Đề Xuất Công Nhận Tiếng Anh Là Ngôn Ngữ Thứ Hai
Có thể bạn quan tâm
“Điểm nghẽn” trong hội nhập
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khởi nghiệp muốn đột phá thì phải tính tới vấn đề toàn cầu chứ không thể chỉ là khởi nghiệp trong nước. Để giải quyết câu chuyện toàn cầu, hiện vẫn còn “điểm nghẽn” là tiếng Anh.
Đây không phải là lần đầu tiên đề xuất này được đưa ra. Trước đó, vào tháng 8/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu lãnh đạo các trường đại học tập trung nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh, để tiếng Anh sớm trở thành ngôn ngữ thứ hai và hỗ trợ trực tiếp cho quá trình lập nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
GS.TSKH Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và mong muốn Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng sớm ủng hộ đề xuất này.
GS Nhung cho rằng, ở nước ta hiện nay, tiếng Anh đã là ngoại ngữ thứ nhất. Nhưng nếu có cơ sở pháp lý và có sự chỉ đạo thống nhất thì việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh sẽ góp phần tích cực hơn để chúng ta bớt khó khăn khi bước vào cuộc cách mạng 4.0. Ở cấp tiểu học và THCS, sau tiếng Việt, chúng ta chỉ nên cho học sinh học thêm tiếng Anh. Còn các thứ tiếng khác và khi lên THPT, tùy theo nhu cầu và sự lựa chọn thiết thực trong cuộc sống của học sinh và phụ huynh để đưa vào nhà trường.
Chúng ta cũng cần sớm giảng dạy các môn khoa học trực tiếp bằng tiếng Anh theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, để việc học tiếng Anh không chỉ như ngoại ngữ thứ nhất mà còn như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt.
GS Nhung đề xuất “công thức”: Sức khỏe tốt + Trái tim nhân hậu + Bộ óc tốt + Kỹ năng sống tốt + Công nghệ thông tin + Tiếng Anh tốt = Công dân toàn cầuthời cách mạng 4.0.
GS Trần Văn Nhung chia sẻ: Tất nhiên không một công thức nào có thể mô tả được con người. Đây chỉ là một cách viết tắt cho dễ nhớ cái cơ bản. Điều quan trọng nằm sâu sau công thức này là sự tinh thông nghề nghiệp, đạo đức và kỹ năng chung sống. Các thầy cô giáo tiếng Anh hiểu rõ hơn ai hết việc xây dựng chương trình, SGK và đội ngũ giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành là vấn đề khó nhất.
Bằng nỗ lực của bản thân, tham khảo và tranh thủ hỗ trợ quốc tế, chúng ta sẽ từng bước xây dựng chương trình, sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Bên cạnh đó là tăng cường sử dụng có chọn lọc chương trình, sách giáo khoa tiếng Anh quốc tế như Singapore, Malaysia... đã làm tối ưu.
Đổi mới hơn nữa việc dạy và học tiếng Anh nhà trường
Còn GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông cho rằng, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và tiếng Anh là ngôn ngữ giao dịch quốc tế. Việc công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy người dân học tiếng Anh.
Hiện nay, Việt Nam là thành viên của cộng đồng ASEAN và ngôn ngữ để giao tiếp chung trong khối cũng là tiếng Anh. Vậy nên, việc đề cao vai trò của tiếng Anh là hết sức cần thiết và việc đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam trước sau gì cũng xảy ra và phải thực hiện.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, đề xuất công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai phải được đưa vào trong luật, được Quốc hội thông qua. Cần phải xem nó có phù hợp Hiến pháp không, bởi Hiến pháp quy định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, đồng thời cần phải xem thẩm quyền của Quốc hội đến đâu để công nhận ngôn ngữ thứ hai. Vấn đề này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, nếu tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, cần phải có sự thay đổi trong chương trình giáo dục, số tiết học tiếng Anh phải nhiều hơn hiện nay. GS Thuyết cũng đặc biệt nhấn mạnh động cơ học của giới trẻ, bởi việc học ngoại ngữ phải được các em học sinh, sinh viên chủ động tiếp cận, thầy cô giáo chỉ có vai trò hướng dẫn những bước cơ bản.
Đồng tình với đề xuất sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học ĐHQGHN cho rằng, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được xem là ngoại ngữ chính thức trong giao dịch quốc tế.
Việt Nam đang trên đà hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam phải tiến đến đáp ứng yêu cầu của toàn cầu. Vì vậy, việc coi tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ là đòn bẩy và phương tiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học và hội nhập của Việt Nam.
Từ khóa » Sự đổi Mới Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Sự đổi Mới Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
ĐỔI MỚI - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
"sự đổi Mới" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Sự đổi Mới (mang Tính Thực Tiễn) Tiếng Anh Là Gì? - Từ điển Số
-
ĐỔI MỚI - Translation In English
-
ĐỔI MỚI Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
THAY ĐỔI MỚI Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
đổi Mới Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Đổi Mới Tiếng Anh Là Gì - Ta
-
Nghĩa Của Từ đổi Mới Bằng Tiếng Anh
-
Đổi Mới Tiếng Anh Là Gì
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'sự đổi Mới' Trong Tiếng Việt được Dịch Sang ...
-
Đổi Mới Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ : Innovations