Đền Cờn ở Nghệ An - Văn Hóa Tâm Linh

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Nơi đây gắn liền sự tích kỳ bí về Tứ vị Thánh Nương nhà Nam Tống thu hút sự tò mò của rất nhiều du khách.

Đền Cờn ở đâu Nghệ An?

Đền Cờn nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn của làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Ngôi đền được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong các đền chùa ở Nghệ An.

Đền Cờn ở Nghệ An

Năm 1993, đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Du khách thập phương tới đền Cờn Nghệ An để cầu bình an, may mắn, sức khỏe và tài lộc. Ngư dân quanh vùng mỗi lần ra khơi đều đến đây cầu xin để mong sự bình an, may mắn trở về.

Đền Cờn Nghệ An thờ ai?

Đền Cờn được xây dựng từ thời nhà Trần, là nơi thờ tự Tứ vị Thánh Nương. Tứ vị Thánh Nương bao gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa. Hai vị công chúa có tên là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương.

Lịch sử đền Cờn Nghệ An

Lịch sử ra đời và sự tích đền Cờn Quỳnh Lưu gắn với truyền thuyết năm Thiệu Bảo thứ nhất 1279. Quân Tống thất bại ở trận chiến Tống – Nguyên, nhà vua Tống Đế Bính tự vẫn. Thái hậu Dương Nguyệt Quả cùng hai vị công chúa và bà nhũ mẫu cũng nhảy xuống biển tự vẫn. Thân xác 4 người trôi dạt về cửa Cờn, được người dân vớt lên, chôn cất và thờ tại đền.

Bước sang năm Hưng Long thứ 19, vua Trần Anh Tông đi chiếm đóng Chiêm Thành, khi đến cửa Cờn (Nghệ An) thì dừng lại nghỉ chân. Nửa đêm, nhà vua nằm mơ thấy có một nữ thần muốn giúp mình đánh giặc. Sáng hôm sau, nhà vua mời các bô lão trong vùng đến và được kể về sự tích đền Cờn. Sau khi bàn tính mưu kế, nhà vua đã dẫn quân đánh thành Chà Bàn và giành được thắng lợi to lớn. Khi trở về, nhà vua đã làm lễ sắc phong Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương và cho tu sửa và mở rộng đền.

Đến năm Hồng Đức thứ nhất 1470, vua Lê Thánh Tông đi dẹp loạn ở phương Nam cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào đền làm lễ. Nhờ sự phù trợ của Tứ vị Thánh Nương mà nhà vua đã thắng giặc trở về. Sau đó, vua cho trùng tu đền như một sự báo đáp.

Sang thế kỷ thứ XVIII, vua Quang Trung sắc phong cho đền Cờn các mỹ từ: Hàm Hoằng Quang Đại (nghĩa là công lao to lớn, rộng khắp) và Hàm Chương Tiết Liệt (nghĩa là nêu gương tiết liệt cho muôn đời sau).

Kiến trúc đền Cờn Nghệ An

Đền Cờn nằm ở vị trí sơn thủy hữu tình với lưng tựa núi, mặt hướng biển, thế đứng giống chim phượng hoàng uy nghi lẫm liệt. Đền được phát triển quy mô từ thời Lê và trùng tu nhiều ở thời Nguyễn. Do đó, đền Cờn mang đậm phong cách kiến trúc cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn.

Đền Cờn ở Nghệ An

Trải qua bao thăng trầm và biến cố, ngày nay đền Cờn còn lại Chính điện, Trung điện, Hạ điện, tòa Nghi môn và tòa Ca vũ. Mỗi không gian thờ tự đều hội tụ những nét đặc sắc trong nghệ thuật chạm khắc và tạo hình của người xưa.

Đền Cờn ở Nghệ An

Từ cổng đền, du khách bước qua 10 bậc đá sẽ đến tòa Nghi môn có hình chữ Công bề thế gồm 2 tầng, 8 mái. Phía sau tòa Nghi môn là Chính điện rồi đến Trung điện và Hạ điện. Tòa ca vũ có 3 gian chính, 2 gian phụ, không gian rộng rãi và được trang trí theo nhiều chủ đề đặc sắc.

Đền Cờn ở Nghệ An

Hiện nay, đền Cờn còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá gồm các đại từ, câu đối, bằng sắc, đồ tế khí, bia đá 2 mặt, chuông đồng đúc từ năm Cảnh Hưng 1752 cùng 28 pho tượng đá và nhiều tượng gỗ từ thời nhà Lê.

Lễ hội đền Cờn Quỳnh Lưu

Đến đền Cờn, ngoài việc được chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc, vãn cảnh, dâng hương thì du khách còn được tham gia các hoạt động lễ hội sôi động. Lễ hội đền Cờn Quỳnh Lưu diễn ra từ ngày 19 – 21 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm có 2 phần chính:

– Phần lễ: Bao gồm lễ khai quang, yết cáo, khai hội, cầu ngư, hợp tế, yết vị, đại tế và lễ tạ.

Đền Cờn ở Nghệ An

– Phần hội: Diễn ra các hoạt động triển lãm ảnh, thi tiếng chim hót chào mùa xuân hay thi đấu thể thao sôi động như bóng chuyền, đẩy gậy, đánh thẻ cờ, đua thuyền, giả chiến… Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các tiết mục hát tuồng, chèo, chầu văn… vô cùng thú vị.

Đền Cờn ở Nghệ An

Với những nét đặc sắc trong văn hóa, kiến trúc, đền Cờn Nghệ An hiện đang là điểm đến hấp dẫn không chỉ với người dân địa phương mà còn thu hút rất đông du khách thập phương.

Từ khóa » Sự Tích đền Cờn Ngoài