ôn Tập Môn Vật Lý 7 Học Kỳ Ii | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Ôn tập môn vật lý 7 học kỳ ii
  • docx
  • 4 trang
MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Vật đen là gì? Trả lời:  Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.  Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.  Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.  Ta nhận biết được ánh sang khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.  Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào? Vẽ hình mô tả hiện tượng nguyệt thực? Trả lời:  Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.  Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Nguyệt thực xảy ra vào ban đêm khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng và cùng trên một đường thẳng.  Nhật thực xảy ra vào ban ngày khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và cùng nằm trên một đường thẳng.  Vẽ hình: Câu 3: Nêu các tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Cho gương phẳng và một điểm S trước gương. Vẽ ảnh của S theo 2 cách.  Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và gọi là ảnh ảo.  Độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.  Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. Vẽ hình: Câu 4: Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm của các nguồn âm? Kể tên 2 nhạc cụ và cho biết bộ phận nào dao động khi chúng phát ra âm ? Trả lời:  Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.  Đặc điểm của nguồn âm: là các vật phát ra âm đều dao động.  Kể tên 2 nhạc cụ:  Đàn ghi ta: dây đàn phát ra âm thanh  Câu 5: Âm cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố nào? Tần số là gì? Siêu âm là gì? Vật dao động như thế nào thì phát ra âm cao? Khi chơi đàn ghita người ta thay đổi độ cao của âm bằng cách nào? Trả lời:  Âm cao hay thấp là phụ thuộc vào tần số dao động.  Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng).  Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm).  Tần số: là số dao động trong một giây.  Đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là: Hz.  Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm.  Những âm có tần số lớn hơn 20.000 Hz gọi là siêu âm.  Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20.000 Hz.  Vật dao động càng nhanh thì phát ra âm cao hơn.  Khi chơi đàn ghi ta, người ta thay đổi độ cao của âm bằng cách: Ta biết rằng độ cao của âm ở đàn ghita phụ thuộc vào mảnh dây đàn, do đó dây càng to thì độ cao của âm phát ra càng trầm.  Ngoài ra, độ cao của âm còn phụ thuộc vào độ căng của dây, người ta sẽ thay đổi độ căng của dây, khi dây càng căng thì âm phát ra càng cao. Câu 6: Âm to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào? Biên độ dao động là gì? Đơn vị đo độ to của âm là gì? Khi thổi sáo làm thế nào để phát ra to? Trả lời:  Âm to hay nhỏ là phụ thuộc vào biên độ dao động.  Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra to hơn.  Biên độ dao động là: độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng.  Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, kí hiệu là dB.  Khi thổi sáo, để phát ra âm to thì: Câu 7: Âm phản xạ là gì? Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Phản xạ âm kém? Tại sao trong các rạp chiếu bóng, phòng hòa nhạc người ta thường tô tường sần sùi và treo rèm nhung? Trả lời:  Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.  Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.  Các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt.  Trong các rạp chiếu bóng, phòng hòa nhạc thì thường rất rộng. nên ở một vị trí nào đó, khan giả có thể nghe nhiều âm thannh từ các nguồn khác nhau như: âm thanh của đoạn phim đang xem, của diễn viên, âm phản xạ từ vách tường…, mà các âm này đến tai người nghe ở khoảng thời gian khác nhau, di đó là cho người nghe rất khó chịu. Vì vậy người ta thường tô tường sần sùi để tránh việc phản xạ âm, còn việc treo rèm nhung nhằm để hấp thụ âm tốt. Câu 8: Khi nào ta nghe có tiếng vang? Một người đứng cách bức tường 10m, hỏi khi nói to thì có nghe tiếng vang không? Biết vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s. Trả lời: Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai ta chậm hơn với âm trực tiếp từ nguồn âm đến tai ta ít nhất là 1/15 giây. Gọi s là khoảng cách từ người nói đến tường. t là thời gian âm truyền từ người nói đến tường và phản xạ lại đến tai người. Ta có: t = 1/15 giây. Thời gian âm truyền từ người ní đến tường là: 1/15 : 2 = 1/30 (giây) Khoảng cách từ người nói đến tường là: 340 x 1/30 = 11,3m. Vậy một người đứng cách bức tường 10m thì khi nói to vẫn nghe được tiếng vang. Câu 9: Nói vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s có nghĩa thế nào? Tại sao ta nhìn thấy tiếng sét trước khi nghe tiếng sấm? Một người nhìn thấy sét rồi 3 giây sau mới nghe tiếng sấm. Tính khoảng cách từ người đó đến nơi có sét? Trả lời: Vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s nghĩa là: Trong một giây âm trong không khí đi được quãng đường là 340m. Ta nhìn thấy tiếng sét trước khi nghe tiếng sấm là vì: tiếng sấm chính là tiếng vang và âm phản xạ thì đến chậm hơn so với âm trực tiếp phát ra từ nguồn âm. Nếu bỏ qua thời gian ánh sáng đi từ nơi xảy ra sét đến chỗ người quan sát. Thì khoảng cách từ người đó đến nơi có sét sẽ là: 340 x 3 = 1020m. Câu 10: Để đo độ sâu của biển thì trên tàu phát ra một siêu âm và thu được âm phản xạ từ đáy biển sau 1 giây. Tính độ sâu của đáy biển? Biết vận tốc của âm trong nước là 1500 m/s. Trả lời: Ta có: Thời gian từ lúc tàu phát ra một siêu âm và đến khi thu được âm phản xạ từ đáy biển là 1 giây. Do đó, thời gian phát ra siêu âm đến đáy biển sẽ là: 1 : 2 = 0.5 (giây) Vậy độ sâu của đáy biển là: 1500 x 0.5 = 750 (m) Câu 11: Một ống thép dài 51m. Một người dùng búa gõ vào một đầu ống và một người khác áp tai vào đầu kia của ống nghe được 2 tiếng gõ cách nhau 0,14s. a) Giải thích vì sao nghe được 2 tiếng gõ? b) Biết vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s. Tính vận tốc của âm trong thép? Trả lời: a) Ta nghe được 2 tiếng gõ là vì: khi một người dùng búa gõ vào một đầu ống thép, thì âm xuất phát từ ống thép sẽ truyền trong hai môi trường khác nhau, đó là trong không khí và trong thép. Do đó người ở đầu kia nghe được 2 tiếng gõ. b) Vận tốc âm truyền trong môi trường thép (tức là chất rắn) thì lớn hơn vận tốc âm truyền trong không khí. Ta suy ra được thời gian âm truyền trong không khí sẽ dài hơn thời gian âm truyền trong thép. Gọi t1, t2 lần lượt là thời gian âm truyền trong môi trường không khí và thép. Ta có: t1 - t2 = 0.14 (giây) Thời gian âm truyền trong không khí là: t1 = 51: 340 = 0.15 (s) Mà t1 – t2 = 0.14 Suy ra t2 = t1 – 0.14 = 0.15 - 0.14 = 0.1 (s) Vận tốc của âm trong thép là: 51 : 0.1 = 510 (m/s). Bài tập làm thêm: 1. Một ống thép dài 25.5m. Khi một em học sinh dung búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở dầu kia của ống thì nghe được hai tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng kia 0.07s. a) Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng? b) Tìm vận tốc âm truyền trong thép, biết vận tốc âm truyền tdrong không khí là 340 m/s. 2. Để đo chiều sâu của đáy biển, người ta dùng một máy siêu âm. Tính chiều sâu của đáy biển, biết rằng máy phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ từ đáy biển sau 4 giây. Cho vận tốc siêu âm truyền trong nước biển là 1500 m/s. 3. Trong một cơn going, sau khi nhìn thấy tia chớp, thì 5 giây sau người ta mới nghe được tiếng sấm. Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa? Biết rằng âm truyền trong không khí với vận tốc là 340 m/s. 4. Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s, và để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ và âm trực tiếp đến tai phải cách biệt nhau ít nhất là 1/15 giây. 5. Một khẩu pháo chống tăng bắn thẳng vào xe tăng. Pháo thủ thấy xe tăng tung lên sau khi bắn là 0.5s và 1.4s sau mới nghe được tiếng đạn nổ. Biết đạn đi với vận tốc 600 m/s, hãy xác định vận tốc truyền âm trong không khí. Tải về bản full

Từ khóa » Ta Có Thể Nghe Thấy Tiếng Vang Khi (0.5 điểm)