Đền Cờn Trong - Phường Quỳnh Phương - Wikimapia
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ này được làm bởi những người như bạn! Đền Cờn trong (Phường Quỳnh Phương) Vietnam / Khu Bon Cu / Vinh / Phường Quỳnh Phương World / Vietnam / Khu Bon Cu / Vinh Sviets / Việt Nam / / Nghệ An / đền thờ, chùa phật giáo Đền Cờn ở làng Hương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (xã Quỳnh Phương - huyện Quỳnh Lưu). Đền Cờn được xếp đầu bảng trong 4 danh thắng tâm linh của xứ Nghệ “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Đền Cờn trong thờ Tứ vị thánh nương - quốc gia Nam Hải đại càn thánh nương. Các thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Đây là những nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân chúng làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy. Sự tích ngôi đền này theo truyền thuyết được lưu giữ trong bản thần tích và trong lời kể của người dân ở đền Cờn: Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu - trung thần nhà Nam Tống - đem Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông. Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối, nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra một mùi thơm như lan, như quế lấy làm kỳ lạ. Dân làng chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần khi xuất hành ra khơi đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm. Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần, lúc đầu làm bằng tranh tre nứa lá nhỏ bé. Từ năm 1312, Trần Anh Tông sắc phong lập đền Cần Hải, tên Nôm ngày xưa là Càn, đến đời Lê - Trịnh, vì phạm húy, đổi là Cờn. Từ đó gọi tên cửa sông là cửa Cờn. Đến thời vua Lê Thánh tông, 1472, đền tiếp tục được xây dựng thêm 2 tòa khiến di tích trở nên uy nghi soi bóng bên bờ Mai Giang. Đền Cờn được xây dựng trên khu đất cao, rộng, áp sát bờ sông. Xa xa có núi từ 4 phía chầu về, phía sau có biển rộng, xung quanh có bóng dừa xanh. Trên địa thế phong thủy hữu tình, công trình được trải rộng theo phong cách cung đình. Trên nền cao, tòa nghi môn sừng sững ở vị trí mặt tiền, đây là một công trình kiến trúc cổ dài làm kiểu mái cong theo phong cách dân gian, kiểu chuông diêm 2 tầng. Phía trong tòa nghi môn là công trình tiền đường được làm làm từ năm 1663 và sửa lại dưới thời Lê. Các mảng chạm từ đơn sơ đến phức tạp trên cấu kiện hoặc đề tài “tứ linh” cũng như hoa lá cách điệu thuộc văn hóa thế kỷ 18 đều rất độc đáo về đường nét, phong phú ở loại hình. Nhiều đồ tế khí và tượng pháp trong đền đều có giá trị nghệ thuật cao. Hiện nay, tại đền còn lưu giữ nhiều bức đại tự ca ngợi về sự anh linh của đền như “Càn khôn hợp đức”, có nghĩa là Đức lớn hợp lại; “Vạn cổ anh phong, có nghĩa là Anh linh oai phong muôn đời. Ở Đền Cờn còn có quả chuông đồng cao 1,20m, nặng tới 300kg đúc từ thời Lê Cảnh Hưng. Văn tự trên chuông rất phong phú, ghi chép những tấm lòng từ thiện trong việc đúc chuông của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Công trình này được gọi nhà ca vũ vì nơi đây thường tổ chức ca hát, bái vọng mỗi khi có đại lễ. Lễ hội của đền diễn ra từ ngày 19 - 21 tháng giêng hằng năm với nhiều trò chơi dân gian độc đáo được tổ chức như: Kéo co, bịt mắt đập niêu, cờ người, đua thuyền... Theo thư tịch cổ thì sang thời Lê, dân làng Phương Cần dựng thêm một ngôi đền nữa gọi là đền Cờn ngoài, cách đền Cờn trong khoảng 1km. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Các vị thần này trước phối thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng. Đền được được tôn tạo quy mô với 3 tòa trên ngọn núi Thằn Lằn, ngay sát cửa biển, phong cảnh vừa cổ kính, phóng khoáng và thơ mộng. Các thành phố lân cận: Toạ độ: 19°13'51"N 105°44'13"E Thêm lời bình luận của bạn trong vietnamese
Nhận xét
- hainam8818 Đền Cờn - Điểm nhấn của du lịch Nghệ An Điểm đến của tâm linh người Việt với Tứ vị Thánh Nương không chỉ có ở Đền Cờn, nhưng ngôi đền có nhiều năm tuổi này vẫn là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ như một điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của Nghệ An. Đền Cờn (ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thờ Tứ vị Thánh Nương, là ngôi đền được xếp vào hàng thiêng nhất ở Nghệ An. Sử sách có ghi lại, chính ngôi đền này là nơi nhà vua Trần Anh Tông ghé vào năm 1312 và vua Lê Thánh Tông ghé vào và đề thơ 2 lần vào năm 1470 và năm 1471. Không chỉ trong lịch sử, vị trí trung tâm của nó còn được thể hiện trong không gian văn hoá được tạo nên bởi một tín ngưỡng có sức lan toả suốt dọc bờ biển Bắc Bộ, từ Quảng Ninh tới Quảng Bình. Và cho đến nay, rất đáng mừng là các giá trị văn hoá mang tính tiềm năng du lịch đó đã được tỉnh Nghệ An chú ý đầu tư, khai thác. Đó là việc khôi phục lại lễ hội đền Cờn. Hàng năm, có hàng vạn người đổ về đền Cờn, đặc biệt trong 2 ngày 20-21 tháng Giêng âm lịch. Những ngày đó, bãi biển Quỳnh Phương chật kín người về cầu an, cầu ngư, cầu may cho gia đình, dòng họ và cho cả cộng đồng. Cùng với việc quan tâm tổ chức lễ hội, huyện Quỳnh Lưu, xã Quỳnh Phương đã chú ý sửa sang, trùng tu di tích khang trang hơn, thuận tiện hơn cho việc thờ tự của dân địa phương cũng như việc tiến lễ, cầu bái của du khách. Và gần đây, trong 13 dự án về dịch vụ du lịch nằm trong Quyết định phê duyệt tổng thể tỉnh Nghệ An có dự án về văn hoá biển Quỳnh Phương – Quỳnh Bảng, cho thấy ngành du lịch của tỉnh đã quan tâm tới vấn đề tín ngưỡng văn hoá trong phát triển du lịch. Thế nhưng, việc đầu tư chưa tương xứng yêu cầu. Đối với việc phục dựng lại lễ hội cổ truyền lại không hề dễ. Công tác này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc tới nguồn cuội di tích lịch sử, tới văn hoá bản địa… Tuy nhiên, thực tế một điều dễ thấy ở các lễ hội là những lễ thức cổ truyền nghiêm cẩn như tế, lễ nhưng trang phục thì loè loẹt, phô trương. Về phần Hội, tại nhiều nơi đã xuất hiện các trò chơi có tính "đỏ đen, cờ bạc", gây mất trật tự, ảnh hưởng xấu tới tính linh thiêng của lễ hội. Một số trò chơi dân gian lành mạnh, các trò diễn mang tính đặc sắc của lễ hội Đền Cờn cần được duy trì như “đẩy ruốc”, “bủa lưới”, “quăng chài”, hoặc trình nghề “ngư, tiều, canh, mục, sỹ nông công thương”, địa phương cần khội phục lại, làm đậm thêm tính truyền thống của lễ hội. Chính sự kết hợp sáng tạo giữa lễ hội truyền thống với lễ hội hiện đại sẽ vừa cuốn hút nhân dân địa phương, vừa thu hút du khách. Một tồn tại cũng cần khắc phục là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc trùng tu di tích sao cho đảm bảo giá trị văn hoá và lịch sử của di tích cần được tiến hành đồng thời với việc cải tạo hệ thống đường sá, việc xây dựng những công trình mới phục vụ nhu cầu của người đi lễ sao cho hài hoà với các di tích truyền thống. Thực tế, đường từ quốc lộ 1 đến Đền Cờn đã xuống cấp, gây trở ngại cho du khách thập phương đến chiêm bái. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn phục vụ cho du khách cũng chưa được coi trọng ở Đền Cờn. Ban quản lý chưa hoạt động tốt nên vào những ngày tuần mồng một, ngày rằm, đặc biệt là những ngày đầu năm khi có đông du khách trong, ngoài tỉnh tới thì việc thắp hương, dâng lễ, hoá vàng vẫn còn lộn xộn và thiếu sự hướng dẫn của nhà đền. Trong khi đó, người dân chưa ý thức được giá trị văn hoá của địa phương để gìn giữ, giới thiệu với du khách. Cảnh trẻ em đeo bám khách, ăn xin diễn ra khá phổ biến. Cũng như một số địa phương khác, bờ biển Nghệ An luôn gắn với các di tích lịch sử – văn hoá nơi lưu giữ những văn hoá truyền thống, điểm đến của tâm linh người Việt. Thờ Tứ vị Thánh Nương không phải chỉ có ở Đền Cờn, nhưng ngôi đền có nhiều năm tuổi này vẫn là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ như một điểm nhấn quan trọng trong phát triển dịch vụ du lịch của Quỳnh Phương, của Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An. NGUYEN HAI NAM UPDATE 0934598818 15 năm trước | trả lời | hide comment
- NGUYEN HAI NAM (khách) NOI DAY CO CONG TY TNHH PHUONG MAI CHUYEN KINH DOANH- XUAT KHAU CAC MAT HANG THUY HAI SAN LIEN HE: MR NAM PHONE:0934598818 14 năm trước | trả lời | hide comment
- phieu (khách) Đền Cờn - Điểm nhấn của du lịch Nghệ An Điểm đến của tâm linh người Việt với Tứ vị Thánh Nương không chỉ có ở Đền Cờn, nhưng ngôi đền có nhiều năm tuổi này vẫn là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ như một điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của Nghệ An. Đền Cờn (ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thờ Tứ vị Thánh Nương, là ngôi đền được xếp vào hàng thiêng nhất ở Nghệ An. Sử sách có ghi lại, chính ngôi đền này là nơi nhà vua Trần Anh Tông ghé vào năm 1312 và vua Lê Thánh Tông ghé vào và đề thơ 2 lần vào năm 1470 và năm 1471. Không chỉ trong lịch sử, vị trí trung tâm của nó còn được thể hiện trong không gian văn hoá được tạo nên bởi một tín ngưỡng có sức lan toả suốt dọc bờ biển Bắc Bộ, từ Quảng Ninh tới Quảng Bình. Và cho đến nay, rất đáng mừng là các giá trị văn hoá mang tính tiềm năng du lịch đó đã được tỉnh Nghệ An chú ý đầu tư, khai thác. Đó là việc khôi phục lại lễ hội đền Cờn. Hàng năm, có hàng vạn người đổ về đền Cờn, đặc biệt trong 2 ngày 20-21 tháng Giêng âm lịch. Những ngày đó, bãi biển Quỳnh Phương chật kín người về cầu an, cầu ngư, cầu may cho gia đình, dòng họ và cho cả cộng đồng. Cùng với việc quan tâm tổ chức lễ hội, huyện Quỳnh Lưu, xã Quỳnh Phương đã chú ý sửa sang, trùng tu di tích khang trang hơn, thuận tiện hơn cho việc thờ tự của dân địa phương cũng như việc tiến lễ, cầu bái của du khách. Và gần đây, trong 13 dự án về dịch vụ du lịch nằm trong Quyết định phê duyệt tổng thể tỉnh Nghệ An có dự án về văn hoá biển Quỳnh Phương – Quỳnh Bảng, cho thấy ngành du lịch của tỉnh đã quan tâm tới vấn đề tín ngưỡng văn hoá trong phát triển du lịch. Thế nhưng, việc đầu tư chưa tương xứng yêu cầu. Đối với việc phục dựng lại lễ hội cổ truyền lại không hề dễ. Công tác này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc tới nguồn cuội di tích lịch sử, tới văn hoá bản địa… Tuy nhiên, thực tế một điều dễ thấy ở các lễ hội là những lễ thức cổ truyền nghiêm cẩn như tế, lễ nhưng trang phục thì loè loẹt, phô trương. Về phần Hội, tại nhiều nơi đã xuất hiện các trò chơi có tính "đỏ đen, cờ bạc", gây mất trật tự, ảnh hưởng xấu tới tính linh thiêng của lễ hội. Một số trò chơi dân gian lành mạnh, các trò diễn mang tính đặc sắc của lễ hội Đền Cờn cần được duy trì như “đẩy ruốc”, “bủa lưới”, “quăng chài”, hoặc trình nghề “ngư, tiều, canh, mục, sỹ nông công thương”, địa phương cần khội phục lại, làm đậm thêm tính truyền thống của lễ hội. Chính sự kết hợp sáng tạo giữa lễ hội truyền thống với lễ hội hiện đại sẽ vừa cuốn hút nhân dân địa phương, vừa thu hút du khách. Một tồn tại cũng cần khắc phục là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc trùng tu di tích sao cho đảm bảo giá trị văn hoá và lịch sử của di tích cần được tiến hành đồng thời với việc cải tạo hệ thống đường sá, việc xây dựng những công trình mới phục vụ nhu cầu của người đi lễ sao cho hài hoà với các di tích truyền thống. Thực tế, đường từ quốc lộ 1 đến Đền Cờn đã xuống cấp, gây trở ngại cho du khách thập phương đến chiêm bái. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn phục vụ cho du khách cũng chưa được coi trọng ở Đền Cờn. Ban quản lý chưa hoạt động tốt nên vào những ngày tuần mồng một, ngày rằm, đặc biệt là những ngày đầu năm khi có đông du khách trong, ngoài tỉnh tới thì việc thắp hương, dâng lễ, hoá vàng vẫn còn lộn xộn và thiếu sự hướng dẫn của nhà đền. Trong khi đó, người dân chưa ý thức được giá trị văn hoá của địa phương để gìn giữ, giới thiệu với du khách. Cảnh trẻ em đeo bám khách, ăn xin diễn ra khá phổ biến. Cũng như một số địa phương khác, bờ biển Nghệ An luôn gắn với các di tích lịch sử – văn hoá nơi lưu giữ những văn hoá truyền thống, điểm đến của tâm linh người Việt. Thờ Tứ vị Thánh Nương không phải chỉ có ở Đền Cờn, nhưng ngôi đền có nhiều năm tuổi này vẫn là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ như một điểm nhấn quan trọng trong phát triển dịch vụ du lịch của Quỳnh Phương, của Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An. NGUYEN HAI NAM UPDATE 0934598818 anh phieu pro viet 13 năm trước | trả lời | hide comment
- ANHphieupronhatthienha (khách) Đền Cờn - Điểm nhấn của du lịch Nghệ An Điểm đến của tâm linh người Việt với Tứ vị Thánh Nương không chỉ có ở Đền Cờn, nhưng ngôi đền có nhiều năm tuổi này vẫn là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ như một điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của Nghệ An. Đền Cờn (ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thờ Tứ vị Thánh Nương, là ngôi đền được xếp vào hàng thiêng nhất ở Nghệ An. Sử sách có ghi lại, chính ngôi đền này là nơi nhà vua Trần Anh Tông ghé vào năm 1312 và vua Lê Thánh Tông ghé vào và đề thơ 2 lần vào năm 1470 và năm 1471. Không chỉ trong lịch sử, vị trí trung tâm của nó còn được thể hiện trong không gian văn hoá được tạo nên bởi một tín ngưỡng có sức lan toả suốt dọc bờ biển Bắc Bộ, từ Quảng Ninh tới Quảng Bình. Và cho đến nay, rất đáng mừng là các giá trị văn hoá mang tính tiềm năng du lịch đó đã được tỉnh Nghệ An chú ý đầu tư, khai thác. Đó là việc khôi phục lại lễ hội đền Cờn. Hàng năm, có hàng vạn người đổ về đền Cờn, đặc biệt trong 2 ngày 20-21 tháng Giêng âm lịch. Những ngày đó, bãi biển Quỳnh Phương chật kín người về cầu an, cầu ngư, cầu may cho gia đình, dòng họ và cho cả cộng đồng. Cùng với việc quan tâm tổ chức lễ hội, huyện Quỳnh Lưu, xã Quỳnh Phương đã chú ý sửa sang, trùng tu di tích khang trang hơn, thuận tiện hơn cho việc thờ tự của dân địa phương cũng như việc tiến lễ, cầu bái của du khách. Và gần đây, trong 13 dự án về dịch vụ du lịch nằm trong Quyết định phê duyệt tổng thể tỉnh Nghệ An có dự án về văn hoá biển Quỳnh Phương – Quỳnh Bảng, cho thấy ngành du lịch của tỉnh đã quan tâm tới vấn đề tín ngưỡng văn hoá trong phát triển du lịch. Thế nhưng, việc đầu tư chưa tương xứng yêu cầu. Đối với việc phục dựng lại lễ hội cổ truyền lại không hề dễ. Công tác này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc tới nguồn cuội di tích lịch sử, tới văn hoá bản địa… Tuy nhiên, thực tế một điều dễ thấy ở các lễ hội là những lễ thức cổ truyền nghiêm cẩn như tế, lễ nhưng trang phục thì loè loẹt, phô trương. Về phần Hội, tại nhiều nơi đã xuất hiện các trò chơi có tính "đỏ đen, cờ bạc", gây mất trật tự, ảnh hưởng xấu tới tính linh thiêng của lễ hội. Một số trò chơi dân gian lành mạnh, các trò diễn mang tính đặc sắc của lễ hội Đền Cờn cần được duy trì như “đẩy ruốc”, “bủa lưới”, “quăng chài”, hoặc trình nghề “ngư, tiều, canh, mục, sỹ nông công thương”, địa phương cần khội phục lại, làm đậm thêm tính truyền thống của lễ hội. Chính sự kết hợp sáng tạo giữa lễ hội truyền thống với lễ hội hiện đại sẽ vừa cuốn hút nhân dân địa phương, vừa thu hút du khách. Một tồn tại cũng cần khắc phục là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc trùng tu di tích sao cho đảm bảo giá trị văn hoá và lịch sử của di tích cần được tiến hành đồng thời với việc cải tạo hệ thống đường sá, việc xây dựng những công trình mới phục vụ nhu cầu của người đi lễ sao cho hài hoà với các di tích truyền thống. Thực tế, đường từ quốc lộ 1 đến Đền Cờn đã xuống cấp, gây trở ngại cho du khách thập phương đến chiêm bái. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn phục vụ cho du khách cũng chưa được coi trọng ở Đền Cờn. Ban quản lý chưa hoạt động tốt nên vào những ngày tuần mồng một, ngày rằm, đặc biệt là những ngày đầu năm khi có đông du khách trong, ngoài tỉnh tới thì việc thắp hương, dâng lễ, hoá vàng vẫn còn lộn xộn và thiếu sự hướng dẫn của nhà đền. Trong khi đó, người dân chưa ý thức được giá trị văn hoá của địa phương để gìn giữ, giới thiệu với du khách. Cảnh trẻ em đeo bám khách, ăn xin diễn ra khá phổ biến. Cũng như một số địa phương khác, bờ biển Nghệ An luôn gắn với các di tích lịch sử – văn hoá nơi lưu giữ những văn hoá truyền thống, điểm đến của tâm linh người Việt. Thờ Tứ vị Thánh Nương không phải chỉ có ở Đền Cờn, nhưng ngôi đền có nhiều năm tuổi này vẫn là địa danh văn hoá đặc biệt cần được đầu tư gìn giữ như một điểm nhấn quan trọng trong phát triển dịch vụ du lịch của Quỳnh Phương, của Quỳnh Lưu và tỉnh Nghe An. phan van phieu 13 năm trước | trả lời | hide comment
- Guest (khách) noi tom 13 năm trước | trả lời | hide comment
- Những địa điểm tương tự
- Những địa điểm lân cận
- Các thành phố lân cận
- Đình Mõ 34 Km
- Xã Diễn An 35 Km
- Làng Tân Phong 35 Km
- Đền Đức Hoàng 36 Km
- CHÙA CỔ AM 37 Km
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Thành 41 Km
- Làng Bùi Ngõa 51 Km
- Chùa Đại Tuệ 57 Km
- Đền Cửa Lũy 79 Km
- Núi Thần Đinh 234 Km
- Thị xã Hoàng Mai 4.5 Km
- Xã Quỳnh Lập 5.8 Km
- Xã Quỳnh Trang 9 Km
- Núi Xước 9 Km
- Phường Hải Thượng 11 Km
- Xã Trường Lâm 12 Km
- Huyện Quỳnh Lưu 15 Km
- Xã Tân Thắng 17 Km
- Thị xã Nghi Sơn 25 Km
- Huyện Diễn Châu 28 Km
- 113 Km
- 211 Km
- 261 Km
- 267 Km
- 341 Km
- 375 Km
- 403 Km
- 606 Km
- 841 Km
- 875 Km
Đăng nhận xét
Log in with Facebook Log in with VKhoặc tiếp tục như khách vãng lai
Tên người dùng Wikimapia Tên của bạn Please enter your name Đăng nhận xétTừ khóa » đền Cờn Quỳnh Phương Quỳnh Lưu Nghệ An
-
Đền Cờn Nghệ An - Ngôi đền Thiêng Gần 1000 Năm Tuổi - Vinpearl
-
Đền Cờn | Du Lịch Quỳnh Lưu - Dulich24
-
Đền Cờn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Cờn Và Tục Thờ Tứ Vị Thánh Nương - Báo Dân Trí
-
Về Biển Quỳnh Phương Thăm Đền Cờn Ngoài - Báo Nghệ An
-
Đền Cờn Nghệ An - Du Lịch Nghệ An
-
Ngôi đền Cờn, Nghệ An
-
Sự Tích đền Cờn - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
Tìm Hiểu Di Tích đền Cờn (xã Quỳnh Phương, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh ...
-
Đền Cờn (Kỳ I): Truyền Thuyết Về Tứ Vị Thánh Nương - Phương Nam
-
Đền Cờn - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Khám Phá Chợ Cá Đền Cờn - Quỳnh Phương Quỳnh Lưu Nghệ An
-
Cận Cảnh Gốc đa Trên 500 Năm Tại đền Cờn Quỳnh Phương Quỳnh Lưu ...
-
Đền Ông Chín Cờn - Trầm Tâm Linh
-
Đền Cờn - Điểm Nhấn Của Du Lịch Nghệ An - Trang Thông Tin điện Tử ...
-
Lễ Hội đền Cờn Tại Nghệ An