. phản xạ âm kém.

C. có bề mặt nhẵn, cứng. D. có bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng.

Câu 18. Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên dường.

B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.

C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.

D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.

Câu 19. Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiềng ồn:

A. Gần đường ray xe lửa.

B. Gần sân bay.

C. Gần ao hồ. D. Gần đường cao tốc.

Câu 20. Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:

A. Làm trần nhà bằng xốp. B. Trồng cây xanh.

C. Bao kín các thiết bị gây ồn. D. Tất cả các biện pháp trên.

Lời giải chi tiết

12345
BDBCA
678910
ADCBA
1112131415
AABAA
1617181920
BBDCD

Đề số 15 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Nguồn sáng có đặc điểm gì?

A. Truyền ánh sáng đến mắt ta. B. Tự nó phái ra ánh sáng.

C. Phản chiếu ánh sáng. D. Chiếu sáng các vật xung quanh.

Câu 2. Chùm sáng nào dưới đây là chùm sáng phân kì.

A.Hình a. B. Hình c. C. Hình b. D. Hình d.

Câu 3. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng (Hình 12).

Biết góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng 30°. Giữ nguyên

gương phẳng, muốn cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ

90° thì phải điều chỉnh cho góc tới tăng thêm bao nhiêu độ?

A. 15°. B. 30°.

C. 45°. D. 60°.

Câu 4. Nhận xét nào dưới đây đúng khi quan sát ảnh của một ngọn nến đang cháy trong một gương cầu lồi treo thăng đứng?

A. Ảnh ngược chiều với chiều của vật.

B. Ảnh không có phương thẳng đứng như ngọn nến.

C. Ảnh cùng chiều với chiều ngọn nến.

D. A, B đều đúng.

Câu 5. Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là

A. luồng gió. B. luồng gió và lá cây đều dao động.

C. lá cây. D. thân cây.

Câu 6. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây:

A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.

B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200 Hz

C. Trong một giây vật dao động được 70 dao động.

D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.

Câu 7. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

A. 40 dB. B. 50 dB. C. 60 dB. D. 70 dB.

Câu 8. Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta đã có những nhận xét sau, hãy chọn câu trả lời sai:

A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.

B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.

C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.

D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhât.

Câu 9. Chọn câu đúng:

A. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ.

B. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ.

C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ.

D. Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ.

Câu 10. Khi người làm việc trong điều kiện ở nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:

A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn. C. thay động cơ của máy nổ.

B. tránh xa vị trí gây tiếng ồn. D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả.

Câu 11 . a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được không? Tại sao?

b) Em hãy nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

Câu 12. Em hãy quan sát chiếc trống khi đánh, và cho biết tại sao trống lại phát ra được âm thanh?

Câu 13. Tần số là gì? Đơn vị? Khi nào một vật phát ra âm cao (bổng) âm thấp (trầm).

Lời giải chi tiết

12345
BDBCB
678910
BADDA

Câu 11. Định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

+ Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được với điều kiện cho từng điểm một trên gương.

b) Nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

+ Ta chia vật thành nhiều điểm A, B, C…

+ Vẽ ảnh A’ của A đối xứng với A qua gương, B’ của B đối xứng với B qua gương…

+ Nối các điểm lại ta có ảnh của vật.

Câu 12. Trống phát được âm thanh là do mặt da trống dao động khi bị đánh.

Câu 13.Tần số là số lần dao động được trong một giây.

– Đơn vị: Héc (Hz)

– Vật phát ra âm càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.

– Vật phát ra âm càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Đề số 16 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Nguồn sáng là vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.

B. Để ánh sáng truyền qua nó.

C . Tự nó phát ra ánh sáng.

D. Có bất kì tính chất nào đã nêu ở A, B và c.

Câu 2. Khi có nguyệt thực

A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.

B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng đến Mặt Trăng nữa.

Câu 3. Khi đứng trước gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?

A. Ta không thể hứng được ảnh của mình trên màn chắn.

B. Ảnh của ta hay của một vật tạo bởi gương phẳng không thể sờ được.

C. Nhìn vào gương ta có thể thấy được ảnh của một vật trước gương.

D. Ảnh của người, của các vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.

Câu 4. Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. gương phẳng. B. gương cầu lồi.

C. B hoặc D. D. gương cầu lõm.

Câu 5. Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe âm thanh của mặt bàn.

A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.

B. Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không thấy được.

C. Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.

D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.

Câu 6. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:

A. trầm B. bổng C. vang D. truyền đi xa.

Câu 7. Biên độ dao động của vật là:

A. tốc độ dao động của vật

B. vận tốc truyền dao động

C. độ lệch lớn nhất khi vật dao động.

D. tần số dao động của vật.

Câu 8. Âm thanh truyền được trong môi trường nào?

A. Bức tường. C. Gương phẳng.

B. Nước suối. D. Cả A, B và C đúng.

Câu 9. Âm phản xạ là:

A. âm dội lại khi gặp vật chắn. B. âm đi xuyên qua vật chắn.

C. âm đi vòng qua vật chắn. D. Cả 3 loại trên.

Câu 10. Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây:

A. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.

B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh,

C. Sử dụng động cơ chạy bàng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.

D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.

Câu 11. Trình bày cách vẽ các tia phản xạ ở hình 13 theo cách đơn giản, chính xác?

Nêu các bước tiến hành

Câu 12. Tiếng vang là gì? Tại sao đều là âm phản xạ truyền đến tai nhưng có trường hợp thì ta nghe thấy tiếng vang, có trường hợp không nghe thấy?

Câu 13. Biên độ dao động là gì? Khi nào một vật phát ra âm to, âm nhỏ. Đơn vị đo độ to của âm là gì?

Lời giải chi tiết

12345
CBDBB
678910
BCDAB

Câu 11. Trước hết ta vẽ ảnh ảo S’. Ta biết

khoảng cách từ ảnh ảo S’ đến gương bằng

khoảng cách từ S đến gương. Từ đó vẽ

như sau

– Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

chứa gương.

– Vẽ S’ sao cho S’H = SH.

– Từ S’ vẽ các dường thẳng S’I và S’K kéo dài ra ta được các tia phản xạ.

Lưu ý: Ngoài ra còn dùng định luật phản xạ ánh sáng, tuy nhiên khó chính xác hơn.

Câu 12. Tiếng vang:

– Âm gặp các vật chắn ít nhiều bị phản xạ trở lại.

– Nếu tai phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ thì âm phản xạ đó gọi là tiếng vang.

– Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn 1/15 s. Khoảng cách giữa người và vật phản xạ âm có giá trị nào đó thì bắt đầu nghe được tiếng vang.

Câu 13.

– Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao dộng so với với vị trí cân bằng của nó.

– Vật phát ra âm càng to khi biên độ dao động càng lớn.

– Vật phát ra âm càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.

– Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB).

Đề số 17 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi nào?

Câu 2. Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo.

Câu 3.

a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.

b) Hãy trình bày cách cắm 3 cái kim thẳng hàng trên bàn mà không dùng thước thẳng.

Câu 4. Điền vào chỗ trổng: màng nhĩ, dao động, não.

Khi một vật…………..các lớp không khí xung quanh vật dao dộng theo

Các dao động này truyền đến tai làm cho……………..dao động, sau đó nhờ các dây thân kinh truyền tín hiệu lên………….khiến ta cảm nhận được âm thanh.

Câu 5.

a) Tần số là gì? Đơn vị đo tần số? Âm bổng, âm trầm liên quan đến tần số hay biên độ dao động âm? Em hãy nói rõ môi quan hệ đó?

b) Theo em, khi người nghệ sĩ dùng đàn ghi ta đê đánh một bản nhạc thì họ đã làm thế nào để có được âm thanh khi trầm, khi bổng, khi to, khi nhỏ?

Câu 6. Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng

Câu 7. Để đo độ sâu của đáy biển người ta dùng máy phát siêu âm theo nguyên tắc: “ Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát đặt trên tàu, khi gặp đáy biển sẽ phản xạ lại máy thu đặt liền với máy phát”. Tính độ sâu của đáy biển, biết rằng máy thu nhận được âm phản xạ sau khi phát 6 giây và vận tốc siêu âm truyền trong nước biển là 1500m/s.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đỏ chiếu vào mắt ta.

Câu 2. Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm, cục than hồng. Năm nguồn sáng nhân tạo là: đòn neon, hồ quang điện, màn hình vi tính, đèn pin, đèn tín hiệu giao thông.

Câu 3.

a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo dường thẳng.

b ) Trước hết ta cắm 2 kim vào 2 điểm đầu và cuối cần cám. Sau đó dùng mắt ngắm và điều chỉnh để cắm cây thứ 3 cho thẳng hàng (khi chi nhìn thấy 1 kim đầu tiên)

Câu 4. Khi một vật dao động, các lớp không khí xung quanh vật dao dộng theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não, khiến ta cảm nhận dược âm thanh.

Câu 5.

a) Số lần dao động được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hz).

– Âm bổng, âm trầm liên quan đến tần số của âm.

– Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao dộng càng lớn.

– Ảm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

b) Khi người nghệ sĩ dùng đàn ghita để đánh một bản nhạc thì họ đã bấm vào các nốt khác nhau và gẩy thì ta được các âm trầm bổng khác nhau, khi gẩy đàn mạnh hoặc nhẹ, thì ta nghe tiếng đàn phát ra to, nhỏ khác nhau.

Câu 6. Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần: Giảm độ to của âm, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

– Nêu phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền dược trong chất lỏng: Đặt đồng hồ trong hộp kín thả lơ lửng trong nước, ta vẫn nghe tiếng đồng hồ chạy.

Câu 7. Quãng đường siêu âm truyền trong nước biển trong 6s là:

S=v.t=1500.6=9000(m)

Vì siêu âm truyền cả đi lẫn về nên độ sâu biển là: H=S/2=4500(m).

Đề số 18 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 7

Câu 1. Hãy nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Nêu một ứng dụng?

Câu 2. a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b. Vẽ tiếp tia phản xạ và xác định góc tới, góc phán xạ trong các trường hợp sau:

Biết góc SIN = góc SIG

Câu 3. Biên độ dao động là gì? Đơn vị đo độ to của âm? Âm to, âm nhỏ liên quan đến tần số hav biên độ dao động? Em hãy nói rõ mối quan hệ đó?

Câu 4. Âm thanh truyền được trong các môi trường nào? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí.

Câu 5. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chồ trống trong các câu sau – chỉ ghi mã số chỗ trống và từ phải điền:

+ Khi đánh vào mặt trống, nếu đánh càng yếu thì mặt trong dao động càng yếu,… (a)… càng … (b)… nên tiếng trống phát ra càng……(c)……

+ Khi gẩy vào một dây đàn ghi-ta, nếu bấm vào phím đàn sao cho dây đàn đó càng ngắn thì nó dao động càng nhanh….. (d)…..càng … (e)… nên tiếng đàn phát ra càng……(f)……

Câu 6. Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ

khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn 1/15 s. Khoảng cách giữa người và tường có giá trị nào thì bắt đầu nghe được tiếng vang?

Câu 7. Vẽ các tia tới trên (hình 15) một cách đơn giản nhất

Lời giải chi tiết

Câu 1 .Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Ứng dụng: Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, ngắm thẳng hàng,…

Câu 2. a) Định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

b) Trường hợp 1

– Tính được góc tới i = 90° – 30° = 60°

– Tính được góc phản xạ: i’ = i = 60°

Trường hợp 2

– Tính được góc tới i = 45°

– Suy ra góc phản xạ: i’ = i = 45°

Câu 3. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.

– Âm nghe to, nhỏ liên quan đến biên độ dao động.

– Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

– Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, kí hiệu là dB.

Câu 4. Âm thanh truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

– Nêu phương án chứng tỏ âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí: Gõ nhẹ lên bàn áp tai vào bàn thì nghe rõ hơn trong không khí.

Câu 5. a) Âm phát ra; b) yếu; c) nhỏ; d) âm phát ra; e) cao; f) bổng.

– Từ S’ vẽ đường thẳng vuông góc

với mặt gương tại H, vẽ điểm S với SH = S’H.

– Nối SI và SK ta được hai tia tới.

Đề 19 kiểm tra Vật lý 7 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):

(Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng)

Câu 1 (0,5 điểm): Âm thanh nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn

A. Tiếng sấm rền.

B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hoả đang chạy.

C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to và kéo dài.

Câu 2 (0,5 điểm): Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:

A. Ảnh ảo lớn hơn vật.

B. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

C. Ảnh thật lớn hơn vật

D. Ảnh thật nhỏ hơn vật.

Câu 3 (0,5 điểm): Những vật nào sau đây là nguồn sáng?

A. Mặt gương

B. Một cái kính trắng.

C. Mặt bàn nhẵn bóng

D. Một ngọn nến đang cháy.

Câu 4 (0,5 điểm): Âm to là âm có:

A. Biên độ dao động lớn.

B. Biên độ dao động nhỏ.

C. Tần số dao động lớn.

D. Tần số dao động nhỏ.

II. TỰ LUẬN (8,0 điểm):

Câu 1: (2 điểm)

a) Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

b) So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có cùng kích thước.

Câu 2: (2 điểm)

Cho tia sáng tới SI truyền tới mặt gương (như hình vẽ)

a) Vẽ tia phản xạ IR tương ứng.

b) Cho góc tới bằng 50o. Tính góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.

Câu 3: (2 điểm)

a) Nguồn âm là gì? Lấy ví dụ?

b) Tần số dao động là gì? Độ cao của âm có quan hệ như thế nào với tần số dao động?

Câu 4: (2 điểm)

a) Âm truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó?

b) Một trường học nằm gần khu họp chợ, em hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học này.

———————– Hết ———————-

Đáp án đề thi Lý 7 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM(2,0 điểm):

Câu1234
Đáp ánDBDA
Điểm0,50,50,50,5

II. TỰ LUẬN (8,0 điểm):

Đáp án

Điểm

Câu 1:

(2 điểm)

a)

Tính chất ảnh: ảnh ảo, lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

1,0

b)

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

1,0

Câu 2:

(2 điểm)

Câu 3:

(2 điểm)

 

a)

Nêu được khái niệm nguồn âm

Lấy được ví dụ

0,5

0,5

b)

Tần số là số dao động trong một giây.

Tần số càng lớn âm phát ra càng bổng và ngược lại.

0,5

0,5

Câu 4:

(2 điểm)

 

a)

Âm truyền được trong môi trường chất rắn ; chất lỏng ; chất khí

Âm không truyền được trong môi trường chân không

Vận tốc truyền âm trong môi trường chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

0,5

0,5

b)

Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn

– Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm như treo biển cấm bóp cò với đoạn đường giao thông gần trường học; bệnh viện.

– Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh; treo rèm nhung, làm tường sần sùi

– Ngăn chặn sự truyền âm: Xây tường bê tông; làm phòng cách âm

0,5

0,5

de 20

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

40 Đề Thi Học Kỳ 1 Vật Lý 7 Có Đáp Án

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 7 có đáp án – Trường TH&THCS Sơn Định

Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 7 (Có đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 7 có đáp án – Trường THCS Trần Quý Cáp

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 7 có đáp án – Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn

Xem thêm

Gia sư vật lý

Công thức vật lý lớp 7

Đề thi vật lý lớp 7 học kì 1 (Có đáp án)

25 Đề thi vật lý giữa kì 2 lớp 7

Từ khóa » Ta Có Thể Nghe Thấy Tiếng Vang Khi (0.5 điểm)