Đèn Cực Tím - Cần Hỏi Thêm Thông Tin - Lọc Nước WATTS USA
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: Cần làm gì trước khi lắp đặt đèn cực tím? Có cần hóa chất phụ trợ?
Trả lời: Cần lọc thô (thường dùng cấp lọc5 micron) trước để loại bỏ cặn có trong dòng nước. Các hạt cặn có thể hấp thụ hoặc cản trở tia cực tím và có thể bám trên bề mặt của đèn, làm mờ đèn, cản trở đường đi của tia cực tím gây ảnh hưởng đến hiệu quả diệt khuẩn của hệ thống. Thông thường cần lọc thô và/hoặc lọc than hoạt tính Carbon ngay trước hệ thống đèn.
Cũng nên định kỳ kiểm tra và lau sạch bóng đèn, ống thạch anh bằng vải mềm.
Hỏi: Tuổi thọ của đèn cực tím?
Trả lời: Đèn cực tím thường được khuyến cáo thay thế hàng năm (9000 giờ hoạt động) mặc dù tuổi thọ của đèn có thể cao hơn. Một số bộ đèn có chế độ giám sát tuổi thọ và chất lượng của tia UV, tự động nhắc khi đến hạn thay bóng.
Hỏi: Đèn cực tím có xử lý được hóa chất, kim loại?
Trả lời: Mặc dù có khả năng diệt 99.99% vi khuẩn, virus nhưng đèn cực tím không có tác dụng với hóa chất hoặc kim loại. Một số kim loại còn hấp thụ tia cực tím, làm giảm cường độ của tia, ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn.
Do đó, đèn cực tím không có khả năng lọc nước mà thường chỉ được lắp tại công đoạn cuối cùng của quy trình xử lý nước uống - công đoạn khử trùng.
Hỏi: Xin cho biết những ứng dụng phổ biến của đèn cực tím?
Trả lời: Với khả năng diệt khuẩn cao, đèn cực tím thường được sử dụng trong:
- Nuôi trồng, chế biến thủy sản,
- Chế biến thực phẩm, dược phẩm,
- Diệt khuẩn cho bệnh viện, khử trùng chất thải bệnh viện,
- Sản xuất vi mạch điện tử,
- Nhà hàng, khách sạn,
- Diệt khuẩn hồ bơi không để lại mùi,
- Sản xuất nước đóng chai...
Quý vị có thể click tới bài Nguyên lý diệt khuẩn của tia cực tím.
Hỏi: Tác hại của tia cực tím
- Do tia cực tím có khả năng phá vỡ kết cấu của chuối gen trong ADN nên nếu tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím sẽ bị tổ thương ở da, mắt. Tia cực tím có thể gây ung thư da. Cần có trang bị bảo hộ lao động an toàn khi làm việc trong môi trường có tia cực tím.
- Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Khi đi dưới trời nắng, cần đeo kính có phủ lớp chống UV và cố gắng không để da bị phơi nắng.
- Những nơi trang bị đèn cực tím diệt khuẩn trong không khí, cần phải tắt đèn trước khi có người bước vào phòng. Chỉ được bật đèn khi chắc chắn trong phòng không có người.
Từ khóa » Tác Hại Của đèn Tia Cực Tím
-
Tác Hại Của Tia Cực Tím (UV) Lên Mắt, Da Quanh Mắt, Cách Chọn Mắt ...
-
Đèn Tia Cực Tím Có Hại Không - TÀI LỘC
-
Đèn UV Có Hại Không ? Chỉ Số Nào Có Hại Cho Mắt Và Sức Khỏe ?
-
7 Tác Hại đáng Sợ Của Tia Cực Tím đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Đèn UV Diệt Khuẩn Có Hại Không - Hoàng Phát Lighting
-
Đèn Tia Cực Tím UV Có Hại Cho Sức Khỏe Con Người Hay Không?
-
Cảnh Báo: Những Tác Hại Của Tia UV Bạn Cần Biết Trước Khi Quá Muộn
-
Tác Hại Của Tia Cực Tím (tia UV) Tới Mắt | Vinmec
-
Tia Cực Tím Có ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Mắt Của Bạn?
-
Không Nên Sử Dụng đèn Diệt Khuẩn Cực Tím (UV) để Khử Trùng Tay ...
-
Lợi Hại Của Tia Cực Tím Với Sức Khỏe - VnExpress
-
Tia Cực Tím Có Tác Hại Gì? 5 Sự Thật Về Tia Cực Tím Bạn Cần Biết
-
Tia Cực Tím Là Gì? Tác Hại Và Biện Pháp Ngăn Chặn - Hoàng Vina
-
Chiếu Xạ Diệt Khuẩn Bằng Tia Cực Tím (UVGI) Phía Trên Căn Phòng