Giáo án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Vật Lý 7 - Tài Liệu - Ebook

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Tài liệu - Ebook

Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 7

Bài tập 1: a) Một người đứng tại tâm 1 căn phòng hình tròn. Hãy tính bán kính lớn nhất của phòng để nghe tiếng vang. Vận tốc truyền âm trong không khí 340m/s

b) Làm lại câu a nếu người ấy đứng ở mép tường.

Hướng dẫn: Bước 1( Tóm tắt) – cho biết: v = 340m/s, t = 1/15s

 Tính : a. R( bán kính phòng)

 b. d( đường kính phòng)

: Bước 2: Giải: a. Quãng đường âm đã đi được là S = v.t = 340/15(m) = 22,68m

 Bán kính của phòng là: R = 11,34(m)

Bài tập 2: a) Một người đứng tại tâm 1 căn phòng hình tròn. Hãy tính bán kính lớn nhất của phòng để không nghe tiếng vang. Vận tốc truyền âm trong không khí 300m/s

b) Làm lại câu a nếu người ấy đứng ở mép tường.

Hướng dẫn: Bước 1( Tóm tắt) – cho biết:

 Tính :.

: Bước 2: Giải:

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênCHỦ ĐỀ: LỚP 6 I. LÝ THUYẾT: Trong đó: - m kí hiệu của khối lượng, đơn vị hợp pháp kg - P kí hiệu trọng lượng đơn vị hợp pháp N - D kí hiệu của khối lượng riêng đơn vị hợp pháp kg/m3 - V kí hiệu của thể tích đơn vị hợp pháp là m3 - d là kí hiệu của trọng lượng riêng đơn vị hợp pháp là N/m3 * Các công thức: P = 10.m D = => D.V => V = d = => P = d.V => V = Ngoài những đơn vị đó ra còn một số đơn vị khác cũng được dùng để tính toán * Tính chất: Fn Fđ P P kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng trọng lực( trọng lượng) dùng mặt phẳng nghiêng lực kéo nhỏ hơn Fn P ) Điểm tưạ l1 l2 F1 F2 Đòn bẩy: F1.l1 = F2.l2 P S 2S F Ròng rọc: quãng đường vật đi được là S quãng đường lực di chuyển phải là 2S F = P ( hình vẽ) PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 6 1. Đọc kỹ đề và tìm ra: - các số liệu trong bài tập - các tính chất - các yêu cầu của bài tập - Kết nối chúng với nhau bằng công thức vật lí Ví Dụ: Bài tập 1: Một thỏi nhôm đặc hình trụ cao 20cm, bán kính đáy 2cm. Tính khối lượng của thỏi nhôm? Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/ cm3 Một vật khác có kích thước đúng bằng thỏi nhôm được treo vào một lực kế, lực kế chỉ 19,6N. Tính khối lượng riêng của vật liệu dùng làm vật đó? Giải: Cho biết (Các số liệu trong bài tâp): vật 1 Chiều cao h = 20cm = 0,2m; bán kínhđáy R = 2cm = 0,02m; khối lượng riêng D = 2,7g/cm3 Vật 2: Chiều cao h = 20cm = 0,2m; bán kínhđáy R = 2cm = 0,02m; Trọng lượng P = 19,6N Yêu cầu bài tập: - Tính khối lượng của thỏi nhôm (vật 1) - Tính khối lượng riêng của vật 2 và vật hai là chất gì Giải: Khối lượng của vật được tính bằng công thức nào m = P10 = DV Tìm được D, V không D = 2,7g/cm3, V = h.S = II. BÀI TẬP 1. . Chọn số thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau. a) 0,5m = .. dm = .. cm. b) 2mm = .. m = .. km. c) 0,04km = m = .. cm. d) 300cm = .dm = .. km. e) 25dm = .. mm = ..km. 2. Chọn số thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau. a) 0,05m3 = .. dm 3= .. cm3. b) 2,5dm3 = .. l = .. ml. c) 3 000cm3 = dm3 = .. m3. d) 520mm3 = .cm3 = .. dm3. e) 25dm3 = .. mm3 = ..km3. 3. Chọn số thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau. a) 0,05kg = .. g= .. mg. b) 2g = .. .kg = .. tạ. c) 0,3t = . .....tạ = .. kg. d) 2450g = .kg = .. tạ e) 25kg = .. g= ..mg. III. BÀI TẬP TỰ LUẬN: Câu 1. Một người muốn đong 1 lít nước mắm nhưng người đó chỉ có 2 ca đong có GHĐ 3 lít và 2 lít, cả hai đều không có vạch chia. Làm thế nào để đong được đúng 1 lít chỉ với 2 ca đong Này ? Câu 2. Một người muốn lấy ra 5 kg gạo từ một túi gạo 9kg. Trong tay người đó chỉ có một cân Rôbecvan và 1 quả cân 1 kg. Hãy giúp người đó lấy ra đúng 5 kg gạo một cách nhanh nhất. Câu 3. Một người muốn lấy 0,8kg gạo từ một túi gạo có khối lượng 1 kg. Người đó dùng cân Rôbecvan, nhưng trong bộ quả cân chỉ còn lại một số quả cân loại 300g. Chỉ bằng một lần cân, hãy tìm cách lấy ra 0,8 kg gạo ra khỏi túi 1kg nói trên. Câu 4. Một người muốn dùng một cân Rôbecvan để lấy ra 9 kg gạo từ một bao gạo nhưng trong tay chỉ có 1 quả cân 3kg. Hãy giúp người đó lấy ra 9 kg gạo chỉ bằng hai lần cân. Câu 5. Hãy nghĩ cách lấy ra 2,5kg gạo từ một bao gạo 10kg bằng một cân Rôbecvan có GHĐ 6kg đã bị mất bộ quả cân. Câu 6. Hãy tính khối lượng của một khối đá có thể tích là 5m3 biết khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. Câu 7. Một vật đặc có khối lượng là 800g Thể tích là 2dm3. Hỏi trọng lượng riêng của vật là bao nhiêu: Câu 8. Móc một quả nặng vào một lò xo thấy lò xo giãn ra 2cm , lực kế chỉ 2N . Móc thêm 1 quả nặng có khối lượng bằng quả nặng ban đầu thì thấy độ giãn của lò xo gấp hai lần độ giãn ban đầu (Tức 4cm ). Hỏi độ lớn của lực đàn hồi bằng bao nhiêu? Câu 9. Một lượng dầu hoả có thể tích 0,5m3. Cho biết 1lít dầu hoả có khối lượng 800g. a/ Tính khối lượng của lượng dầu hoả đó. b/ Tính trọng lượng của lượng dầu hoả đó Câu 10. Hãy tính khối lượng của một khối nhôm . Biết khối nhôm đó có thể tích là 0.5m3 và khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 Câu 11. Một chất lỏng có khối lượng 1kg và có thể tích 1dm3 . Hãy tính khối lượng riêng của chất lỏng đó ra kg/m3 và cho biết chất lỏng đó là gì ? (2đ) Câu 12. Tính khối lượng và trọng lượng của quả nặng bằng sắt có thể tích 0,05m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 Câu 13. Một cục sắt có thể tích V = 0,1lít, khối lượng riêng D = 7800 kg/m3. Tính khối lượng của cục sắt. Tính trọng lượng riêng của sắt. Câu 14. Hãy lập phương án để xác định D của 1 hòn đá với các dụng cụ sau -Cân và các quả cân -Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá -Bình tràn -Chậu đựng nước -Nước Câu 15. Khi trộn dầu ăn với Nước ,có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích ? Câu 16. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một cái dầm sắt có thể tích 40dm3.Biết D của sắt là 7800kg/m3 Câu 17. Hai chất lỏng a và b đựng trong 2 bình có thể tích 10 lít. Biết rằng khối lượng của 2 chất lỏng là 4kg, khối lượng của chất lỏng a chỉ bằng 1/3 khối lượng của chất lỏng b. Hãy cho biết khối lượng riêng của 2 chất lỏng trên. Câu 18. Một vật có khối lượng 150 kg và thể tích 1,5m3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng của vật đó. Câu 19. Một vật bằng sắt nguyên chất thể tích 0.4 m3. Hãy tính trọng lượng (P) của miếng sắt đó? Biết khối lượng riêng của sắt Dsắt = 7800kg/m3 Câu 20../m dcmva....................................................................................................................1010102020. Một hòn gạch có khối lượng 1,6 kg và có thể tích 1200cm3. Tính khối lượng riêng của hòn gạch đó theo đơn vị kg/m3 ? Câu 21. Dùng 0,2kg nhựa có khối lượng riêng D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có khối lượng riêng D2 = 8kg/dm3. Tính khối lượng riêng D của quả cầu mới được tạo thành ? (4 điểm) Câu 24. Pha 0,5kg cồn có khối lượng riêng D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có khối lượng riêng D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. (3 điểm) Câu 25. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất (2 điểm) b. Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ? Câu 26: (3 điểm) Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7lít để đựng . Cái can đó có chứa hết dầu không ? Vì sao ? Biết dầu có khối lượng riêng là 800 kg/m3.  Câu 27: (6 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g có khối lượng riêng D=8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3,chì D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần. Câu 28: (3 điểm) Một cốc đựng đầy nước có khối lượng tổng cộng là 260g. Người ta thả vào cốc một viên sỏi có khối lượng 28,8g. Sau đó đem cân thì thấy tổng khối lượng là 276,8g. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3. Câu 29.( 3 đ’) Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm và khối lượng 9,85kg tạo bởi bạc và thiếc. Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong thỏi hợp kim đó, biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500kg/m và của thiếc là 2700kg/m. Câu 30: Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ 2 ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước? Câu 31. cho 12 quả bóng giống hệt nhau.Có 11 quả bống có khối lượng bằng nhau và có 1 quả có khối lượng sai khác đi. Dùng cân robecvan với không quá 3 lần cân hãy tìm ra quả Hình 2.1 S N R I có khối lượng sai khác đó và quả đó nặng hay nhẹ hơn các quả khác. CHỦ ĐỀII: LỚP 7 I - QUANG HỌC: 1. Định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i) 2. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng. - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật . - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. 3. BÀI TẬP : S • A • Cách vẽ ảnh: Yêu cầu: vẽ hình chính xác, đúng với kiến thức (Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật . Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’). Bài tập 1. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng Hãy nêu cách vẽ và vẽ một tia tới SI, cho một tia phản xạ đi qua điểm A ở trước gương. Hướng dẫn: giáo viên tự làm Bài tập áp dụng: xM x S G Cho một điểm sáng S và một điểm M trước gương phẳng như hình vẽ: 1, Trình bày cách vẽ một tia sáng đi từ S tới gương rồi phản xạ qua M. G1 G2 x A 2, Chứng minh rằng trong vô số con đường đi từ S tới G tới M thì ánh sáng đi theo con đường ngắn nhất. Hướng dẫn: giáo viên tự làm Bài tập 2: Cho hệ thống hai gương phẳng được ghép như hình vẽ; hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ điểm sáng A, sau khi phản xạ trên hai gương, lại quay về A Hướng dẫn: giáo viên tự làmG1 G2 .A Bài tập áp dụng Cho hệ thống hai gương phẳng được ghép như hình vẽ; . B hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ điểm sáng A, sau khi phản xạ trên hai gương, và đi qua B G2 G1 N 400 α S Bài tập 3. Cho hai gương phẳng (G1) và (G2) có mặt phản xạ quay vào nhau tạo với nhau một góc α (hình vẽ). Tia tới SI được chiếu lên gương (G1) lần lượt phản xạ một lần trên gương (G1) rồi một lần lên gương (G2). Biết góc tới trên gương (G1) bằng 400 tìm góc α đó cho tia tới trên gương (G1) và tia phản xạ trên gương (G2) vuông góc với nhau. I Bài tập 4. Trước 2 gương phẳng G1, G2 đặt vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trên một màn chắn G1 G2 S . A B cố định có một khe hở AB. Một điểm sáng S trong khoảng gương và màn chắn (hình vẽ). Hãy vẽ 1 chùm sáng phát ra từ S sau 2 lần phản xạ qua G1, G2 thì vừa vặn lọt qua khe AB. Hướng dẫn: giáo viên tự làm Bài tập 4. Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1). a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK. b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông. c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM. ( Kiến thức toán chưa học) Hướng dẫn: giáo viên tự làm Bài tập 5 : Hai gương phẳng M1 , M2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau. Cách nhau một đoạn d. Trên đường thẳng song song với hai gương có hai điểm S, O với các khoảng cách được cho như hình vẽ a) Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương M1 tại I, phản xạ đến gương M2 tại J rồi phản xạ đến O b) Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B( Kiến thức toán chưa học) Bài tập 6( Kiến thức toán chưa học) : Một người cao 1,65m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15cm. Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương? c) Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu trong gương? d) Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương. Các kết quả trên có phụ thuộc vào khỏng cách từ người đó tới gương không? vì sao? Bài tập7: Một người tiến lại gần một gương phẳng AB trên đường trùng với . N2 (Người thứ hai) H . N1 (Người thứ nhất) A B 900 I đường trung trực của đoạn thẳng AB. Hỏi vị trí đầu tiên để người đó có thể nhìn thấy ảnh của một người thứ hai đứng trước gương AB (hình vẽ). Biết AB = 2m, BH = 1m, HN2 = 1m, N1 là vị trí bắt đầu xuất phát của người thứ nhất, N2 là vị trí của người thứ hai. Hướng dẫn: . N2 Người thứ 2 B H . N1 (Người thứ nhất) A 900 N2’ N1’ . I Cho biết: AB = 2m, BH = 1m HN2 = 1m. Tìm vị trí đầu tiên của người thứ nhất để nhìn thấy ảnh của người thứ hai. Giải: * Khi người thứ nhất tiến lại gần gương AB vị trí đầu tiên mà người đó nhìn thấy ảnh của người thứ hai là N1’ đó chính là vị trí giao của tia sáng phản xạ từ mép gương B (Tia phản xạ này có được do tia sáng tới từ người thứ hai đến và phản xạ tại mép gương B) * Gọi N2’ là ảnh của người thứ hai qua gương, ta có HN2’ = HN2 = 1m. do I là trung điểm của AB nên .2 = 1(m) ta thấy DIBN1’ = DHBN2’ do đó IN1’ = HN2’ = 1(m) Vây, vị trí đầu tiên mà người thứ nhất khi tiến lại gần gương trên đường trung trực của gương và nhìn thấy ảnh của người thứ hai cách gương 1m. Bài tập8: Cho gương phẳng hình vuông cạnh a đặt thẳng đứng trên sàn nhà, mặt hướng vào tường và song song với tường. Trên sàn nhà, sát chân tường, trước gương có nguồn sáng điểm S. Xác định kích thước của vệt sáng trên tường do chùm tia phản xạ từ gương tạo nên Khi S dịch chuyển với vận tốc v vuông góc với tường (sao cho gương luôn ở vị trị thẳng đứng và song song với tường) thì ảnh S’ của S và kích thước của vệt sáng thay đổi như thế nào? Giải thích. Tìm vận tốc của ảnh S’. Bài tập 9: Ba gương phẳng (G1), (G2), (G3) được lắp thành một lăng trụ đáy tam giác cân như hình vẽ. Trên gương (G1) có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với (G1). Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài qua lỗ S và không bị lệch so với phương của tia chiếu đi vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau Giải : Vì sau khi phản xạ lần lượt trên các gương, tia phản xạ ló ra ngoài lỗ S trùng đúng với tia chiếu vào. Điều đó cho thấy trên từng mặt phản xạ có sự trùng nhau của tia tới và tia ló. Điều này chỉ xảy ra khi tia KR tới gương G3 theo hướng vuông góc với mặt gương. Trên hình vẽ ta thấy : Tại I : = Tại K: Mặt khác = Do KR^BC Þ Trong DABC có Û (Xem thêm phần gương phẳng) II. ÂM HỌC : 1. Một số kiến thức cơ bản +. Môi trường truyền âm. +. Phản xạ âm - tiếng vang - Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. +. Vân tốc truyền âm: +. kiến thức bổ sung : V = S/t → S = V. t, t = S/V Trong đó : V là vận tốcđơn vị km/h, m/s ....... S là quãng đường đi được đơn vị km. M t là thời gian để đi hết quang đường đơn vị giờ(h), phút(p), giây (s) 2. BÀI TẬP : Bài tập 1: a) Một người đứng tại tâm 1 căn phòng hình tròn. Hãy tính bán kính lớn nhất của phòng để nghe tiếng vang. Vận tốc truyền âm trong không khí 340m/s b) Làm lại câu a nếu người ấy đứng ở mép tường. Hướng dẫn: Bước 1( Tóm tắt) – cho biết: v = 340m/s, t = 1/15s Tính : a. R( bán kính phòng) b. d( đường kính phòng) : Bước 2: Giải: a. Quãng đường âm đã đi được là S = v.t = 340/15(m) = 22,68m Bán kính của phòng là: R = 11,34(m) Bài tập 2: a) Một người đứng tại tâm 1 căn phòng hình tròn. Hãy tính bán kính lớn nhất của phòng để không nghe tiếng vang. Vận tốc truyền âm trong không khí 300m/s b) Làm lại câu a nếu người ấy đứng ở mép tường. Hướng dẫn: Bước 1( Tóm tắt) – cho biết: Tính :. : Bước 2: Giải: Bài tập 3: Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ tối thiểu phải bằng giây. Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 300 m/s Hướng dẫn: yêu cầu trình bày theo trình tự như bài 1 áp dụng công thức: s = v.t(s là quãng đường âm truyền được trong thời gian t) Khoảng cách từ người đến vách núi là bao nhiêu ?( h = 10m) Bài tập 4: Trong cơn giông sau khi nhìn thấy tia chớp , 10 giây sau người đó mới nghe thấy tiếng sấm . Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s( Bỏ qua thời gian ánh sáng đi từ nơi sảy ra sét đến chỗ người quan sát). Bài tập 5: Trong cơn giông sau khi nhìn thấy tia chớp , 10 giây sau người đó mới nghe thấy tiếng sấm . Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s thời gian ánh sáng đi từ nơi sảy ra sét đến chỗ người quan sát là 2 giây. Bài tập 6: Một ống bằng thép dài 30m. Khi một em học sinh dùng một búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng kia 0,055 giây. Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe thấy hai tiếng. Tìm vận tốc âm thanh trong thép biết vận tốc âm thanh trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí. Bài tập 7: Một người đứng cách mục tiêu 800m và bắn vào mục tiêu, viên đạn bay với vận tốc 200m/s hỏi : a. Người đứng gần mục tiêu trên thấy viên đạn tới mục tiêu trước hay nghe tiếng súng nổ trước . b.Viên đạn rơi đúng mục tiêu cách tiếng nổ bao nhiêu giây. Bài tập 8. Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn. a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại. b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài tập 9: Một động tử chuyển động hướng về phía một bức tường phẳng, nhẵn vuông góc với bức tường, với vận tốc 5m/s. Động tử phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn hướng về phía bức tường. sau một khoảng thời gian, máy thu âm được gắn trên động tử nhận được tín hiệu của âm phản xạ, xác định tỷ số khoảng cách của động tử tới bức tường ở các vị trí phát âm và nhận được tín hiệu phản xạ . vận tốc âm trong không khí là 340 m/s và giả sử rằng vận tốc âm không bị ảnh hưởng của vận tốc động tử. Bài tập 10: Một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2 giây kể từ lúc xe tăng tung lên. a) Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong không khí là 300m/s. b) Tìm vận tốc của viên đạn. Hướng dẫn: Bước 1( Tóm tắt) – cho biết: Tính : Bước 2: Giải: a. Thời gian âm truyền từ vị trí xe tăng đến vị trí người bắn là t1 = 2 giây Vận tốc truyền âm trong không khí là V = 300m/s Khoảng cách từ vị trí xe tăng đến vị trí người bắn là S = t1.V = 600m b. Thời gian viên đạn bay từ vị trí xe tăng đến vị trí người bắn là t2 = 0,6 giây Vận tốc viên đàn là: V = S/t = 1000m/s Bài tập 11: Một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1. a) Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong không khí là 300m/s. b) Tìm vận tốc của viên đạn. Bài tập 12: Một người đứng cách một vách đá 10m và la to. Hỏi người ấy có thể nghe được tiếng vang của âm không? Tại sao? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài tập 13: Vận tốc của viên đạn súng trường là 900m/s. Nếu ở ngoài mặt trận, các chiến sĩ thấy tiếng đạn nổ thì đã “an toàn” chưa? Bài tập 14: Em hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ em đến bức tường để khi nói thì thu được tiếng vang? Bài tập 15: Một người đứng cách một vách đá 850m và la to. Hỏi người đó có thể nghe rõ tiếng vang của âm không? Tại sao? II. ĐIỆN HỌC : 1. một số kiến thức cơ bản ( các kiến thực không nêu tự học ở nhà) a. Sơ đồ mạch điện : sử dụng kí hiệu để vẽ A Đầu B Cuối Đ1 Đ2 Đầu . b. Đoạn mạch nối tiếp. sơ đồ: Tính chất: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: UAB = U1 + U2 A Đầu B Cuối Đ1 Đ2 Đ3 . M N. Mở rộng: A Đầu B Cuối Đ1 Đ2 I = I1 = I2 = I3 , : UAB = U1 + U2 + U3 c. Đoạn mạch song song. sơ đồ: M . I . N . A Đầu B Cuối Đ1 Đ3 Đ2 - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U1 = U2 = UAB - Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ : I = I1 + I2 Mở rộng: IAB = IMI + I2 Đ1 nt Đ3 . A M . N . Đ2 Đ3 Đ1 . B U2 = UMI = UAB = UMN + UIN Nhận xét mạch lớn nhất là mạch AB = (MN nt NI) // Đ2 Nhận xét mạch lớn nhất là mạch Mạch MN AB = (Đ2 //Đ3) nt Đ1 IAB = I1 = IMN = I2 + I3 UAB = U1 + UMN ; UMN = U2 = U3 Đ3 Đ2 Đ1 K1 K2 + - BÀI TẬP: Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và cho biết đèn nào sáng, đèn nào không sáng. Khi K1 và K2 cùng mở. Khi K1 và K2 cùng đóng Khi K1 mở và K2 đóng. Khi K1 đóng và K2 mở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an BDHSG li 7.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 1: Vẽ trang trí chép họa tiết trang trí dân tộc

    5 trang | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Toán 10 - Tích vô hướng của hai vectơ

    3 trang | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 36 - Trường THCS Thạnh Đông

    12 trang | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0

  • Giáo án Ngữ văn 9 tiết 35: Kiều ở lầu Ngưng Bích

    6 trang | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 0

  • Đề tài Hướng dẫn sử dụng phần mềm ChemDraw trong dạy học Hóa học THCS

    32 trang | Lượt xem: 23564 | Lượt tải: 1

  • Kiểm tra học kì I môn: Vật lý 6 - Trường THCS Lai Hòa

    7 trang | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0

  • Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 47, 48

    4 trang | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0

  • Chủ đề: Rượu etylic; axit axetic; mối quan hệ etilen, ancol etylic, axit axetic; chất béo

    9 trang | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0

  • Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn hoc sinh giải một số dạng bài tập về tỷ lệ thức

    35 trang | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1

  • Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20 đến 22

    48 trang | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay

Doc.edu.vn on Facebook Follow @Doc.edu.vn

Từ khóa » Ta Có Thể Nghe Thấy Tiếng Vang Khi (0.5 điểm)